Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Dàn ý phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2

Dàn ý Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương, bài thơ Tự tình 2 và dẫn dắt vào 2 câu thơ luận, 2 câu thơ kết.

2. Thân bài

a. 2 câu luận

Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.

“rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.

→ Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.

b. 2 câu kết

“Ngán” tâm trạng chán chường.

“xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.

→ Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.

c. Khái quát chung

Nội dung: thể hiện tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của nữ thi sĩ.

Nghệ thuật: đảo ngữ, sử dụng từ ngữ táo bạo,…

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của 4 câu thơ nói riêng cũng như giá trị, ý nghĩa của tác phẩm nói chung.

Dàn ý Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 2

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ Tự tình 2

- Giới thiệu vị trí của đoạn trích (2 câu luận và 2 câu kết bài Tự tình)

II. Thân bài

1. Hai câu luận

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

+ Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây".

+ Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người.

+ Kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh => Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá.

=> Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.

2. Hai câu kết

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”

+ "Ngán" là chán ngán, là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của con người.

+ Từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa chỉ tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với con người thì tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Hai từ "lại" trong cụm từ "xuân đi xuân lại lại" cũng mang hai nghĩa khác nhau. Từ "lại" thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi, đó là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

+ Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp => Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

II. Văn mẫu Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 1

Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả với phong cách nghệ thuật đặc biệt và tài năng diễn tả nội tâm. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến văn chương cá tính của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Sự tài tình, tài giỏi trong cách sử dụng nghệ thuật vào văn chương của bà được thể hiện rõ nét qua bài thơ Tự tình 2, tiêu biểu là bốn câu thơ cuối bài.

Nếu trong bốn câu thơ đầu trong bài Tự tình 2 khắc họa khung cảnh thời gian và không gian để tác giả bộc lộ cảm xúc thì hai câu thực lại thể hiện cá tính mạnh mẽ trong suy nghĩ cũng như văn chương của Hồ Xuân Hương:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nổi bật trong hai câu thơ là nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Rêu vốn chỉ là sinh vật yếu ớt, nhưng từng đám vẫn hiên ngang vươn mình xiên ngang mặt đất để đón ánh mặt trời. Đá dù nhỏ bé so với bầu trời nhưng vẫn đua nhau đâm toạc chân mây, khẳng định sự hiện diện của mình. “Xiên ngang, đâm toạc” là những động từ rất mạnh, cùng nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng rất đắt đã diễn tả được sức mạnh của sự sinh tồn trong những vật nhỏ bé, đơn sơ. Bên cạnh đó, nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ đã nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên phải chăng cũng chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận hẩm hiu của mình. Chỉ với hai hình ảnh giản dị, nhỏ bé nhưng nữ sĩ đã đưa người đọc từ sự xót xa trước những khổ đau của người phụ nữ sang trân trọng sức mạnh tinh thần, vẻ đẹp tính cách của họ. Đó cũng chính là một trong những nét độc đáo tạo nên cái “ngông” trong thơ của Hồ Xuân Hương, tạo cho người đọc cảm giác mạnh, bất ngờ.

Khép lại bài thơ là hình ảnh mảnh tình duyên của người con gái ấy:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.

Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn: “Xuân đi xuân lại lại.”, điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. “Xuân” vừa là mùa xuân của đất trời vừa là tuổi xuân của con người. Cùng là “xuân” thế nhưng xuân của đất trời đi rồi đến còn xuân của con người một đi không trở lại, sao tránh khỏi nỗi đau buồn, tủi hổ. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “Mảnh tình san sẻ tí con con.” Chỉ đơn độc, duy nhất một “mảnh tình” nhưng cũng phải “san sẻ” từng “tí con con”. Tấm lòng cô độc mềm yếu nhưng cũng chẳng được vẹn toàn. Câu thơ đã toát lên nỗi đau thân phận của Hồ Xuân Hương cũng là nỗi đau của tất cả người phụ nữ trong xã hội đương thời. Đó là tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan nhất, chi tiết nhất về một số phận bi kịch với trái tim khao khát được yêu thương. Với tài năng của mình, thơ văn của Hồ Xuân Hương đã làm lay động bao trái tim bạn đọc và đóng góp một màu sắc riêng biệt vào kho tàng văn học Việt Nam.

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 2

Có lần khi đọc thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhà thơ Tế Hanh đã viết một bài thơ để ca ngợi bà có tựa đề Hồ Xuân Hương như sau:

"Kính chào chị Hồ Xuân Hương
Ôi một tài thơ cỡ khác thường
"Xiên ngang mặt đất" câu thơ nhọn
"Dê cỏn buồn sừng" chữ hóc xương

Không chịu cam tâm làm phận gái
Chế giễu nam nhi cả một phường
"Bà chúa thơ Nôm" ai sánh kịp
Ra ngoài lề lối của văn chương"

Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương đúng như những gì mà Tế Hanh đã hết lòng ca ngợi, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 là được biết nhiều hơn cả. Nếu như hai câu luận và hai câu thực là nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường. Thì đến hai câu luận và hai câu kết ta lại thấy được trong đó cái cá tính mạnh mẽ, sự phản kháng của nhà thơ với cái éo le của số phận người phụ nữ, sợ quãng đời xuân sắc qua mau, mà tình duyên không tới đủ.

Đọc hai câu thơ luận:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

Ta dường như cảm nhận được sự phẫn uất, bực bội của nhân vật trữ tình thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên vốn bình thường, thế mà nay lại mang cả một nỗi niềm đè nén của nhà thơ. Lối nói đảo ngược cấu trúc càng thể hiện được cái lòng chán ghét, uất ức của Hồ Xuân Hương được đẩy lên cao trào. Đó dường như là sự phẫn nộ và sự phẫn nộ ấy lan vào cả cảnh vật, cả đất trời. Thiên nhiên cũng như đang phẫn nộ cùng con người, còn con người vốn đã mang cái lòng tức giận thì nhìn đâu cũng thấy cảnh phản kháng, sự vùng lên thật mạnh mẽ tựa núi lửa phun trào. Và vì vậy, người đọc có cảm giác cả con người lẫn thiên nhiên đều hợp lực mà thách thức tất thảy mọi thứ xung quanh mình. Giọng thơ thì ngang ngạnh, bướng bỉnh thể hiện qua các từ như "Xiên ngang", "Đâm toạc", vốn vị trí của chúng là vị ngữ nhưng lại được tác giả đảo lên trên đầu càng nhấn mạnh cái sự mạnh mẽ của thiên nhiên sẵn sàng phá vỡ tất cả những gì ngăn trở chúng. Xét lại nhân vật trữ tình, nếu trong mắt nhà thơ có thể mường tượng ra những cảnh vốn bình thường, rêu mọc, đá núi xiên qua mây mù trong một cái khí tức bất mãn, bực bội đến vậy thì chắc hẳn tâm trạng của tác giả phải nổi dông, nổi bão chứ chẳng thường. Rêu thì vốn mềm yếu, lại nhỏ bé, còn đá muôn đời vẫn tĩnh tại, dường như chẳng mấy ai để ý đến sự tồn tại của chúng, đó cũng chính là đại diện cho cái thân phận tội nghiệp của người phụ nữ khi xưa. Nhưng giờ đây rêu lại trở nên thật mạnh mẽ cứng cáp, đá cũng thôi im lặng mà đâm toạc cả chân mây, trong một cái không gian rộng lớn như vậy đá và rêu bỗng trở nên mạnh mẽ, phi thường, như thoát khỏi cái xác yếu ớt, hèn kém để bước vào một tầm cao mới. Đây chính là cái khao khát của Hồ Xuân Hương, hai câu thơ tưởng đơn giản, nhưng lại chính là những câu thơ tả cảnh ngụ tình, trước là nỗi tức giận, phẫn uất, sau là cái khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi sự đè ép của chế độ phong kiến, trở nên mạnh mẽ chống lại xã hội, chống lại trời đất, để được tự do thể hiện cái cá tính, được tự do sống là chính mình.

Sau tất cả nỗi uất giận, tưởng như dông bão thì Hồ Xuân Hương lại quay về với cái thực tại chán ngán của bản thân mình trong hai câu thơ kết, trong một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, trong cái nỗi sầu của phận đàn bà.

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"

Hồ Xuân Hương đã "ngán" lắm ri cái thói đời éo le, bạc bẽo, cái sự tuần hoàn lặp lại của mùa xuân tạo hóa. Ta có thể tinh tế nhận ra rằng ở đây Hồ Xuân Hương cũng có một cái ý nghĩ thật tân tiến, mà về sau Xuân Diệu cũng có những quan điểm rất tương đồng. Âý là quy luật của thời gian, của tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên, của trời đất đi rồi lại trở về, nhưng tuổi xuân của con người thì khác, đặc biệt là tuổi xuân, sắc đẹp của người phụ nữ đã qua đi rồi thì nào có trở lại, rồi con người ta sẽ già, sẽ mất đi. Hỏi thế thì làm sao mà Hồ Xuân Hương không "ngán" cho được. Nghịch cảnh ấy càng trở nên éo le hơn trong câu thơ cuối: "Mảnh tình san sẻ tí con con". Vốn "Mảnh tình" nó đã bé nhỏ lắm rồi thế mà lại còn bị "san sẻ" thành từng "tí con con", nó ít ỏi đến đáng thương, đáng hận. Điều đó ít nhiều gợi nhắc đến cuộc đời làm lẽ của Hồ Xuân Hương, bà lấy chồng hai lần và lần nào cũng làm lẽ cho người ta, thường xuyên phải chịu cảnh phòng không gối chiếc, nhìn chồng vui vẻ với phụ nữ khác. Hơn thế nữa bà còn phải chịu cảnh sớm tang chồng, khi duyên tình chưa bén bao lâu. Tất cả đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi đau xót, nỗi tủi hờn cho thân phận phụ nữ trái ngang, tài hoa bạc mệnh của mình. Đồng thời cũng là tấm lòng xót xa chung cho những thân phận phụ nữ đầy rẫy khổ đau, thiệt thòi trong cái xã hội phong kiến bất công, lạc hậu và tù túng.

Tóm lại, Tự tình 2 nói riêng và chùm thơ Tự tình nói chung là tiếng nói thật ấn tượng của Hồ Xuân Hương về nỗi đau thân phận, về nỗi niềm tủi hờn của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa. Đồng thời qua đó nhà thơ càng khẳng định, nhấn mạnh được những vẻ đẹp tiềm ẩm trong phẩm chất, tâm hồn của họ. Đó là sự tài năng, cá tính mạnh mẽ, muốn vượt qua số phận éo le, lòng khát khao hạnh phúc, tình yêu thật nồng nàn.

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 3

Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành

Hai câu luận là hình ảnh của tâm tư dậy sóng:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Tác giả đã dùng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc để miêu tả một thiên nhiên đầy sức sống. Biện pháp đảo ngừ đã nhấn mạnh hành động dữ dội trong nỗi bi phẫn sâu xa. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi khao khát bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ và muôn xé toạc cái thành kiến đóng váng cả ngàn năm phong kiến để tự khẳng định mình, để tìm đến chân trời dân chủ và hạnh phúc. Cái “tôi” không chịu an phận, chủ động đi tìm hạnh phúc thật là mới mẻ. Tính cách này còn được thể hiện ở bài thơ khác:

Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng do xem đất vắn dài.

Khát khao cũng chỉ là khao khát, nhà thơ quay về thực tại để đối diện với thân phận:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.

