Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3)

Giáo án môn GDCD lớp 12

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Giảng bài mới:

1. Đặt vấn đề:

2. Triển khai bài:

Hoạt động 1: Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

Hoạt động của GV và HS

GV sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại, thảo luận nhóm.

GV giảng giải cho HS hiểu rõ trách nhiệm của Nhà nước và công dân: Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân; công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

GV hỏi:

­ Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?

HS trao đổi, trả lời.

GV giảng:

Nhà nước đảm bảo bằng cách:

+ Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước về đảm bảo thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

(Ví dụ, Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “...”).

+ Bằng pháp luật, Nhà nước nghiêm khắc trừng trị các hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.

Nội dung kiến thức

2/Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a) Trách nhiệm của Nhà nước

­ Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự,... trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.

­ Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Tòa án, Viện kiểm sóat, Công an,… thực hiện chức năng điều tra, kiểm sát, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.

Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Dẫn chứng minh hoạ:

Bộ luật Hình sự, chương XII (từ Điều 93 - Điều 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, đồng thời còn có các điều khoản khác ở chương XIV quy định trừng trị các tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, xâm phạm chỗ ở của công dân, xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác,...

Chẳng hạn, Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác...

+ Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương (bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Quân đội, Cơ quan điều tra trong các ngành, lĩnh vực có liên quan) để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

GV tổ chức đàm thoại cho cả lớp:

­ Theo em, CD có thể làm gì để thực hiện các quyền TD cơ bản của mình?

GV kết luận:

+ Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật.

+ Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vị vi phạm các quyền tự do cơ bản

+ Công dân cần tích cực giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành quyết định bắt người, khám người, khám chỗ ở trong trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định.

+ Ngoài ra, công dân dân cần rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.

b) Trách nhiệm của công dân

­ Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

­ Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

­ Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép.

­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng PL, tự giác tuân thủ pháp luật của NN, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

4. Củng cố:

  • Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
  • Nêu ví dụ về việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và cho biết tại sao em cho là vi phạm?

5. Dặn dò:

  • Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
  • Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
  • Đọc trước bài 7.
Đánh giá bài viết
1 1.958
Sắp xếp theo

    Giáo Án GDCD 12

    Xem thêm