Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 - Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 có đáp án là đề thi môn Vật lý mới nhất nằm trong Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây không chỉ là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề mà còn là tài liệu cho các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa kì sắp tới.

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn thi giữa kì 1 cũng như các thầy cô giáo có tư liệu tham khảo để ra đề thi, VnDoc giới thiệu bộ Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn học. Các em hãy luyện tập để làm quen với nhiều dạng đề đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi giữa kì sắp tới của mình. Chúc các em đạt điểm cao trong các kì thi.

Tham khảo thêm:

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lý 7 năm 2020

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụngthấp

Vận dụngcao

1. Quanghọc

1. Biết được nhìn thấy 1 vật khi có AS từ vật vào đến mắt.

2. Biết được ảnh một vật tạo bởi GCL lớn hơn vật.

3. Nêu được nguyên nhân xảy ra nhật thực.

4. Phát biểu ĐL truyền thẳng ánh sáng.

5. Nêu khái niệm về bóng tối.

6. Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng xác định góc tới, góc phản xạ.

7.Vận dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh .

Số câu

2

3

2

1

Số điểm (%)

1,0

10%

2,5

25%

1,0

10%

1,0

10%

2. quang học

8. Biết được vật dao động đều phát ra âm.

9. Biết được vật cứng, nhẵn phản xạ âm tốt.

10. Phân biệt được các môi trường truyền âm.

11. Nêu được KN âm phản xạ và tiếng vang.

12. Vận dụng CT vận tốc suy ra tìm khoảng cách, độ sâu.

13. Hiểu được ĐN tần số để suy luận tìm số dao động trong 2 giây.

Số câu

2

2

3

Số điểm (%)

1,0

10%

1,5

15%

2,0

20%

TS câu

9

6

TS điểm (%)

6,0

60%

4,0

40%

Đề thi giữa học kì 1 Lý 7

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật được chiếu sáng

B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật

C. Khi vật phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 3: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là

A. lớn băng vật.

B. lớn hơn vật

C. nhỏ hơn vật

D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

Câu 4: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20°

B. 40°

C. 60°

D. 80°

Câu 5: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 0°

B. r = 45°

C. r = 90°

D. r = 180°

Câu 6: Vật nào dưới đây là nguồn sáng:

A. Mặt Trăng.

B. Ngọn nến đang cháy.

C. Quyển vở.

D. Bóng đèn điện

Câu 7: Khi có nguyệt thực thì?

A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.

B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa.

Câu 8: Nếu điểm S cách gương phẳng 70cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương cách điểm S một khoảng:

A. 140 cm

B. 150 cm

C. 160 cm

D. 70 cm

Câu 9: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm có các tính chất là:

A. Nhỏ hơn vật.

B. Lớn bằng vật.

C. Lớn hơn vật.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô. Vì:

A. Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn.

C. Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn.

D. Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn.

Câu 11: Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin có thể chiếu đi xa?

A. Vì nhờ có gương ta có thể nhìn thấy những vật ở xa.

B. Vì gương cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.

C. Vì gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.

D. Vì gương hắt ánh sáng trở lại.

Câu 12: Mắt ta nhận biết ánh sánh khi

A. Xung quanh ta có ánh sáng.

B. Ta mở mắt.

C. Có ánh sánh truyền vào mắt ta.

D. Không có vật chắn sáng.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:(1,0 đ) Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.

Câu 2: (1,0 đ) Thế nào là vùng bóng tối?

Câu 3: (2,0 đ) Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB có dạng mũi tên như hình vẽ.

Đề thi Vật lý 7 giữa kì 1

Đáp án đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1

PHẦN

Nội dung đáp án

Điểm

I/ Trắc nghiệm

5,0đ

Câu

1.D ; 2.C ; 3.B ; 4.A ; 5.C ; 6.A ; 7. B ; 8.A ; 9.D ;10.C

Mỗi câu đúng 0,5

II/ Tự luận

5,0đ

Câu 1

ĐL: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

1,0

Câu 2

Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

1,0

Câu 3

- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.

- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

0,5

0,5

Câu 4

- Quãng đường của siêu âm trong nước truyền đi và về:

s = v.t = 1500 . 1,6 = 2400 (m)

- Độ sâu của đáy biển là:

s = \frac{s}{2} = \frac{2400}{2} = 1200 (m)

0,5

0,5

Câu 5

Đề thi giữa kì 1 môn Vật lý 7

1,0

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Vật lý năm học 2020 - 2021 - Đề 1. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
18 4.269
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm