Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn GDCD năm 2024 - 2025

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn GDCD năm 2024 - 2025 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều gồm đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

1. Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 KNTT 

Ma trận đề thi

TT

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

1. Sống có lý tưởng.

4 câu

(1.0đ)

½ câu (1.0đ)

½ câu

(3.0đ)

4 câu

1 câu

5.0đ

2. Khoan dung.

4 câu

(1.0đ)

4 câu

1.0đ

3. Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

1 câu

(1.0đ)

½ câu

(2.0đ)

½ câu

(1.0đ)

1 câu

1 câu

4.0đ

Tổng

9 câu

1 câu

1/2 câu

1/2 câu

9 câu

2 câu

10đ

Tỉ lệ

30%

30%

30%

10%

30%

70%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 KNTT

PHẦN I.TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2.0 điểm)

Hãy chọn chỉ một chữ cái trước ý trả lời đúng nhất

Câu 1: Sống có lí tưởng là

A. Học tập và làm việc theo sự áp đặt của gia đình

B. Chỉ sống vì lợi ích của bản thân không quan tâm tới người khác

C. Xác định được mục đích cao đẹp, phấn đấu đạt được mục đích đó

D. Luôn quan tâm tới lợi ích cộng đồng không quan tâm tới gia đình

Câu 2: Mục đích của sống có lí tưởng là gì?

A. Đóng góp cho lợi ích cộng đồng, quốc gia.

B. Được xã hội công nhận, tôn trọng.

C. Tăng cường sức khỏe, kĩ năng sống.

D. Giúp bản thân giàu có và khá giả hơn.

Câu 3: Hoạt động nào thể hiện lí tưởng sống của thanh niên?

A. Học không chơi là sống hoài, sống phí.

B. Làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

C. Không tham gia dọn vệ sinh môi trường.

D. Từ chối tham gia hoạt động cộng đồng.

Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng?

A. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.

C. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

D. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lí do cá nhân.

Câu 5: Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:

A. giản dị

B. trung thực

C. khoan dung

D. khiêm tốn

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

A. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh.

B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.

C. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

D. Người khoan dung được mọi người yêu quý.

Câu 7: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

A. Có chức vị cao trong xã hội.

B. Được mọi người yêu mến, tin cậy.

C. Có nhiều của cải, vật chất.

D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội.

Câu 8: Câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?

A. Nhất tự vi sư bán tự vi sư

B. Có công mài sắt có ngày nên kim

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Yêu con người mát con ta

2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (1.0 điểm)

Câu 9: Chọn đúng, sai trong mỗi ý dưới đây.

Hoạt động nào dưới đây là hoạt động vì cộng đồng?

A.Tham gia các tổ chức mua bán, sản xuất, vận chuyển chất cấm để làm giàu

B. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan khu xóm

C. Tham gia chương trình: “ Hiến máu nhân đạo” do địa phương tổ chức

D. Khám sức khoẻ định kì 6 tháng một lần để bảo vệ sức khoẻ của bản thân

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1 (4.0 điểm)

Em hãy đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau:

Thông tin. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/01/1955, Bác Hồ có căn dặn:

"[ ... ] Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào?

Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, 2011, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 265)

a. Dựa vào thông tin trên, em hãy xác định nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

b. Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân?

Câu 2: (3.0 điểm)

Kể tên 2 hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia? Lợi ích của các hoạt động cộng đồng đem lại là gì? Em hãy chia sẻ việc làm và cảm xúc của bản thân khi tham gia hoạt động cộng đồng đó?

-----------------------Hết---------------------

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

2. Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Lí tưởng sống là gì?

A. cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

B. khát vọng làm giàu bằng chính tài năng, sức lực của bản thân.

C. được đi khám phá những vùng đất mới.

D. khai hoang, làm giàu trên những vùng đất khô cằn, sỏi đá.

Câu 2 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Hay chê bai người khác.

B. Trả thù bạn khi bạn chọc quê mình trước lớp.

C. Đổ lỗi cho anh để tránh bị mẹ đánh.

D. Góp ý giúp bạn sửa sai.

Câu 3 (0,25 điểm). Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

A. vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. sống vì tiền tài danh vọng

C. không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng

D. sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 4 (0,25 điểm). Đâu không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Thiện nguyện, nhân đạo.

B. Bảo vệ môi trường, cảnh quan.

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Tham gia đường dây vận chuyển chất cấm.

Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên?

A. Đua đòi theo các trào lưu trên mạng xã hội.

B. Thờ ơ trong học tập, không ham học hỏi.

C. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

D. Không biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

Câu 6 (0,25 điểm). Biểu hiện sống thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

A. năng động sáng tạo trong công việc.

B. vượt khó trong học tập.

C. đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

D. sống ỷ lại, thực dụng.

Câu 7 (0,25 điểm). Theo em, hoạt động cộng đồng là gì?

A. Là những hoạt động vui chơi, giải trí đông người.

B. Là những hoạt động được tổ chức bởi cá nhân, tập thể và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

C. Là những hoạt động học tập, thi cử của các nhóm trong lớp.

D. Là những tổ chức phi quốc gia, đường lối tội phạm xuyên biên giới.

Câu 8 (0,25 điểm). Người khoan dung là người như thế nào?

A. Luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác

B. Không chịu tha thứ cho lỗi lầm của người khác

C. Sai nhưng không chịu sửa

D. Không lắng nghe người khác vì tính bảo thủ của mình

Câu 9 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về câu nói: “ Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?

A. Cống hiến là việc làm đầu tiên.

B. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến.

C. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ.

D. Biết nhìn về tương lai.

Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người sống có lí tưởng?

A. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ giàu có về tâm hồn.

B. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn có nhiều bạn.

C. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ trở lên giàu có, được nhiều người biết đến.

D. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.

Câu 11 (0,25 điểm). Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

B. Mọi người tôn trọng, kính nể.

C. Mọi người chê trách.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 12 (0,25 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Phê phán quyết liệt sai lầm của bạn bè trong lớp.

B. Biết tha thứ cho bản thân và sửa chữa lỗi sai.

C. Chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

D. Biết phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi của người khác.

Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?

A. Góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. Gò bó, ép buộc bản thân theo kế hoạch đã có sẵn.

C. Giúp xã hội ngày càng phát triển.

D. Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 14 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 15 (0,25 điểm). Đâu là ý kiến sai nói về trách nhiệm của học sinh trong tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Tích cực vận động người thân tham gia.

B. Tham gia hoạt động thiện nguyện theo yêu cầu của thầy cô.

C. Phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

D. Chủ động tham gia các hoạt động tình nguyện của nhà trường.

Câu 16 (0,25 điểm). Việc tham gia các hoạt động cộng đồng không bao gồm ý nghĩa nào sau đây?

A. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.

B. Đem lại cho bản thân tiền tài và vật chất.

C. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.

D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

Câu 17 (0,25 điểm). Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 18 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây đúng khi bàn về việc tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Tham gia tốn thời gian học tập.

B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân.

C. Thực hiện cho đủ tiêu chí xét Học sinh 5 tốt cấp quận.

D. Có được nhiều bạn bè vui chơi.

Câu 19 (0,25 điểm). Trung thu năm nay, T muốn tham gia tập văn nghệ cùng các bạn trong thôn. Tuy nhiên, mẹ T đã mắng T và không cho tham gia vì cho rằng tham gia tốn thời gian, ảnh hưởng học hành. Theo em, nếu em là T, em sẽ làm gì?

A. Quyết định không tham gia nữa vì sợ mẹ mắng.

B. Nói với mẹ là không tham gia, nhưng vẫn trốn để đi tập.

C. Thuyết phục mẹ rằng việc tham gia hoạt động cộng đồng rất ý nghĩa và hứa với mẹ sẽ không làm ảnh hưởng việc học.

D. Giận dỗi mẹ và bỏ bê việc học.

Câu 20 (0,25 điểm). Có ý kiến cho rằng: Học sinh trung học cơ sở đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn, chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. Em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây?

A. Em đồng ý vì học không chơi là sống hoài, sống phí.

B. Em không đồng ý vì học sinh cần thể hiện lí tưởng sống từ khi còn nhỏ, phấn đấu học tập, rèn luyện các phẩm chất cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.

C. Em đồng ý vì tuổi xuân sẽ chẳng bao giờ thắm lại nếu chỉ học mà không chơi sẽ làm cho tuổi trẻ trôi qua một cách vô ích.

D. Em không đồng ý vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.

Câu 21 (0,25 điểm). Do nhà ông T đang xây nhà nên vụn vữa có rơi sang nhà ông B. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông T và đe đánh ông T. Vậy ông B là người như thế nào?

A. Ông B là người khoan dung.

B. Ông B là người khiêm tốn.

C. Ông B là người hẹp hòi

D. Ông B là người kỹ tính.

Câu 22 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Câu 23 (0,25 điểm). Lan và Hoa chơi thân với nhau. Trong một lần tình cờ ở nhà vệ sinh, Lan nghe được Hoa đang nói xấu mình với một bạn khác cùng lớp. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Nói với cô giáo để cô xử lí.

C. Không chơi với Hoa nữa vì Hoa chơi xấu mình.

D. Hẹn gặp Hoa và nói về chuyện mình đã nghe được, mong Hoa sẽ không tái phạm để giữ gìn tình bạn lâu dài hơn.

Câu 24 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.

B. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

C. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.

D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Hoạt động cộng đồng là gì? Theo em, tham gia hoạt động cộng đồng mang lại ý nghĩa gì cho mỗi cá nhân và xã hội?

b. Theo em, học sinh nên làm gì để tham gia hoạt động cộng đồng?

Câu 2 (1,0 điểm). T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.

1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không? Vì sao?

2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T?

3. Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 9 môn GDCD Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là lí tưởng sống của ai?

A. Bộ đội cụ Hồ.

B. Người lớn tuổi.

C. Thanh niên Việt Nam.

D. Học sinh các cấp.

Câu 2 (0,25 điểm). Người khoan dung là người như thế nào?

A. Luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác

B. Không chịu tha thứ cho lỗi lầm của người khác

C. Sai nhưng không chịu sửa

D. Không lắng nghe người khác vì tính bảo thủ của mình.

Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên?

A. Đua đòi theo các trào lưu trên mạng xã hội.

B. Thờ ơ trong học tập, không ham học hỏi.

C. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

D. Không biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

Câu 4 (0,25 điểm). Theo em, hoạt động cộng đồng là gì?

A. Là những hoạt động vui chơi, giải trí đông người.

B. Là những hoạt động được tổ chức bởi cá nhân, tập thể và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

C. Là những hoạt động học tập, thi cử của các nhóm trong lớp.

D. Là những tổ chức phi quốc gia, đường lối tội phạm xuyên biên giới.

Câu 5 (0,25 điểm). Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên?

A. Chống phá đường lối, chủ trương của Đảng.

B. Phấn đấu vì lí tưởng sống cao đẹp.

C. Tích cực học tập, rèn luyện bản thân.

D. Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.

Câu 6 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến điều gì?

A. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.

B. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.

C. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.

D. của cải để xây dựng đường sá quê hương.

Câu 7 (0,25 điểm). Đâu là ý nghĩa của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B. Chia rẽ bè phái, các nhóm cộng đồng khác nhau.

C. Trì hoãn sự phát triển kinh tế đất nước.

D. Tốn thời gian vào những hoạt động vô ý nghĩa.

Câu 8 (0,25 điểm). Đối lập với khoan dung là?

A. Chia sẻ.

B. Hẹp hòi, ích kỉ.

C. Trung thành.

D. Tự trọng.

Câu 9 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?

A. Góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. Gò bó, ép buộc bản thân theo kế hoạch đã có sẵn.

C. Giúp xã hội ngày càng phát triển.

D. Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 10 (0,25 điểm). Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

A. Dễ làm, khó bỏ.

B. Phận ai người ấy lo.

C. Thắng không kiêu, bại không nản.

D. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Hay chê bai người khác.

B. Trả thù bạn khi bạn chọc quê mình trước lớp.

C. Đổ lỗi cho anh để tránh bị mẹ đánh.

D. Góp ý giúp bạn sửa sai.

Câu 12 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 13 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?

A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

B. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.

C. Học tủ, học gạo.

D. Học đến đâu sào luôn đến ấy.

Câu 14 (0,25 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Phê phán quyết liệt sai lầm của bạn bè trong lớp.

B. Biết tha thứ cho bản thân và sửa chữa lỗi sai.

C. Chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

D. Biết phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi của người khác.

Câu 15 (0,25 điểm). Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không phải là tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Học sinh cùng các thanh niên tình nguyện địa phương dọn rác xung quanh sông.

B. Huyện N tổ chức hiến máu tình nguyện cho người dân.

C. Đoàn sinh viên trường H tổ chức chuyến đi trao quà cho trẻ em vùng cao.

D. Rủ rê các bạn đi vặt lá ở chùa để mang may mắn về nhà.

Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giữa các địa phương ở Việt Nam?

A. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C.

B. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.

C. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.

D. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.

Câu 17 (0,25 điểm). Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 18 (0,25 điểm). Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. Việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?

A. Noi theo.

B. Nhân nghĩa.

C. Hòa nhập.

D. Tự giác.

Câu 19 (0,25 điểm). Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Hoạt động bảo vệ môi trường.

B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.

C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.

D. Hoạt động mùa hè xanh.

Câu 20 (0,25 điểm). Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện việc sống có lí tưởng?

A. Chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm.

B. Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ.

C. Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa.

D. Tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước.

Câu 21 (0,25 điểm). Lan và Hoa chơi thân với nhau. Trong một lần tình cờ ở nhà vệ sinh, Lan nghe được Hoa đang nói xấu mình với một bạn khác cùng lớp. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Nói với cô giáo để cô xử lí.

C. Không chơi với Hoa nữa vì Hoa chơi xấu mình.

D. Hẹn gặp Hoa và nói về chuyện mình đã nghe được, mong Hoa sẽ không tái phạm để giữ gìn tình bạn lâu dài hơn.

Câu 22 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.

B. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

C. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.

D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

Câu 23 (0,25 điểm). Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

A. Ông B là người khoan dung.

B. Ông B là người khiêm tốn.

C. Ông B là người hẹp hòi

D. Ông B là người kỹ tính.

Câu 24 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Theo em, khoan dung là gì? Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung.

b. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần làm gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 GDCD 9 Cánh diều

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

C

B

A

B

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

C

D

D

A

A

D

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

B

B

D

B

C

A

Xem tiếp đáp án phần tự luận trong file tải về.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    thanks

    Thích Phản hồi 19/10/22
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      ôn thi nào

      Thích Phản hồi 19/10/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Đề thi giữa kì 1 lớp 9

      Xem thêm