Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hành động nói

Hành động nói - Ngữ văn 8

Hành động nói được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Hành động nói là gì?

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. Ví dụ:

Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! u van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Đọc đoạn trích và trả lòi câu hỏi.

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm cướp công giết trằn tinh của Thạch Sanh. Câu thể hiện rõ nhất mục đích ấy là: Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu.

2. Lí Thông đã đạt được mục đích của mình. Chi tiết nói lên điều đó là: Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động nói vì Lí Thông thực hiện được mục đích của mình: cướp công của Thạch Sanh.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Việc phân chia thành các kiểu hành động nói chủ yếu dựa vào mục đích của hành động nói. Tên gọi của các kiểu hành động nói được đặt tên theo mục đích của hành động nói đó.

Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,…), hứa hẹn, bộc lộ, cảm xúc.

– Hành động hỏi là hành động của người hỏi muốn người nghe cung cấp tin hoặc biểu thị thái độ.

Ví dụ:

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:

  • Thầy bốc quân gì thế?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • Hành động điều khiển là hành động mà người nói muốn người nghe làm một việc nào đó.

Ví dụ:

Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

  • Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

  • Hành động hứa hẹn là hành động mà người nói tự ràng buộc mình vào trách nhiệm làm một việc gì đó.

Ví dụ:

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lai cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • Hành động trình bày là hành động mà người nói biểu lộ ý nghĩ, lí lẽ của mình cho người nghe hiểu và tin. Ví dụ:

Thơ là cái đẹp của muôn đời. Là hương, là sắc của hoa. Là chất dẻo thơm của lúa phải “một nắng hai sương mới có”. Là cái cao xanh của bầu trời, cái bát ngát của dòng sông, cái mênh mông của biển cả. Là chất ngọt của trái cây, là cánh én mùa xuân, là tiếng gà gáy sáng. Trong thơ còn có nụ cười của em thơ, tiếng thở dài của mẹ già, tiếng hát của chàng trai, ánh mắt biếc của thiếu nữ. Thơ là vàng ngọc của tình người, là trí tuệ và phẩm giá, là sự thanh cao…

Kẻ học vấn thô thiển, nhân cách tầm thường, xin đừng lạm bàn về thơ, đừng múa bút làm thơ. Ai đã nói: “Thơ là nữ hoàng của nghệ thuật” nhỉ?

(Dẫn theo Tạ Đức Hiền).

  • Hành động bộc lộ cảm xúc là hành động bày tỏ, bộc lộ thái độ, tâm trạng về một sự vật, một sự việc. Buồn, vui, giận, yêu thương, lo âu, hi vọng… là những cảm xúc thường được biểu hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ.

Ví dụ:

Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió thương nhớ, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một sô’đường còn nhiều cây xanh che chở.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

1. Trong đoạn trích ở mục I trong SGK (trang 62), ngoại câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói đưa ra của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Đó là các mục đích sau:

  • Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết: Lí Thông đe doạ Thạch Sanh.
  • Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn đi ngay đi: Lí Thông yêu cầu Thạch Sanh phải trốn ngay.
  • Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu: Lí Thông hứa với Thạch Sanh mọi chuyện mình sẽ lo liệu.

2. Các hành động nói trong đoạn trích từ tác phẩm Tắt đèn và mục đích của mỗi hành động:

  • Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Đây là hành động hỏi và mục đích của hành động hỏi này là cái Tí muốn chị Dậu cho nó biết bữa sau nó sẽ ăn ở đâu.
  • Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Đây là hành động trình bày và mục đích của hành động trình bày là chị Dậu báo tin cho cái Tí biết bữa sau nó sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
  • U nhất định bán con đấy ư? u không cho con ở nhà nữa ư! Đây là hành động hỏi và mục đích của hành động hỏi này là cái Tí muốn chị Dậu trả lời cho nó việc nó bị bán.
  • Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi! Đây là hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích của hành động này là cái Tí tự cảm thấy thương xót chính mình khi bị bán đi, khi phải xa gia đình.

3. Liệt kê các kiểu hành động nói (các em xem lại phần trên).

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu 2 yêu cầu:

  • Cho biết Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích gì?
  • Xác định mục đích của hành động nói thể hiện một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.

Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ ” nhằm mục đích:

  • Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.
  • Động viên tướng sĩ tích cực học “Binh thư yếu lược ” do ông soạn thảo.

Mục đích của hành động nói: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù ” là Trần Quốc Tuấn trình bày nỗi đau của ông trước cảnh nước mất, nhà tan và đồng thời bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của ông.

Qua câu văn: ‘‘Ta thường tới bữa quên ăn… uống máu quân thù”, hình tượng người anh hùng yêu nước đã được khắc hoạ rõ nét. Câu văn này có vai trò rất lớn đối với việc thể hiện mục đích chung của toàn bài “Hịch tướng sĩ”: những lòi tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích dẫn ở SGK.

a) Đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố:

  • Bác trai đã khá rồi chứ? (hành động hỏi)
  • Cảm ơn cụ (…) mỏi mệt lắm. (hành động trình bày)
  • Này, bảo bác ấy (…) cho hoàn hồn. (hành động điều khiển)
  • Vâng, cháu cũng (…) tới giờ còn gì. (hành động hứa hẹn)
  • Thế thì (…) kéo vào rồi đấy! (hành động điều khiển)

b) Đoạn trích trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm

  • Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. (hành động trình bày)
  • Chúng tôi nguyện đem (…) để báo đền Tổ quốc! (hành động hứa hẹn)

c) Đoạn trích trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao:

  • Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (hành động trình bày)
  • Cụ bán rồi? (hành động hỏi)
  • Bán rồi! Họ vừa bắt xong, (hành động trình bày)
  • Thế nó cho bắt à? (hành động hỏi)
  • Khốn nạn (…) dốc ngược nó lên. (hành động bộc lộ cảm xúc xen lẫn hành động trình bày)
  • Bài tập này yêu cầu các em xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu có chứa từ hứa.

Đoạn trích trong tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” có ba hành động nói sử dụng từ hứa nhưng mục đích khác nhau:

  • Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. (hành động điều khiển)
  • Anh hứa đi. (hành động điều khiển)

Anh xin hứa. (hành động hứa hẹn).

............................................

Ngoài Hành động nói. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm