Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 6 - Nghỉ dịch Corona

Đề cương ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 6

Đề cương ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 6 - Nghỉ dịch Corona hệ thống lại các kiến thức nửa đầu kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 cho các em học sinh tham khảo, ôn tập trong thời gian nghỉ ở nhà do dịch Covid 19.

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 6

A. PHÂN MÔN VĂN

BÀI 18: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

Câu 1: Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi, sau đó:

- Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.

Trả lời: Các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn:

+ Ăn uống điều độ, làm việc chừng mực.

+ Càng: Mẫm bóng

+ Vuốt: Cứng, nhọn hoắt

+ Đạp phành phạch.

+ Đầu to,nổi từng tảng.

+Răng đen nhánh,…

=>Chàng dế thanh niên cường tráng rất khỏe mạnh, đầy sức sống, tự tin yêu đời, đẹp trai.

-Hành động của Dế Mèn: + Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, run râu,..

+ Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

+ Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh Gọng vó lạc.

+ Quá kiêu căng, ngạo mạn,..

Câu 2: Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,...)

Trả lời: Trịch thượng, khinh thường không quan tâm giúp đỡ...

- Đặt tên dế Choắt, cách xưng hô trịch thượng “chú mày” khi nghe dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng lên xì hơi rõ dài” và tiếng mắng mỏ...

Câu 3: Nghệ thuật nào nổi bật nhất trong đoạn trích?

Trả lời: Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Câu 4: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?

Trả lời: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là: bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, gây cái chết cho dế Choắt.

=>Rút ra bài học:

Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.

Bài 19: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Câu 1: Đọc văn bản Sông nước Cà Mau, em hãy cho biết vị trí của người quan sát ở đâu và vai trò của vị trí ấy như thế nào trong việc quan sát?

Trả lời: - Vị trí của người kể xưng “tôi” ngồi trên thuyền đi xuôi theo dòng sông, kênh rạch và đến chợ Năm Căn.

- Giúp người kể quan sát thực hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn.

Câu 2: Dòng sông Năm Căn và rừng đước hiện lên như thế nào?

Trả lời: Dòng sông Năm Căn và rừng đước hiện lên rất rộng lớn và hùng vĩ. Nước chảy ầm ầm như thác nước đổ ra biển, sông rộng hơn ngàn thước, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 3: Cảnh chợ Năm Căn được miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết miêu tả cảnh chợ Năm Căn? Chợ Năm Căn có gì độc đáo?

Trả lời: Chợ Năm Căn được miêu tả rất nhộn nhịp và trù phú: thuyền bè san sát, hàng hóa tấp nập, người mua bán xôn xao...như khu phố nổi.

- Chợ họp trên sông, có nhiều thuyền bè tấp nập, có thể mua bán mà không cần ra khỏi thuyền.

Câu 4: Em có cảm nhận gì về vùng sông nước Cà Mau cực nam của Tổ quốc.

Học sinh tự trả lời.

B. PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT

1. BÀI PHÓ TỪ

Câu 1: Phó từ là gì?

Trả lời: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ?

Câu 2: Có mấy loại phó từ và chúng bổ sung ý nghĩa gì?

Trả lời: Phó từ gồm hai loại lớn:

1. Phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như:Quan hệ thời gian;mức độ; sự tiếp diễn tương tự; sự phủ định; sự cầu khiến.

2. Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ; khả năng; kết quả và hướng.

Bài tập: Tìm ít nhất ba phó từ trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên

2. BÀI SO SÁNH

Câu 1: Thế nào là so sánh? Cho ví dụ?

Trả lời: -So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Học sinh tự cho ví dụ.

Câu 2: So sánh có đặc điểm và tác dụng như thế nào trong khi nói và viết?

Trả lời: Trong khi nói và viết, để làm nổi bật một đối tượng nào đó nhưng người ta không đi trực tiếp và đối tượng mà mượn một đối tượng khác để khắc họa lại đối tượng được nói đến với những nét tương đồng nào đó nhằm gây ấn tượng mạnh

Bài tập: Tìm phép so sánh trong văn bản Sông nước Cà Mau

C. PHÂN MÔN LÀM VĂN

1. BÀI TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

Câu 1: Trong những tình huống nào thì ta dùng văn miêu tả?

Trả lời: Khi bộc lộ năng lực quan sát về một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh ta dùng văn miêu tả.

Câu 2: Văn miêu tả có đặc điểm gì?

Trả lời: Văn miêu tả có đặc điểm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Bài tập: Em hãy nêu lên một số tình huống dùng văn miêu tả?

Học sinh tự làm.

2. BÀI QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.

Câu hỏi: Các bước quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét được hình thành như thế nào trong văn miêu tả?

Trả lời: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Luyện tập: Tả dòng sông hoặc quang cảnh buổi sáng ở quê hương em…( Viết một đoạn văn ngắn)

Bài tập ôn ở nhà lớp 6 trong thời gian nghỉ Corona

Để chuẩn bị cho bài viết thư UPU lần 49, các em tham khảo các đề tài phong phú đa dạng và dàn ý chi tiết viết thư upu lần 49 cho học sinh lớp 6 trên VnDoc.com. Tiêu biểu là các đề tài mới nhất về dịch bệnh corona: Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về dịch bệnh do Virus Corona

Chia sẻ, đánh giá bài viết
106
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm