Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách xử lý tình huống cho giáo viên chủ nhiệm

20 tình huống sư phạm thường gặp cho giáo viên chủ nhiệm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm dạy học và ứng xử hay, góp phần giáo dục học sinh thật tốt, giữ tốt quan hệ với phụ huynh. Chúc quý thầy cô thành công!

Tình huống 1: GVCN và gia đình học sinh

Tình huống: Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học và trong lớp thì có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học liên tục nói chuyện riêng, lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học với lý do vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trong nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.

Câu hỏi được đặt ra: Trong tình huống này thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?

Hướng giải quyết:

Đầu tiên, bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em.

Trao đổi với lớp thông qua phong trào vòng tay bè bạn phát động trong lớp để giúp đỡ, hỗ trợ cho em học sinh này.

Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.

Về phía học sinh: Cần giải thích khuyên răng em vì gia đình khó khăn nên cần phải nghiêm túc học thật tốt, xứng đáng với những gì mà mẹ, thầy cô đã mong đợi, học được cái chữ thì tương lai của em mới được mở rộng, đỡ đần cho mẹ được nhiều hơn về thời gian sau này, hỏi về ước mơ của em rồi giúp em định hướng.

Tình huống 2: Học sinh xin được chuyển lớp

Tình huống: Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp. Ngay đầu học kỳ 2 thì có một học sinh xin chuyển lớp.

Câu hỏi đặt ra: Bạn cần làm gì trong tình huống này?

Hướng giải quyết:

Điều đầu tiên cần được thực hiện khi gặp phải tình huống này đó chính là tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp và không nên đồng ý vội, có 2 trường hợp sẽ xả ra.

TH1: Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xâu thế. Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.

TH2: Nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.

Tình huống 3: GVCN và phụ huynh học sinh

Tình huống: Có PHHS đến nhờ GVCN xin Nhà trường cho con lên lớp (do thi lại không đủ điểm).

Câu hỏi đặt ra: Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó thì sẽ xử lý trường hợp này ra sao?

Hướng giải quyết:

  • Phân tích cho phụ huynh hiểu tác hại của việc ngồi nhầm lớp
  • Chỉ ra những nhược điểm trong học tập của em học sinh đó so với các bạn trong lớp và các bạn thi lại nhưng đủ điều kiện lên lớp
  • Đề nghị phụ huynh không đến xin nhà trường về việc nói trên vì quan điểm của Nhà trường cũng thống nhất như vậy để đảm bảo chất lượng bền vững

Tình huống 4: GVCN và học sinh mới

Tình huống: Lớp bạn đang chủ nhiệm có 1 học sinh từ trường khác chuyển đến. Học sinh trong lớp không thích chơi với học sinh này mặc dù em cũng rất hiền và hòa đồng (đặc biệt học giỏi hơn các học sinh khác trong lớp). Bạn đã tổ chức sinh hoạt lớp và nhắc nhở cách ứng xử của học sinh trong lớp để giảm sự ganh tị nhưng chưa có hiệu quả.

Câu hỏi được đặt ra: Bạn sẽ làm gì, xử lý như thế nào để tất cả các em trong lớp hòa đồng cùng bạn học sinh mới này?

Hướng giải quyết:

  • Không nên nóng vội. Nếu thực sự học sinh mới đó hiền và hoà đồng thì bạn bè trong lớp sẽ gần gủi và mất dần thành kiến rất nhanh. Giáo viên cũng không nên quán triệt học sinh không được thành kiến với bạn điều này dễ gây cho học sinh có suy nghĩ là học sinh mới đó được cô giáo bênh vực và càng thành kiến hơn.
  • Giáo viên nên gặp riêng học sinh mới để hướng dẫn em tiếp cận với các bạn trong lớp, luôn luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp với thái độ tích cực không được kiêu ngạo…, như thế thì thành kiến sẽ nhanh chóng mất đi.

Tình huống 5: GVCN và học sinh trong lớp

Tình huống: trong lớp bạn chủ nhiệm có một em học sinh trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu thì biết rằng bố mẹ em đó mới li hôn và em đã bỏ tiết đi chơi game. Khi bạn gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi".

Câu hỏi đặt ra: Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

Hướng giải quyết:

Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình mà em hãy xem lại những hành động trong thời gian vừa qua. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em thì còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. Đồng thời GVCN cũng nên về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. GVCN cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với các thầy cô trong trường nếu em đó chưa tiến bộ.

Tình huống số 6: GVCN và phụ huynh học sinh

Tình huống: Trong một cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, có một số người chưa đồng tình chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường, bởi lý do phải đóng đậu thêm tiền tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn.

Câu hỏi được đặt ra: Là Giáo viên chủ nhiệm, bạn hãy trình bày cách giải quyết của mình để thực hiện được chủ trương bán trú của nhà trường?

Hướng giải quyết:

  • Phân tích tác dụng của việc tổ chức bán trú tại trường (có lợi cả về sức khỏe, tiết kiệm thời gian, kinh phí, an toàn,...)
  • Đặc biệt tổ chức bán trú sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học buổi 2.
  • Giới thiệu cho phụ huynh biết một số mô hình bán trú có chất lượng trong và ngoài tỉnh, đồng thời thuyết phụ phụ huynh ủng hộ chủ trương lớn của ngành.

Tình huống 7: Phụ huynh xin GVCN cho con được nghỉ tập văn nghệ

Tình huống: Một phụ huynh đến gặp xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ vì lí do tập văn nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn văn hóa.

Câu hỏi đặt ra: Nếu bạn là GVCN của em học sinh đó, bạn nên trả lời phụ huynh như thế nào?

Hướng giải quyết:

  • Khen ngợi khi phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc biệt có năng khiếu văn nghệ rất tốt, có nhiều tố chất hoạt động xã hội rất được thầy cô và ban bè mến mộ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
  • Phân tích cho phụ huynh biết: Năng khiếu văn nghệ của trẻ em là hết sức quan trọng, nhất là trong xã hội ngày nay, năng khiếu văn nghệ, ca hát rất dễ tạo cơ hội cho con người thành đạt về mọi mặt.
  • Tham gia hoạt động văn nghệ trong trường học thực chất là một hoạt động học tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa.
  • Nhà trường sẽ sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho đội văn nghệ nhà trường, trong đó có cả con bác.

Tình huống 8: Học sinh trong lớp bị mất tiền

Tình huống: Sau giờ ra chơi, bạn bước vào lớp, khi tiến hành bài dạy mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc.

Câu hỏi đặt ra: Là GVCN của lớp, bạn nên xử lý trường hợp này như thế nào:

Hướng giải quyết:

Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. Sau đó bạn tiếp tục bài giảng của mình và vào cuối tiết học thì dành thời gian giải quyết vấn đề:

  • Trước tiên bạn nên khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em hay không và có phải mất ở lớp thật không.
  • Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em trước, rồi giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy tiền của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
  • Nếu có học sinh trong lớp lấy thì bạn không nên mạt sát học sinh mà hãy tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
  • Hãy đưa ra lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và toàn bộ học sinh trong lớp.

Tình huống 9: Học sinh vi phạm là con của hiệu trưởng

Tình huống: Ngân là học sinh do bạn chủ nhiệm và còn là con của Hiệu trưởng của trường. Trong một lần thi kiểm tra định kì bị giáo viên coi thi bắt quả tang Ngân đang quay cóp bài và còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giáo viên đó. Bạn cũng chứng kiến được sự việc đó.

Câu hỏi đặt ra: Là GVCN trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử lí như thế nào?

Hướng giải quyết:

Kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.

Trấn an để em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.

Sau kì thi nên gặp riêng em học sinh đó trao đổi một cách thẳng thắn..

Tình huống 10: Học sinh xé bài kiểm tra

Tình huống: Sau khi trả bài kiểm tra định kỳ cho lớp, bạn quay lên bục giảng chữa bài để cho các em rút kinh nghiệm thì bỗng nghe tiếng xé và vò giấy. Khi quay lại thì thấy Nam đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp.

Câu hỏi đặt ra: Trong trường hợp này, bạn nên làm gì?

Hướng giải quyết:

Bạn nên dành ít phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi của em ấy. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình nguyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh giấy vụn.

Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.

Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau không có những phản ứng nóng nảy như thế.

Trong quá trình giảng dạy có rất nhiều tình huống khiến giáo viên chủ nghiệm cảm thấy bối rối, khó xử, bởi các tình huống thường xảy ra với muôn hình muôn vẻ khác nhau. Vậy mời các thầy cô chủ nhiệm tham khảo 20 tình huống sư phạm thường gặp dưới đây, để xử lý linh hoạt khi gặp phải.

Còn tiếp, mời các bạn tải về!

Trên đây là những Cách xử lý tình huống cho giáo viên chủ nhiệm. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng