Chất X vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazơ chất X là
Chất X vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazơ
Chất X vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazơ được VnDoc beien soạn hướng dẫn bạn đọc dựa vào tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ, để có thể giải quyết được nội dung câu hỏi này. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3CHO.
B. CH3NH2.
C. CH3COOH.
D. H2NCH2COOH.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
H2NCH2COOH có 2 nhóm H2N và COOH nên nó vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng được với bazơ
NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
Đáp án D
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Glyxin.
B. Phenylamoni clorua.
C. Anilin.
D. Etylamin.
Loại A vì Glyxin có công thức hóa học là H2NCH2COOH => không làm quỳ tím hóa xanh vì có gốc -NH2 = -COOH
Loại B. Phenylamoni clorua có công thức hóa học là C6H5NH3Cl => không làm quỳ tím hóa xanh.
Loại C (C6H5NH2) vì Do –NH2 gắn trực tiếp lên vòng benzen làm giảm mật độ electron ở nguyên tử N mạnh. ⇒ tính bazơ của anilin yếu hơn hẳn so với NH3
D đúng vì Etylamin có công thức hóa học là C2H5NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Câu 2. Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp chứa 200 ml H2SO4 0,5M loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 7,1 gam.
B. 14,2 gam.
C. 19,1 gam.
D. 28,4 gam.
Phương trình phản ứng liên quan
2C6H5NH2 + H2SO4 → (C6H5NH3)2SO4
nanilin = 2nH2SO4 = 0,1.2 = 0,2 (mol)
=> mmuối = manilin + maxit = 0,2 . 93 + 0,1. 98 = 28,4 (gam)
Câu 3. Tiến hành phản ứng cho các đồng phân của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
C3H9N có 4 đồng phân đó là các đồng phân sau cho lần lượt tác dụng với HCl
CH3CH2CH2NH2 + HCl → CH3CH2CH2NH3Cl
CH3CH(NH2)CH3 + HCl → CH3CH(NH3)CH3Cl
CH3CH2NHCH3 + HCl → CH3CH2NH2CH3 + Cl
(CH3)3N + 3HCl → 3(CH3)Cl + NH3
Mỗi đồng phân tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1 muối → có thể tạo ra tối đa 4 muối
Câu 4. Cho 9 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam.
B. 8,15 gam.
C. 8,10 gam
D. 0,85 gam.
Phương trình phản ứng hóa học
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl
Theo phương trình phản ứng hóa học => nHCl = nC2H5NH2 = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mC2H5NH2 + mHCl = 9 + 0,2.36,5 = 16,3 gam
---------------------------------
VnDoc đã gửi tới bạn đọc Chất X vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazơ chất X là. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi cũng như các câu hỏi bài tập liên quan sẽ cung cấp các nội dung kiến thức cho các bạn. Từ đó học tập tốt hơn.
Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, Hóa 12 - Giải Hoá 12 - Lý thuyết Hóa 12
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.