Giải bài tập Hóa 12 bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 12 bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài 23

1. Điều chế kim loại

Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Các phương pháp: Nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân.

2. Sự ăn mòn kim loại.

Khái niệm: Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.

Có hai dạng ăn mòn kim loại:

  • Ăn mòn hoá học: là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
  • Ăn mòn điện hoá: là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

Có hai cách thường dùng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là: phương pháp bảo vệ bề mặt và phương pháp điện hoá học.

B. Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 103 SGK Hóa 12

Bài 1 trang 103 SGK Hóa 12

Bằng những phương pháp hóa học nào có thể điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải bài tập

Các phương pháp điều chế Ag từ AgNO3 là:

Nhiệt phân:

AgNO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Ag + NO2 + 1/2O2

Thủy luyên

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Điện phân dung dịch

4AgNO3 + 2H2O \overset{đpdd }{\rightarrow} 4Ag + 4HNO3 + O

Phương pháp điều chế Mg từ MgCl2 là: điện phân nóng chảy MgCl2

MgCl2 \overset{đpnc}{\rightarrow} Mg + Cl2

Bài 2 trang 103 SGK Hóa 12

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.

Hướng dẫn giải bài tập

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Số mol AgNO3 là n_AgNO3 = 4/100 x 17/100 x 250/170 = 0,01 (mol)

Khối lượng Ag mAg = 0,01.108 = 1,08 (g)

Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g

Bài 3 trang 103 SGK Hóa 12

Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Khim loại đó là kim loại nào sau đây?

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Cr.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án C.

Gọi công thức của oxit kim loại là MxOy

Số mol H2 là nH2 = 8,96/22,4 = 0,4(mol)

MxOy + yH2 → xM + yH2O

0,4/y      0,4

Ta có:

M_{oxit} = \frac{23,2}{\frac{0,4}{y}} = \frac{23,2}{0,4} = 58y

Như vậy:

Mx + 16y = 58y

Mx = 42y

→ x/y = 42/M

Giá trị thỏa mãn: M = 56; x = 3; y = 4

Kim loại là Fe và công thức oxit là Fe3O4

Bài 4 trang 103 SGK Hóa 12

Cho 9,6 gam bột kim loại M vào 500ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng kết thúc thu được 5,376 (lít) H2 (đktc). Kim loại M là kim loại nào sau đây.

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Cr.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án B.

Số mol H2 là: nH2= 5,376/22,4 = 0,24(mol)

Số mol HCl nHCl = 0,5.1 = 0,5(mol)

2M + 2nHCl →2 MCln + H2

Số mol HCl nHCl = 2. nH2 = 2.0,24 = 0,48(mol). So với ban đầu HCl phản ứng còn dư

Số mol M là:

n_{M} = \frac{2}{n}.n_{H2} = \frac{2.0,24}{n} = \frac{0,48}{n}\left(mol\right) =  > \:M = \frac{9,6}{\frac{0,48}{n}} = 20n

=> n = 2

M = 40

Vậy M là Ca.

Bài 5 trang 103 SGK Hóa 12

Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là:

A. NaCl.

B. KCl.

C. BaCl2.

D. CaCl2.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án D.

MCln \overset{đpnc}{\rightarrow} M + n/2Cl2

Khó ở anot là Cl2. Số mol Cl2 nCl2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol)

Số mol M là nM = 2/n.nCl2 = 0,3/n (mol)

n_{M} = \frac{2}{n}.n_{Cl2} = \frac{0,3}{n}\left(mol\right) =  > \:M = \frac{6}{\frac{0,3}{n}} = 20n

=> n = 2

M = 40

Vậy M là Ca.

Công thức muối CaCl2

>> Mời các bạn tham khảo thêm giải bài tập Hóa 12 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

C. Giải sách bài tập Hóa 12 bài 23 Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 12 23 Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 12 bài 23 tại:

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

Đánh giá bài viết
1 9.056
Sắp xếp theo

    Giải Hoá 12 - Giải bài tập Hóa 12

    Xem thêm