Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2015 - 2016

Bộ đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Bộ đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7 muốn ôn tập và chuẩn bị cho kì thi cuối năm lớp 7 môn Ngữ văn, mời các bạn tham khảo.

Bộ 15 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2013 - 2014

Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 TP. Hồ Chí Minh năm 2014 - 2015

Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn - Lớp 7

Phần I: Văn - Tiếng Việt: (4 điểm).

Câu 1 (2 điểm):

Em hãy nêu tên các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Nội dung chính của các văn bản này tập trung vào những vấn đề gì ?

Câu 2: (2 điểm ):

Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau:

a. "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

b. "Vì tương lai, các em cố gắng học tốt".

Phần II: Tập làm văn (6 điểm) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-Nin: "Học, học nữa, học mãi"

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Phần I: Văn – Tiếng Việt: (4 điểm).

Câu 1: (2 điểm):

  • HS nêu được 4 văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra (của Lý Lan), Mẹ tôi (trích những tấm lòng cao cả của Ét- môn-đô đơ A- mi- xi), Ca Huế trên sông Hương (của Hà Anh Minh), Cuộc chia tay của những con búp bê (của Khánh Hoài). (1điểm)
  • Nội dung chính của các văn bản nhật dụng này tập trung vào các vấn đề: Quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ và văn hóa giáo dục. (1điểm)

Câu 2: ( 2 điểm): Xác định đúng trạng ngữ và gọi tên trạng ngữ:

a. Những buổi sáng: Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,5 điểm)

  • Thỉnh thoảng: Trạng ngữ chỉ thời gian (0,5 điểm)
  • Từ chân trời phía xa: Trạng ngữ chỉ nơi chốn. (0,5 điểm)

b. Vì tương lai: Trạng ngữ chỉ mục đích. (0,5 điểm)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

1/MB: nêu vấn đề nghị luận: "Học! Học nữa! Học mãi"

Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng Lê-nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: "Học! Học nữa! Học mãi!".

2/TB:

A-BÌNH:

a) Giải thích câu nói (nêu các biểu hiện của vấn đề) học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo... khi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. Như thế lời dạy của Lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài XH...

b) Phân tích các mặt đúng, lợi: đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay. Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập ko ngừng. Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay các bác học Newtơn, Ampere... trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân lọai. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin: "nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học" hay:"đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng." (Kalinin). Hoặc câu của Bác Hồ: "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời".
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.

B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)

a) phân tích các mặt bổ sung.

Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này, thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà ko chịu típ tục học hỏi. Và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.

b) Xây dựng thái độ đúng cần phải có.

Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó, nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập, chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..

c) Phân tích nguyên nhân, hậu quả, (hoặc tác dụng)

Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ của mỗi người công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, đa số nhân dân ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập. Nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần phải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề, nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng năng suất lao động.

3/KB: thái độ, kết luận chung của bài nghị luận.

Rõ ràng nhận định của Lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm lòng, ước muốn thiết tha của Lê-nin.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm