Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra
Phản ứng hóa học
Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc nắm chắc nội dung Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học sẽ giúp các bạn biết chất có thể biến đổi thành chất khác hay không, cũng như điều kiện xảy ra phản ứng hóa học...... Bên cạnh đó tài liệu đưa vào các dạng bài tập nhằm củng cố nâng cao kiến thức cho các bạn học sinh.
1. Định nghĩa Phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)
- Chất mới sinh ra là sản phẩm.
Phản ứng hóa học được viết theo phương trình chữ như sau:
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
Ví dụ: Khí hidro + oxi → nước
Đọc là: Khí hidro tác dụng với oxi tạo ra nước
Canxi oxit + nước → canxihidroxit
Đọc là: canxi oxit tác dụng với nước sinh ra canxi hidroxit
Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
2. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra
- Muốn phản ứng hóa học được xảy ra: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
Ví dụ: Ta pha nước đường, sử dụng đường cát sẽ dễ tan hơn sử dụng đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.
- Một số phản ứng hóa học muốn xảy ra được cần phải đun nóng đến nhiệt độ thích hợp.
- Muốn phản ứng xảy ra cần có mặt chất xúc tác đối với một số phản ứng hóa học.
3. Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học
- Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.
Ví dụ: Cho vôi sống tác dụng với nước, phản ứng sinh ra nước vôi trong làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Dựa vào màu sắc, trạng thái, tính tan,…
Ví dụ: Khi sục khí cacbonic (CO2) vào dung dịch nước vôi trong ta quan sát được dung dịch bị vẩn đục.
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:
a) Cho một mẩu kali vào nước, ta được sản phẩm kali hidroxit KOH và khí hidro.
b) Cho dung dịch Đồng clorua CuCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch đồng (II) nitrat.
Hướng dẫn giải bài tập
a) Kali + nước → kali hidroxit + hidro
b) Đồngclorua + bạc nitrat → bạc clorua + Đồng (II) nitrat
Câu 2. Viết phương trình hóa học sau: Đốt cháy mẩu kẽm trong bình đựng khí oxi, tạo ra oxit kẽm. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?
Hướng dẫn giải bài tập
Kẽm + khí oxi → Kẽm oxit
Chất tham gia: kẽm và khí oxi
Chất tạo thành: Kẽm oxit
Câu 3. a) Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?
b) Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?
Hướng dẫn giải bài tập
a) Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra
Những chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
Có nhiệt độ thích hợp, có trường hợp cần chất xúc tác.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
Nhiệt độ của các chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại.
Thí dụ: Phản ứng phân hủy đá vôi cần đun nóng ở nhiệt độ cao
Độ đậm đặc của dung dịch chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng nếu độ đậm đặc của dung dịch tăng. Ngược lại
Khi cho một mẩu kẽm vào dung dịch HCl đặc, phản ứng xảy ra nhanh hơn, khi cho mẩu kem tác dụng với dung dịch HCl loãng.
Kích thước của các chất rắn phản ứng: kích thước của các chất rắn càng nhỏ (tức là diện tích tiếp xúc càng lớn) thì tốc độ phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại.
Thí dụ: Phản ứng giữa bột sắt và bột lưu huỳnh xảy ra khi các chất tham gia đều ở dạng bột min làm tăng diện tích tiếp xúc thúc đẩy phản ứng hóa học.
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc tài liệu Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.