Đề thi đại học môn Sinh học khối B

Đề thi đại học môn Sinh khối B - kỳ thi đại học năm 2012 với các mã đề thi: 279, 415, 524, 731, 836, 957 là tài liệu hữu ích với các bạn học sinh ôn thi đại học môn sinh, luyện thi đại học khối B. Hy vọng bộ tài liệu này giúp các bạn tự luyện tập có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi đại học môn Sinh khối B năm 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 07 trang)

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn: SINH HỌC; Khối B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 279

Họ, tên thí sinh:............................................................................................................

Số báo danh:..................................................................................................................

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

A. 3:1:1:1:1:1. B. 3:3:1:1. C. 2:2:1:1:1:1. D. 1:1:1:1:1:1:1:1.

Câu 2: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

Câu 3: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Đột biến. D. Cách li địa lí.

Câu 4: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?

A. Aabb × AaBb và AaBb × AaBb. B. Aabb × aabb và Aa × aa.

C. Aabb × aaBb và AaBb × aabb. D. Aabb × aaBb và Aa × aa.

Câu 5: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB. B. AaBb, aaBb, AABb.

C. AaBb, aabb, AABB. D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 6: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là

A. 37,5%. B. 50%. C. 43,75%. D. 62,5%.

Câu 7: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro.

C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.

Bấm vào đây để tải về

Đánh giá bài viết
47 17.222
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm