Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Giải bài tập Hóa học 12: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 29

I. Tính chất vật lý

Màu trắng bạc, mềm, dễ kéo mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

II. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với phi kim

4Al + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Al2O3

Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit Al2O3 rất mỏng, mịn và bền chắc bảo vệ.

2. Tác dụng với axit

Al + dung dịch axit (HCl, H2SO4) → muối + H2

Al + dung dịch axit (có tính OXH mạnh) → muối + sản phẩm khử + H2O

4Al + 4HNO3 loãng \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al(NO3)3 + NO + 2H2O

=> Al không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc nguội.

3. Tác dụng với oxit kim loại

Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3,... thành kim loại tự do.

2Al + Fe2O3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2O3 + 2Fe

4. Tác dụng với dung dịch kiềm

2Al + 2NaOH + 6H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Na[Al(OH)4] (dd) + 3H

III. Ứng dụng và sản xuất

1. Ứng dụng

Người ta dùng nhôm để chế tạo vỏ máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ do đặc tính nhẹ, bền với không khí và nước

Làm dây dẫn điện cao áp, đồ nội thất, làm vật trao đổi nhiệt

Chế tạo hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.

2. Sản xuất

Điện phân nóng chảy Al2O3

Để xem toàn bộ nội dung tóm tắt lý thuyết bài 29 tại: Hóa 12 bài 29: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

B. Giải bài tập Hóa 12 bài 29

Bài 1 trang 134 SGK Hóa 12

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do?

A. Nhôm là kim loại kém hoạt động.

B. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

C. Có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

D. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án đúng: B

Bài 2 trang 134 SGK Hóa 12

Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaHSO4.

D. NH3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án đúng: D

Bài 3 trang 134 SGK Hóa 12

Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là?

A. 16,2 gam và 15 gam.

B. 10,8 gam và 20,4 gam.

C. 6,4 gam và 24,8 gam.

D. 11,2 gam và 20 gam.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn B.

nH2 = 13,44 / 22,4 = 0,6 (mol).

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑ 0,4

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

nAl = 2/3 nH2 = 0,4 mol.

=> mAl = 27.0,4 = 10,8 (gam); mAl2O3 = 31,2 -10,8 = 20,4 (gam).

Bài 4 trang 134 SGK Hóa 12

Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.

a) Các kim loại: Al, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Dùng H2O: Na tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt; Ca tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục; Mg, Al không tan. Cho dung dịch NaOH vào Mg, Al, kim loại tan là Al, còn lại là Mg.

b) Dùng dung dịch NaOH: dung dịch nào thấy tạo kết tủa vẩn đục là dung dịch CaCl2; tạo kết tủa trắng keo sau đó tan khi cho dư NaOH là dung dịch AlCl3; còn lại là dung dịch NaCl.

c) Dùng nước: CaO tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục, lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch Ca(OH)2 vào 2 chất còn lại, chất nào tan là Al2O3; không tan là MgO.

Bài 5 trang 134 SGK Hóa 12

Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.

a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.

e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

b. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

c. Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại nếu cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ngay.

Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].

Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3

NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3

e. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].

Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra

NaAlO2 + HCl → NaCl + Al(OH)3↓ + H2O

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

Bài 6 trang 134 SGK Hóa 12

Hỗn hợp khí X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Tính thành phần % số mol của các kim loại trong X.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi số mol của K và Al trong hỗn hợp là x và y.

K + H20 → KOH + H2. (1)

2Al + KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2. (1)

Do x tan hết nên Al hết, KOH dư sau (2). Khi thêm HCl ban đầu chưa có kết tủa vì:

HCl + KOH → KCl + H2O (3)

x - y     x - y       mol

Khi HCl trung hòa hết KOH dư thì bắt đầu có kết tủa:

KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 ↓ + KCl (4)

Vậy để trung hòa KOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M.

Ta có: nHCl = nKOH dư sau phản ứng (2) = x - y = 0,1.1 = 0,1 (mol) (I)

Mặt khác: 39x + 27y = 10,5 (II)

Từ (I) và (II)=> x = 0,2; y = 0,1

%nK = 0,2/0,3.100% = 66,67%;

%nAl = 100% - 66,67% = 33,33%

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Hoá 12 - Giải bài tập Hóa 12

    Xem thêm