Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 6 đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2024 sách mới

Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân

Bộ đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều được VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây. Tài liệu bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Giáo dục công dân 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

Lưu ý: Toàn bộ 6 đề thi và đáp án có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

Hoặc tải từng bộ theo các link sau:

1. Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 KNTT

1.1 Đề thi học kì 2 GDCD 8 KNTT - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 KNTT

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kỹ năng sống

Phòng, chống bạo lực gia đình

2 câu

2 câu

0.5

2

Giáo dục kinh tế

Lập kế hoạch chi tiêu

2 câu

2 câu

0.5

3

Giáo dục pháp luật

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại

4 câu

½ câu

½ câu

4 câu

1 câu

5.0

Quyền và nghĩa vụ lao động

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4.0

Tổng

12

1

1/2

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 KNTT

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng

B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

Câu 2: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.

B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.

C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.

D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.

Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.

B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.

C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.

D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 4: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?

A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.

Câu 5. Dầu hỏa là

A. chất độc hại.

B. chất cháy.

C. chất nổ.

D. vũ khí.

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Câu 7: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 8: Hành động nào dưới đây không ảnh hưởng đến quá trình phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cô H sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

B. Các chú bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

C. Bạn H tự chế súng để chơi.

D. Bác Q dùng mìn để đánh bắt cá.

Câu 9: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 10: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.

B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.

C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.

D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào

Câu 12: Người lao động có nghĩa vụ

A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.

C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.

D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1. ( 2.0 điểm) Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu út. Bạn thấy cậu út thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Nếu là bạn T, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ nói gì với cậu út?

Câu 2. (2.0 điểm) Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Câu 3. ( 3.0 điêm) Em hãy phân tích tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người?

Đáp án đề thi GDCD 8 học kì 2 KNTT

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

A

B

B

A

A

B

A

C

D

A

Điểm

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Phần I- Tự luận (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

2.0 điểm

Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Giải thích để cậu út hiểu: việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: gây độc cho rau, quả; gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.

+ Cung cấp thêm tới cậu út những thông tin, quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn chất độc hại.

+ Khuyên cậu út nên: sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học.

1.0 đ

0.5 đ

0.5 đ

2

2.0 điểm

- Để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, em cần:

+ Tư vấn, giải thích cho người thân và bạn bè hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Khuyên mọi người nên tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật và trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng để phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

1.0đ

1.0 đ

3

3.0 đ

* Vai trò của lao động đối với đời sống con người:

- Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội, là một trong nhũng nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

- Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển, xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Lao động là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong xã hội, giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, đem đến cho con người niẽm vui và tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống,

1.0 đ

1.0 đ

1.0 đ

1.2. Đề thi cuối kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức - Đề 2

Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 KNTT

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm

Câu 1: Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi

A. Bạo lực gia đình.

B. Bạo lực giới.

C. Bạo lực học đường.

D. Bạo lực xã hội.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Thiết bị điện bị quá tải.

B. Bảo quản thực phẩm sai cách.

C. Nắng nóng kéo dài.

D. Rò rỉ khí ga.

Câu 3: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về

A. tinh thần.

B. thể chất.

C. kinh tế.

D. tình dục.

Câu 4: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.

B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.

C. Tự do lựa chọn việc làm.

D. Thực hiện hợp đồng lao động.

Câu 5: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Ngược đãi thân thể.

B. Xúc phạm danh dự.

C. Chiếm đoạt tài sản.

D. Cưỡng ép sinh con.

Câu 6: Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Ngược đãi thân thể.

B. Cưỡng ép sinh con.

C. Chiếm đoạt tài sản.

D. Xúc phạm danh dự.

Câu 7: Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

B. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.

C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.

Câu 8: Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?

A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V.

B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn.

C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.

D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy.

Câu 9: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.

B. Thực hiện hợp đồng lao động.

C. Chấp hành kỉ luật lao động.

D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 10: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.

B. Chi tiêu tiền hoang phí.

C. Thực hiện được tiết kiệm tiền.

D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 11: Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.

B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.

C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.

D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.

B. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.

C. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động.

D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1: 3 (điểm) Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái. Nếu là A, em sẽ ứng phó với tình huống trên như thế nào? Nêu 2 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về sự hòa thuận, hạnh phúc gia đình.

Câu 2: 4 (điểm) Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thêu mới 14 tuổi những ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.

a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?

b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?

************HẾT***********

2. Đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST 

2.1 Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 CTST - Đề 1

I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Câu 1: Xây dựng kế hoạch chi tiêu để làm gì?

A. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu

B. Có nhiều tiền hơn cho các dự định

C. Giúp thực hiện những mục tiêu tài chính

D. Đề có nhiều tiền hơn trong một thời gian ngắn

Câu 2: Kế hoạch chi tiêu là gì?

A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu

B. Là xác định các khoản chi tiêu dựa trên nguồn lực hiện có

C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định

D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai

Câu 3: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?

A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu

B. Có nhưng không đáng kể

C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định

D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước

Câu 4: “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A. Bước thứ nhất

B. Bước thứ hai

C. Bước thứ ba

D. Bước thứ tư

Câu 5: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập

B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm

C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch

D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 6: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?

A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được

B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh

C. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng

D. Nhịn ăn sáng để tiền tiết kiệm

Câu 7: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ

B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng

C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga

D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 8: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?

A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ

B. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác

C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân

D. Dùng để đánh bắ thuỷ sản

Câu 9: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương

B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn

C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức các quy định của pháp luật

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cứu hỏa là nhiệm vụ của các đồng chí lính cứu hỏa

B. Khi nào có cháy mới cần ra sức cứu cháy

C. Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà

D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà

Câu 11: Theo em, các chất độc hại có thể gây ra hậu quả như thế nào cho con người?

A. Nguy hiểm đến tính mạng con người

B. Biến đổi một số chức năng của cơ thể

C. Gây thương tật suốt đời

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?

A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông

B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc

C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra

D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn

Câu 13: Tai nạn cháy nổ có thể xảy ra ở đâu?

A. Các khu công nghiệp làm với sức chứa lớn

B. Các khu đông dân cư

C. Chỉ có những gia đình đun nấu bằng bếp gas mới hay bị xảy ra cháy nổ

D. Bất cứ đâu cũng có thể xảy ra các tai nạn về cháy nổ nếu chúng ta bất cẩn

Câu 14: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

A. Về tính mạng

B. Về tài sản

C. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người

D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người

Câu 15: Khi phát hiện ra các vũ khí gây cháy, nổ em cần làm gì?

A. Tự mình đào vũ khí đó lên quan sát

B. Báo cho các cơ quan chức năng để có phương án rà phá chuẩn mực

C. Hoảng sợ và không nói cho ai về vấn đề này hết

D. Gọi cho bạn bè ra xem

II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1. (2.0 điểm) Hãy trình bày các bước lập kế hoạch chi tiêu?

Câu 2. (2.0 điểm) Vận dụng hiểu biết của mình, em hãy đưa ra một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.

Câu 3. (1.0 điểm) Tiết kiệm được 300.000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật thật ý nghĩa.?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST Đề 1

TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Mỗi câu đúng được 0,33 điểm (3 câu đúng được 1,0 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

A

B

A

C

C

B

D

D

A

C

D

C

B

TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2.0 điểm)

Các bước để lập kế hoạch chi tiêu gồm:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

Bước 2: Xác định các khoản chi cần thiết và ưu tiên.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi và tiết kiệm.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng quy tắc đã thiết lập.

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu định kỳ để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu của bạn.

HS trả lời mỗi bước 0,4 điểm

2.0

2

(2.0 điểm)

HS nêu được ít nhất 4 biện pháp, mỗi biện pháp 0,5 điểm, sau đây là những gợi ý:

- Cẩn thận trong khi sử dụng các chất dễ cháy

- Không sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ nếu không được phép

- Không vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở trong nhà và nơi công cộng

- Cẩn thận khi sử dụng bếp ga

2.0

3

(1.0 điểm)

Tuỳ vào cách lập kế hoạch hợp lý để ghi điểm.

Ví dụ:

-Số tiền hiện có: 300 000 đ

-Chi tiêu trong tiệc sinh nhật: 225 000 đ

+ Mua bánh kem: 150 000 đ

+ Mua bánh kẹo: 50 000 đ

+ Mua đồ trang trí: 25 000 đ

- Tiết kiệm: 75 000 đ

1.0

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 CTST

- Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm

- Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm

TT

Nội dung

( Tên bài/Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Lập kế hoạch chi tiêu

4

1,32

2

0,66

1

2,0

1

1,0

6

2

5,0

Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại

8

2,64

1

0,33

1

2,0

9

1

5,0

Tổng số câu

12

3

1

1

1

15

3

10 điểm

Tỉ lệ %

40

10

20

20

10

50

50

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

100

Bảng ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 CTST

TT

Nội dung

(Tên bài/Chủ đề)

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết:

Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.

Nhận biết kế hoạch chi tiêu

4TN

Thông hiểu:

Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu.

Vì sao cần lập kế hoạch chi tiêu

2TN

Vận dụng cao:

Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân.

1TL

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết:

- Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

8 TN

Thông hiểu:

- Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Đánh giá được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

1 TN

1 TL

Vận dụng:

- Xác định được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.

1 TL

Tổng

12

4

1

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

100%

3. Đề thi học kì 2 GDCD 8 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

A. Về tính mạng

B. Về tài sản

C. Thiệt hại về tài sản; sức khỏe, tính mạng con người

D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng?

A. Lao động chỉ tạo ra giá trị cho cuộc sống của con người.

B. Hoạt động lao động chỉ đóng góp cho xã hội khi giá trị vật chất mà người lao động đó tạo ra lớn.

C. Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

D. Lao động là hoạt động chỉ nên thực hiện khi bản thân đã lớn và trưởng thành.

Câu 3 (0,25 điểm). Hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?

A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông

B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc

C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra

D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn

Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm luật lao động?

A. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.

B. Sử dụng người lao động 20 tuổi.

C. Trách móc người lao động.

D. Ngược đãi người lao động.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhà nước cấm người ở độ tuổi nào không được làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại?

A. 25 tuổi

B. Dưới 18

C. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng

D. Người ngoài 30 tuổi

Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)?

A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.

C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền lợi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.

B. Thực hiện hợp đồng lao động.

C. Chấp hành kỉ luật lao động.

D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi, việc làm nào sau đây không vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ.

B. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ.

C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

D. Đốt rừng trái phép.

Câu 9 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân.

B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.

C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.

D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.

Câu 10 (0,25 điểm). Nếu công nhân không nhận được các điều kiện thích đáng trong quá trình làm việc thì có thể tham khảo điều luật nào để tìm lại quyền lợi thuộc về bản thân mình?

A. Bộ luật lao động năm 2019 điều 6

B. Một số văn bản quy bản pháp luật quy định về quyền của người sử dụng lao động

C. Bộ luật lao động năm 2019 điều 23

D. Bộ luật lao động năm 2019 điều 13

Câu 11 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động có các quyền nào sau đây?

A. Phân biệt đối xử với các nhân viên trong công ty

B. Ép buộc nhân viên làm thêm giờ, không được quy định trong điều khoản của hợp đồng

C. Quyền được tuyển dụng, bố trí công việc làm cho nhân viên

D. Đưa ra các đạo luật cưỡng bức sức lao động của nhân viên

Câu 12 (0,25 điểm). Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì?

A. Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển

B. Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày

C. Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội

D. Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày một già đi và không còn đáp ứng được cho thị trường lao động

Câu 13 (0,25 điểm). Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 14 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng về nghĩa vụ của người lao động?

A. Tự do làm việc tại các công ty hợp pháp.

B. Chấp hành kỉ luật lao động theo hợp đồng lao động.

C. Tuyển dụng người lao động theo quy định của pháp luật.

D. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.

C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.

D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Câu 16 (0,25 điểm). Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể.

A. Cháy, nổ.

B. Ngộ độc thực phẩm.

C. Tai nạn vũ khí gây ra.

D. Tai nạn do bom mìn gây ra.

Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Thiết bị điện bị quá tải.

B. Bảo quản thực phẩm sai cách.

C. Nắng nóng kéo dài.

D. Rò rỉ khí ga.

Câu 18 (0,25 điểm). Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?

A. Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

B. Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân

C. Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân

D. Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực

Câu 19 (0,25 điểm). Trên đường đi học về em nhìn thấy các em nhỏ đang nghịch vỏ đạn, pháo và các vật lạ. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Chạy vào chơi cùng.

B. Bỏ đi và mặc kệ các em ở đó chơi.

C. Yêu cầu các em nhỏ dừng lại ngay hành động đó, đồng thời báo cáo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lý.

D. Đứng livestream lên facebook cho mọi người cùng xem.

Câu 20 (0,25 điểm). Trong thời hạn hợp đồng lao động, anh T đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động với công ty H. Anh T có được nhận các hỗ trợ về thất nghiệp nếu chẳng may không tìm được việc làm khác trong thời gian đó không?

A. Anh T vẫn được nhận các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp đã tham gia khi làm tại công ty

B. Anh T không được nhận bất kì một khoản hỗ trợ nào hết vì anh T đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh thậm chí còn phải bồi thường hợp đồng với công ty H

C. Vì bảo hiểm thất nghiệp anh vẫn đang tham gia cùng công ty nên anh vẫn được nhận các đãi ngộ cần thiết

D. Anh T không được công ty H hỗ trợ gì nữa nhưng vẫn có thể đòi hỏi

Câu 21 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại. Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.

B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.

C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.

D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.

Câu 22 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, các em cần nắm rõ các điều gì?

A. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành

B. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty

C. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty

D. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc

Câu 23 (0,25 điểm). Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không. Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?

A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.

B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.

C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.

D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.

Câu 24 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?

Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

A. Anh C.

B. Ông B.

C. Ông B và anh C.

D. Khách hàng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Theo em, người lao động và người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia hợp đồng lao động?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống dưới đây: Cuối tuần, Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ được tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý.

Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?

Đáp án đề thi GDCD 8 học kì 2 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CCCDBCAC
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
AACCABDA
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
BACBCACB

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

- Quyền và nghĩa vụ lao động của người lao động: - Quyền và nghĩa vụ lao động của người lao động:

+ Người lao động có quyền: thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động; hưởng lương phù hợp với trình độ; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương; từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

+ Người lao động có nghĩa vụ: cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động; chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.

- Quyền và nghĩa vụ lao động của người sử dụng lao động: - Quyền và nghĩa vụ lao động của người sử dụng lao động:

+ Người sử dụng lao động có quyền: tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

+ Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Câu 2:

HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

a. Nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Vì: khoản 2 Điều 5 Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: nghiêm cấm thực hiện hành vi: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất,… các loại vũ khí, vật liệu nổ,…

b. Em tán thành với ý kiến của bạn H,

Vì: bên cạnh việc vi phạm pháp luật, hành động tự chế vũ khí còn tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

- Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh.

- Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.

Mời các bạn xem tiếp đề số 2 trong file tải về.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn GDCD

    Xem thêm