Phân tích cái tôi độc đáo trong Người lái đò sông Đà
Phân tích cái tôi độc đáo trong Người lái đò sông Đà bao gồm dàn ý chi tiết kèm theo 3 bài văn mẫu phân tích cái tôi của Nguyễn Tuân trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà. Hy vọng đây là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các bạn có thêm tư liệu trong học tập, trau dồi kiến thức và và có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn 12.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé.
Phân tích cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà
1. Dàn ý phân tích cái tôi độc đáo trong Người lái đò sông Đà
I. Mở bài
- Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, in trong tập Sông Đà, là thiên tuỳ bút tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Sức hấp dẫn của bài tuỳ bút này chính là ở “tính chủ quan, tính trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của nhà văn”.
II. Thân bài
Là nhà văn có phong cách nghệ thuật đặc sắc, văn chương Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc bởi “cái tôi” độc đáo, sự tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc. Sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Tuân trong bài tuỳ bút Người lái đò Sông Đà là ở sự độc đáo, sự giàu có về chữ nghĩa, sự công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn từ,… Tất cả đều mang đậm chất Nguyễn Tuân.
- “Cái tôi” tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng vĩ và mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ở sự phát hiện và ngợi ca phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động; ở những trang văn đẹp như thơ, như nhạc, như hoạ. Nhà văn đã phát hiện và miêu tả sông Đà như một sinh thể sống, với tính cách hung bạo và trữ tình, để từ đó tấu lên một khúc tráng ca về con sông dũng mãnh trên chốn thượng nguồn; đồng thời ngân nga những thanh âm dịu dàng, trong trẻo, êm ái chốn hạ lưu. Từ đó, nhà văn đã tạc dựng hình ảnh người lái đò trong cuộc vượt thác đầy kịch tính và cũng thật ngoạn mục. Nguyễn Tuân tỏ ra hứng thú đặc biệt trong việc khám phá, thể hiện “chất vàng mười” trong tâm hồn con người Tây Bắc. Tất cả đã cho ta thấy ở Nguyễn Tuân một “cái tôi” tài hoa, tinh tế.
- “Cái tôi” uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Các thuật ngữ chuyên môn của các ngành quân sự, điện ảnh, thể thao,… được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng. Hình ảnh dòng sông Đà và người lái đò sông Đà đã được nhà văn miêu tả, tái hiện một cách ấn tượng từ nhiều góc nhìn, với những chi tiết điển hình, tiêu biểu; những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị. Tất cả đều cho thấy khả năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện của Nguyễn Tuân.
- “Cái tôi” tài hoa và uyên bác chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính; đồng thời cũng cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân: viết văn là để khẳng định sự độc đáo của chính người cầm bút. Thể tuỳ bút, với đặc điểm của một lối văn “độc tấu” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) đã phát huy tối đa hiệu quả của nó trong việc bộc lộ “cái tôi” trữ tình của nhà văn.
III. Kết bài
- Khẳng định cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương.
- Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về “cái tôi” trữ tình Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà.
2. Bài văn mẫu Phân tích cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà
2.1. Bài văn mẫu 1
Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của những người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Ông quan niệm: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo”.
Với tùy bút Người lái đò Sông Đà, ngòi bút Nguyễn Tuân như nở hoa trong sự hòa phối kì diệu giữa cái đẹp của ngôn từ với vẻ đẹp tuyệt mĩ của hình ảnh mang đến cho người đọc một hình dung mới mẻ, độc đáo trong chất vàng của thiên nhiên đồng thời là chất vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm hồn con người Tây Bắc. Nguyễn Tuân – Một tác gia của nền văn học Việt Nam hiện đại với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Nguyễn Tuân là biểu hiện độc đáo, trọn vẹn về hình ảnh người nghệ sĩ: vừa rất tài hoa, vừa rất ngông. Tài hoa là cách thể hiện tài năng, sự am hiểu hơn người của mình. Từ người tử tù tài hoa đến một người lái đò bình thường bỗng trở thành người nghệ sĩ. Ngông là cách biểu hiện khinh bạc, khác đời, khác người.
Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ bởi ông quan niệm cuộc đời hành trình đi tìm cái đẹp và khẳng định cái đẹp. Con sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ. Người tử tù không nhìn nhận ở phương diện tội ác mà nhìn nhận của sự tài hoa. Người lái đò không chỉ nhìn nhận ở phương diện nghề nghiệp mà được nhìn nhận trên phương diện của một chiến sĩ, một người nghệ sĩ trên sông Đà. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú và khả năng sáng tạo từ mới. Với ông, viết văn mà hạn hẹp và thiếu thốn từ ngữ sẽ tạo ra loại văn “thấp khớp”, hời hợt, nông cạn.
Cái tôi của Nguyễn Tuân là cái tôi có cảm hứng mãnh liệt đối với những gì gây cảm giác mạnh, gây ấn tượng sâu đậm, độc đáo. Dữ dội phải tới mức khủng khiếp (con sông Đà hung bạo), đẹp phải tới mức tuyệt mĩ (con sông Đà thơ mộng, trữ tình), tài năng phải tới mức siêu phàm (hình tượng ông lái đò). Không chỉ vậy, cái tôi của ông còn là cái tôi giàu suy tư trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà, lòng tác giả dậy lên cảm giác liên tưởng về lịch sử: nhắc tới đời Lí, đời Trần, đời Lê. Trước vẻ đẹp hoang dại của dòng sông, nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, về cuộc sống hiện đại. Trải lòng, hóa thân vào dòng sông để đắm tình non sông đất nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói êm êm của người xuôi, trôi những con đò mình nở chạy buồm vải…
Nguyễn Tuân tài hoa trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn. Uyên bác vận dụng tri thức của nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, điện ảnh để miêu tả sông Đà ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để tiếp cận và miêu tả con sông Đà và người lái đò. Tri thức về võ thuật, quân sự, thể thao để miêu tả cuộc vượt thác của người lái đò như một trận thủy chiến. Tác phẩm Người lái đò Sông Đà không chỉ có giá trị văn học mà còn có những giá trị văn hóa khác.
Nguyễn Tuân là một cái tôi đầy bản lĩnh, đầy ngạo nghễ trong dòng văn học Việt Nam hiện đại. Bằng nỗ lực không ngừng để làm mới mình, Nguyễn Tuân đã khẳng định được một phong cách riêng độc đáo. Người xưa thường nói: “Văn cũng như người”, Nguyễn Tuân là con người thích cuộc sống tự do phóng khoáng thậm chí đôi lúc còn phóng túng. Ông ham mê du lịch, thích chủ nghĩa xê dịch, không chịu được những cái gì chung chung, bằng phẳng, nhợt nhạt. Một cá tính mạnh mẽ, không ưa sự gò bó, khuôn phép. Cho nên Nguyễn Tuân tìm đến với thể loại tuỳ bút, một thể văn tự do, phóng khoáng là một điều dễ hiểu. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng đã từng nhận xét: “Nguyễn Tuân là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng cả về lối viết, tư tưởng”. Điều này thể hiện nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Trong đó tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một ví dụ mẫu mực cho phong cách đó.
Ai đã từng đọc Vang bóng một thời chắc cảm nhận được cái sắc sảo, lịch lãm, tài hoa của Nguyễn Tuân khi ông nói về thư pháp, về uống trà, chơi đèn trung thu của những nhà nho thuở trước mà lòng thêm thư thái, tự hào về bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam được kết tinh trong tâm hồn dân tộc qua qua hàng nghìn năm lịch sử.
Đọc Người lái đò Sông Đà ta vui thú thấy Nguyễn Tuân đã để thơ vào sông nước. Ông đã khám phá sự vật – con sông Đà – ở phương diện thẩm mĩ, đã miêu tả, nhận diện con người – ông lái đò – ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Tả cảnh thì biến hóa trong bốn mùa, trong mọi thời gian. Nói về thác ghềnh thì đa thanh, phức điệu bằng tất cả cảm giác tinh tế, bằng những liên tưởng đầy góc cạnh với một kho từ vựng dồi dào, sáng tạo. Văn Nguyễn Tuân đúng là những giọt mật của con ong yêu hoa – cần mẫn, sáng tạo, đem thơm thảo dâng hết cho đời.
2.2. Bài văn mẫu số 2
Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Đúng vậy! Với phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, Nguyễn Tuân đã tìm đến tùy bút như một điều tất yếu. Sức hấp dẫn của tùy bút xét đến cùng tùy thuộc vào cái tôi của người cầm bút có thực sự độc đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng trở thành bậc thầy như Nguyễn Tuân. Chỉ cần một văn phẩm “Người lái đò sông Đà” đã có thể tôn vinh Nguyễn Tuần là một cây tùy bút độc đáo, tài hoa, uyên bác.
Những năm tháng đến với Tây Bắc là ông đi tìm “thứ vàng mười đã được thử lửa”, “chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc” để hát ca về thiên nhiên đất nước, những con người đang ngày đêm thầm lặng trong gian lao vất vả để dựng xây cuộc sống mới ở vùng cao heo hút này.
Tập Tùy bút Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng là bức tranh sinh động về thiên nhiên và cuộc sống của người nơi đây, mang đậm cảm hứng lãng mạn trong sáng và thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
Nét độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trước hết ở tiếp cận và khai thác đối tượng từ nhiều phương tiện thẩm mỹ, văn hóa. Mở đầu tác phẩm, dòng sông Đà được miêu tả như một công trình mỹ thuật tuyệt vời của hóa công. Con người lao động trên dòng sông thật giản dị, nghèo khó, cần cù nhưng được nhà văn xây dựng như một tài hoa, nghệ sĩ trí, dũng tuyệt vời trong nghề chèo đò vượt thác.
Sau mỗi chuyến đi hiểm nguy, gian lao nhưng ông vẫn bình thản. Mọi hiểm nguy xèo xèo như bọt nước tan trong trí nhớ. Sông Đà chỉ như một chiếc lá thu, và ông đến với nó như đến với một người bạn lắm chứng nhiều tật mà vẫn phải ăn đời ở kiếp. Lao động thật gian nan nhưng tâm hồn người lái đò cũng thật lãng mạn, quả là một nghệ sĩ tài hoa trong nghề chèo đò vượt thác.
Nguyễn Tuân không ưa cái nhìn bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội…Vì vậy ông soi chiếu đối tượng ở nhiều phương diện. mang đến cho người đọc lượng thông tin phong phú, chính xác và thú vị. sử dụng bút pháp của hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc…huy động vốn kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa lý, lịch sử, võ thuật, quân sự….
Ông xoay ngắm một dáng sông, dựng nó dậy như một cơ thể sống biết gào thét, lồng lộn trên từng hàng chữ thật kì thú. Và hình ảnh ông lái đò như một dũng tướng gan dạ, mưu trí, quyết liệt. Tay luôn giữ chặt mái chèo, chân kẹp chặt cuống lái, ông nhớ từng cử sinh để điều khiển chiếc thuyền.
Nguyễn Tuân dùng sức mạnh điêu luyện của ngôn ngữ truyền hồn sống vào từng khối đá linh động, biến chúng thành bầy thạch tinh hung hãn trong cuộc giao tranh với con người. Tả về thiên nhiên dữ dội, khủng khiếp cũng chỉ để tôn vinh sức mạnh, lòng quả cảm, sự kì vĩ của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên, đồng thời đem lại cho người đọc những cảm giác thẩm mỹ mới mẻ.
Người lái đò sông Đà đã đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy về thể loại tùy bút, ở đó, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ một cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác và phóng túng. Ông đã mang đến cho người đọc những trang văn thấm đẫm một vẻ đẹp tinh khôi mơn mởn, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong trang văn như thôi miên người đọc vào mê cung của cảnh vật sông Đà đẹp đến mê hồn và những con người lao động bình dị trên sông nước.
2.3. Bài văn mẫu số 3
Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, đối với sự nghiệp văn chương ông có những nét đặc sắc tiêu biểu mà không phải người nghệ sĩ nào cũng có đó là những vẻ đẹp trong phong cách nghệ thuật nó riêng biệt và độc đáo tiêu biểu trong phong cách sáng tác của ông tiêu biểu nó thể hiện qua bài Người lái đò sông Đà.
Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa và cả đời của ông luôn phấn đấu để đi tìm những điểm riêng biệt và những cái đẹp trong phong cách nghệ thuật của mình. Trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà ông đã thể hiện rõ được những điều đó, bởi đây là bài mà ông rất tâm huyết và ông đã dùng chính tài năng và phẩm hạnh của mình để sáng tác lên những tác phẩm đậm chất bi tráng này, dòng sông của người lái đò là dòng sông mà ông đã quan sát và ông có cái nhìn sâu sắc về nó, nó không chỉ là một dòng sông biểu hiện cho sức mạnh mẽ của con người mà đó là dòng sông của minh chứng lịch sử. Với tài năng nghệ thuật độc đáo riêng biệt ông đã tạo nên cho mình những sáng tác riêng và đó là những sáng tác cổ xưa và mang bao dấu ấn mạnh mẽ tác giả không chỉ dừng chân ở đây để có những quan sát thấu đáo mà ông đã dùng những cảm xúc thật của mình để viết lên bài thơ này.
Hình ảnh của người lái đò sông Đà đã được thể hiện rất sinh động qua phong cách nghệ thuật của ông, ông đã dùng những sáng tạo nghệ thuật đó để áp vào cho những con người ở nơi đây, hình ảnh về dòng sông của quê hương đất nước đã tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng tác giả, ông đang thể hiện những điều đó rất nổi bật trong cách sáng tác của chính mình. Hình ảnh về dòng sông của quê hương đã tạo cho ông cảm hứng để viết lên bài tùy bút hay như thế này. Tác giả có cách tạo ấn tượng rất đặc sắc qua cách giới thiệu về dòng sông nó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe, tác giả không khỏi hình dung ra những chi tiết đặc sắc khác thể hiện trong tác phẩm này. Hình ảnh về dòng sông nó mang những tính cách của con người. Dòng sông cũng có lúc hung bạo và cũng có lúc trữ tình nó đã làm xoay chuyển mọi tính cách qua những hoàn cảnh khác nhau, hình ảnh về dòng sông cũng giống như về con người, tác giả đã miêu tả và quan sát dòng sông qua những tính cách điển hình và tiêu biểu đó. Trong bài tùy bút tác giả đã thể hiện hàng loạt những chi tiết thể hiện dòng sông hung bạo đó là có những vách đá ngăn thành chết lòng sông Đà như một cái yết hầu...
Và hàng loạt các chi tiết khác cũng thể hiện rõ điều đó dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn…, các chi tiết như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre… đã thể hiện được hình ảnh về dòng sông quê hương đất nước. Tác giả đã dùng tài năng của mình để sáng tác lên những hình ảnh hay và sinh động như vậy, hình ảnh đó thật mang dại và chính với khả năng và tài năng của mình ông đã vẻ lên một hình ảnh về dòng sông với vẻ đẹp thật hùng vĩ, với cách so sánh sinh động đã tạo nên cho ông một bài tùy bút hay và nó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Với cách so sánh hợp tình và hợp lý như vậy hình ảnh về dòng sông cũng đã thể hiện rất chi tiết và đặc sắc nó mang ấn tượng cho người đọc, bởi hàng loạt những hình ảnh tạo ấn tượng riêng biệt, hình ảnh về quê hương của chúng ta đã hiện lên những hình ảnh đẹp và ngày càng thu hút mạnh mẽ tầm quan sát của người đọc, những hình ảnh trên cũng đã mang cho người đọc những cái nhìn sâu rộng và nó trở thành một niềm tin sáng lóe trong cái nhìn của tác giả về chính sản phẩm mà ông đã tạo ra.
Ông là một người có những trí tưởng tượng cũng vô cùng phong phú, cũng có lúc ông đã sử dụng những hình ảnh kỉ thuật của điện ảnh của âm thanh hội họa để thể hiện được những chi tiết tiêu biểu qua tác phẩm này, ông cũng nhân hóa những hình ảnh của dòng sông để miêu tả và có thể cảm nhận được tính cách hung bạo của dòng sông đó, hình ảnh về dòng sông nó mang những dấu ấn mạnh mẽ trong cách sáng tác của tác giả, những thác ghập ghềnh và nó mang cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về những hình ảnh đó, hình ảnh của dòng sông Đà đã được tác giả thể hiện sinh động và vô cùng ấn tượng cho người đọc, nó không chỉ mạnh mẽ trong đường khối mà nó cũng đã tạo nên những tính cách khác cho người đọc, hình ảnh của dòng sông đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng tác giả bởi tính cách và những nét riêng biệt mạnh mẽ.
Những hình ảnh về một dòng sông hoang dại và hung dữ cũng đã được thể hiện sâu sắc trong nhà văn, ông đã dùng tài năng của mình để nói về những hình ảnh đó, cảm xúc của nhà văn cũng thật sâu sắc và sinh động khi ông nói về cảm xúc của chính mình và dòng sông đó đã mang lại. Và chúng ta nhìn thấy tài năng của tác giả được thể hiện mạnh mẽ trong đó, Nguyễn Tuân đã ca ngợi dòng sông này và nó hiện lên thật độc đáo và sinh động, tính cách của dòng sông đó là dòng sông trữ tình và yêu thương nó đã hiện hữu trong con người của tác giả. Hình ảnh của dòng sông hiền hòa cũng được tác giả thể hiện sâu sắc trong bài tùy bút này, dòng sông được tác giả miêu tả như người con gái có mái tóc dài, màu sắc cũng được thay đổi đặc sắc trong bài thơ, với những nét phong phú và đặc sắc của bài thơ tác giả đã thể hiện được những chi tiết đặc sắc và mang những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng của tác giả.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lái đò của Nguyễn Tuân đã điển hình và nó thể hiện những không khí hào hùng và mang dại trong cái nhìn của nhà văn, Nguyễn Tuân là nhà văn đã biết tạo lên hình tượng của dòng sông qua những chi tiết thật và không khí hiện lên cũng mang rợ và có những ấn tượng sâu sắc và vang nhộn. Hình ảnh về một dòng sông có những chi tiết rất đặc sắc và nó đúng với không khí và chi tiết mà tác giả đã và đang sử dụng ở đây. Với cái nhìn đầy thiện cảm và nó đã tạo nên những sâu sắc riêng trong con mắt nhìn của tác giả về cái nhìn và cách quan sát của tác giả cũng thật toàn diện nó mang những dấu ấn mạnh mẽ và trang nghiêm, những chi tiết tuyệt vời mà tác giả thể hiện trong tác phẩm này là tác giả đã miêu tả rõ ràng và chi tiết và hình tượng tiêu biểu của tác giả về những hình ảnh đó, hình ảnh về quê hương và với tình yêu quê hương thắm thiết đã tạo nên cho tác giả cái nhìn sâu sắc hơn, ông đã miêu tả dòng sông qua con mắt thấu đáo của mình.
Với tài năng và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ông đã thể hiện rất nhiều những câu văn nhẹ nhàng và nó đã thể hiện một tình cảm đặc biệt của tác giả đối với dòng sông Đà, dưới ngòi bút thần của tác giả thì hình ảnh đó trở lên thật mĩ lệ và không có gì sánh bằng. Hình ảnh về thiên nhiên cũng được tác giả thể hiện sinh động và hình ảnh về người lái đò sông đà cũng được thể hiện rất chi tiết và đặc sắc nhà văn đã ví thiên nhiên Tây Bắc như một thứ vàng mười, và nó thật quý giá trong con mắt nhìn người và cách quan sát của tác giả về những chi tiết nổi bật đó.
Với tài năng và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của mình thì nó đã mang cho tác giả một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách sáng tác của nhà văn, nhà văn không chỉ mang một vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa mà ông còn mang những vẻ đẹp của một người có cái nhìn đời sâu sắc.
-------------
Tài liệu cùng chủ đề Người lái đò sông Đà:
- Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Ôn thi đại học: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà" - Nguyễn Tuân và "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bạn đọc bài Phân tích cái tôi độc đáo trong Người lái đò sông Đà, mong rằng đây là tài liệu Ngữ văn hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức và có thể ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia tốt hơn. Bên cạnh đó VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu của các mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2.