Lập dàn ý bài văn tự sự về chủ đề thầy cô

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu 10: Lập dàn ý bài văn tự sự về chủ đề thầy cô là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay được Thư viện văn mẫu 10 VnDoc sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích để hoàn thành bài tập làm văn.

Lập dàn ý bài văn tự sự về chủ đề thầy cô mẫu 1

I. Mở bài

– Trong tuổi thơ của mỗi người có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ, trong đó kỉ niệm với thầy cô, bạn bè, xen lẫn nhiều cảm xúc nhất.

– Kỉ niệm không thể nào quên với em là với cô giáo đáng kính.

II. Thân bài

Năm đó, em học lớp 9.

Cô giáo được bổ nhiệm ôn thi môn sử tên là Mai Anh

Giới thiệu chung về cô

Em rất hay chủ quan nhất là trong việc học tập môn này.

Em đã đạt điểm thấp trong kì thi HSG cấp thành phố, nhưng may mắn vẫn được đi thi cấp tỉnh.

Nhờ có cô động viên, dạy dỗ tích cực nên em đã khôi phục được niềm tin với môn này, đạt giải cao trong kì thi lần này.

Không những thế, cô luôn cho em những lời khuyên hay về học tập và dạy cho cho em những môn em học kém.

III. Kết bài

Kỉ niệm về cô giáo còn in đậm trong lòng em

Em nhớ mãi những bài giảng, lời khuyên đầy chân thành của cô

Nó đã giúp em có thêm những bài học giúp cho cuộc sống, tương lai của em sau này.

Chủ đề thầy côLập dàn ý bài văn tự sự về chủ đề thầy cô mẫu 2

I – Tìm hiểu đề:

– Thể loại: Tự sự (kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).

– Nội dung: Kể lại một kỉ niệm (câu chuyện) đáng nhớ nhất giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.

– Hình thức: Bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Yêu cầu:

+ Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết.

+ Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

+ Cần trả lời được các câu hỏi sau:

– Đó là kỉ niệm gì?

– Xảy ra vào thời điểm nào?

– Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

– Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?

* Chú ý:

– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.

– Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, cảm xúc của mình khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình cảm thầy trò.

– Khi kể, cũng cần kết hợp với các yếu tố miêu tả (hình dáng, trang phục, giọng nói…), yếu tố biểu cảm để bài văn sinh động hơn.

II – Dàn ý:

Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Đánh giá bài viết
1 2.167
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm