Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử
Với mong muốn giúp các bạn học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức, thử sức trực tiếp trên các đề thi thử THPT Quốc gia thật sự, thư viện đề thi VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu đến bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 2 | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA Năm học 2016 - 2017 Môn lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Nội dung nào không nằm trong quyết định của Hội nghị Ianta (2.1945)
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật. Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.
B. Xô – Mĩ hợp tác nhằm khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh.
C. Lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 2: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành?
A. Nước đầu tiên trên thế giới đưa người lên mặt trăng.
B. Cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới sau Mĩ.
C. Nước đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân.
D. Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học – Kĩ thuật lần hai.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nội dung đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc?
A. Tăng cường quốc phòng an ninh.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
C. Tiến hành cải cách và mở cửa.
D. Chuyển sang kinh tế thị trường XHCN.
Câu 4: Thực dân Anh đưa ra "phương án Maobattơn" chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị Ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ?
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
B. Thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.
C. Thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị Ấn Độ.
D. Thực dân Anh đã phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 5: Cơ hội lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN là?
A. Tăng cường quốc phòng, an ninh.
B. Tiếp thu, học hỏi những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
C. Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất của các nước trong khu vực.
D. Tiếp thu được nền văn hóa đa dạng, phong phú.
Câu 6: Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là?
A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
B. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội
C. Khống chế các nước đồng minh
D. Xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La tinh
Câu 7: Sự kiện đanh dấu mốc sụp đổ về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa ở châu Phi là?
A. Năm 1960 – "Năm châu Phi" – 17 nước giành độc lập.
B. Năm 1962 Angiêri giành độc lập.
C. Năm 1975, nước cộng hòa nhân dân Ăngôla ra đời.
D. Năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập
Câu 8: Nguyên nhân chung quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản phát triển là?
A. Nhà nước quản lí, điều tiết tốt nền kinh tế.
B. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.
D. Các công ty năng động, có tầm nhìn xa và cạnh tranh hiệu quả.
Câu 9: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đưa đến hệ quả gì?
A. Mĩ từ bỏ tham vọng bá chủ thế giới
B. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng.
C. Cực Xô không còn nữa, trật tự hai cực Ianta sụp đổ
D. Các tổ chức quân sự NATO, VACXAVA....bị giả thể.
Câu 10: Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, nếu như?
A. Không đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Không phát minh, cải tiến khoa học – kĩ thuật.
C. Bỏ lỡ cơ hội, không có sự thích ứng, hòa nhập và tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuât.
D. Không tự tin vào chính mình.
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự bùng nổ của dân số thế giới.
C. Sự sát nhập và hợp nhất của các công ty thành các tập đoàn lớn.
D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
Câu 12: Thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới là?
A. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa.
B. Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ra đời.
C. Quan hệ thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng.
D. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật – công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
Câu 13: Vì sao trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Do tập trung vốn đầu tư vào nông nghiệp.
B. Nhằm thâu tóm quyền lực trong tay người Pháp
C. Để cột chặt kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
D. Để phục vụ cho nhu cầu chính quốc
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
B. Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – nin.
C. Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp?
D. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Câu 15: Văn kiện nào của Đảng xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
B. Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
C. Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng tháng 7 – 1936.
D. Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng tháng 5 – 1941.
Câu 16: Điểm khác nhau cơ bản của Luận cương chính trị với Cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì?
A. Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
B. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng
C. Về đường lối chiến lược cách mạng
D. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
Câu 17: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt của xu hướng cách mạng dân chủ tư sản trong phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX là?
A. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái (6 - 1924)
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 – 1925)
C. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2 – 1930)
D. Cuộc đấu tranh của nông dân Hương Nguyên (9 – 1930)
Câu 18: Yếu tố nào dưới đây thể hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và giành được chính quyền ở Ngệ An và Hà Tĩnh.
B. Phong trào có sự liên minh công – nông.
C. Phong trào đánh đổ đế quốc, phong kiến.
D. Phong trào thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Câu 19: Cuộc tập dượt lớn nhất, có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) giành thắng lợi?
A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
C. Khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi), lập đội du kích Ba Tơ (3 – 1945).
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945).
Câu 20: Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
D. Đảng cộng sản ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Câu 21: Vì sao trong những năm 1936 - 1939, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng?
A. Do sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản
B. Do mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
C. Do tình hình trong nước có nhiều thay đổi.
D. Do Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
Câu 22: Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 là?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 23: "Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến". Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập trong đoạn trích là?
A. Quần chúng sẵn sàng nổi dậy đấu tranh
B. Kẻ thù duy nhất của chúng ta đã gục ngã.
C. Đảng đã có sự chuẩn bị chu đáo sẵn sàng lãnh đạo đấu tranh.
D. Quân Đồng minh chuẩn bị kéo vào giải giáp phát xít Nhật
Câu 24: Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi?
A. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu
B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
C. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
Câu 25: Ngày 18 và 19/12/1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì?
A. Quyết định toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
C. Quyết định ủng hộ dân nhân Nam Bộ kháng Pháp.
D. Quyết định ký Tạm ước với Pháp
Câu 26: Thắng lợi nào của ta đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
C. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946)
Câu 27: Kế hoạch quân sự lớn nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954) là?
A. Kế hoạch Nava
B. Kế hoạch Đờlát đơ Tát-xi-nhi
C. Kế hoạch Rơve
D. Kế hoạch Bôlae
Câu 28: Cho các sự kiện sau:
1. Tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên trong cả nước.
2. Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
3. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
4. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 3, 1, 4, 2.
B. 1, 2, 3. 4.
C. 3, 1, 2. 4.
D. 2, 1, 3. 4.
Câu 29: Việc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) chứng tỏ?
A. Sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.
B. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
C. Sự non yếu, thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao của Đảng.
D. Sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại của Đảng nhằm phân hóa kẻ thù.
Câu 30: Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp đã dặn Huỳnh Thúc Kháng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo em, " bất biến" của dân tộc ta thời điểm này là gì?
A. Tự do
B. Hòa bình
C. Tự chủ
D. Độc lập
Câu 31: Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là gì?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ và tay sai.
C. Hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội rồi tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà.
D. Vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội vừa tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.
Câu 32: Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của Mĩ diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ ngày 5/8/1964 đến ngày 1/11/1968
B. Từ ngày 7/2/1965 đến ngày 1/12/1968
C. Từ ngày 8/5/1964 đến 1/11/1968
D. Từ ngày 2/7/1964 đến 11/1/1968
Câu 33: Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận Điện Biên Phủ trên không là?
A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 34: Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Quân Mĩ và quân Đồng Minh rút khỏi miền Nam, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
B. So sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
C. Miền Bắc đủ khả năng chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 35: Âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là gì?
A. "Dùng người Việt đánh người Việt".
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và cố vấn Mĩ.
C. Tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược".
D. Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển chặn chi viện vào Nam.
Câu 36: Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng?
A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề.
B. Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
C. Hình thành cơ chế thị trường.
D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 37: Tác động lớn nhất của tình hình thế giới đến công cuộc đổi mới của Đảng là?
A. Chủ nghĩa tư bản thế giới đang lớn mạnh.
B. Chính sách diễn biến hoà bình của Hoa Kì.
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển.
Câu 38: Thắng lợi lớn nhất của ngoại giao Việt Nam trong năm 2006 là?
A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
B. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO.
D. Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mĩ.
Câu 39: Quan điểm chung về đường lối đổi mới của Đảng ta trong đại hội Đảng VI (12 – 1986) là?
A. Thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
B. Chuyển hướng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Đổi mới mang màu sắc Việt Nam
D. Không đổi mục tiêu CNXH.
Câu 40: Trọng tâm đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng VI là?
A. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác
B. Mở rộng quan hệ với các nước XHCN
C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.
D. Mở rộng quan hệ với Mĩ.
----------------- Hết----------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)