Những người có ý thức về giá trị sự sống thường rất sợ thời gian. Thời gian qua mau mà cuộc đời mãi quạnh hiu chẳng có thay đổi gì, cơ hội tìm kiếm hạnh phúc càng khó. Từ xuân có hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời tuần hoàn lặp lại còn tuổi xuân sẽ mãi ra đi. Trong tình cảnh này, lòng người càng thêm chán ngán:

Ngày xuân tuổi hạc càng cao
Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng

(Nguyễn Khuyến)

Từ ngán đặt ở đầu câu với trọng âm của nó có ý nghĩa nhân mạnh tâm trạng chán chường. Từ lại thứ nhất là trợ từ có nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai là động từ. nghĩa là trở về. Cụm từ xuân lại lại mang ý nghĩa biểu cảm tâm trạng đang bị dày vò, day rứt. Trong khi ấy mảnh tình đã nhỏ mà cũng phải san sẻ nên chi còn tí con con. Từ láy cỏn con là quá nhỏ còn điệp từ con con là nhỏ dần, đến lúc sẽ chẳng còn thấy nữa. Nên biện pháp tăng tiến trong câu thơ cho thấy thân phận làm lẽ thật tội nghiệp, hạnh phúc đang hao mòn dần và dự báo sẽ chẳng còn.

Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là "Bà chúa thơ Nôm" của nền thi ca dân tộc.

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 4

Văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả tài năng và sở hữu phong cách nghệ thuật đặc biệt để diễn tả nội tâm. Trong số đó, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên không thể bỏ qua. Bài thơ Tự tình 2 của bà là một minh chứng cho sự tài năng của bà trong việc sử dụng nghệ thuật trong văn chương. Bốn câu thơ đầu tiên khắc họa khung cảnh để tác giả bộc lộ cảm xúc, trong khi đó hai câu cuối lại thể hiện sự cá tính mạnh mẽ trong suy nghĩ và văn chương của Hồ Xuân Hương.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Hai câu thơ trên trong bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương là sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo để tạo nên cảnh vật sống động. Dù rêu là một sinh vật yếu ớt, nhưng chúng vẫn vươn mình ngang ngược để đón ánh sáng mặt trời. Đá nhỏ bé so với bầu trời nhưng vẫn đua nhau đâm chân vào mây, khẳng định sự tồn tại của mình. Các động từ “vươn mình”, “đâm chân” cùng với nghệ thuật đảo ngữ đã diễn tả sức mạnh của sự sống trong những vật phẩm đơn sơ. Ngoài ra, nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ cũng nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Có thể thiên nhiên cũng phản kháng và phẫn uất trước những điều không tốt đẹp trong cuộc sống, giống như phụ nữ phản kháng trước số phận của mình. Với hai hình ảnh giản dị nhưng sâu sắc này, Hồ Xuân Hương đã giúp người đọc cảm nhận được sự mạnh mẽ của tinh thần và vẻ đẹp tính cách của phụ nữ. Điều này cũng là một trong những điểm độc đáo tạo nên cái “ngông” trong thơ của Hồ Xuân Hương, tạo nên cảm giác mạnh mẽ và bất ngờ cho người đọc.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh tình duyên của người con gái trong bài thơ.

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”.

Tình yêu đời là sức sống mãnh liệt, nhưng đời riêng mỗi người lại vẫn đầy vòng xoáy khó chịu và vô vị của thời gian. Từ “Xuân đi xuân lại lại” trong bài thơ của Hồ Xuân Hương, người ta có thể cảm nhận được sự đau đớn và mệt mỏi trước sự tuần hoàn của cuộc đời. “Xuân” không chỉ là mùa xuân trên đất trời mà còn là tuổi trẻ đầy sức sống của con người. Tuy nhiên, khi mùa xuân qua đi, tuổi trẻ cũng trôi qua và không trở lại, chúng ta không thể tránh khỏi nỗi đau buồn và tủi hổ.

Và trong bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà cũng không tránh khỏi tiếng thở dài chua xót. Điều đó càng thêm đau lòng khi giữa sự tuần hoàn của thời gian, bà còn phải đối mặt với một “mảnh tình san sẻ tí con con” – một tình yêu đơn độc và tạm bợ nhưng vẫn phải được chia sẻ từng chút một. Tấm lòng của bà cô độc và yếu ớt, và nó cũng không hoàn toàn được hưởng hạnh phúc.

Câu thơ của Hồ Xuân Hương đã thể hiện nỗi đau thân phận của bà và cũng là nỗi đau chung của tất cả phụ nữ trong xã hội đương thời. Tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong xã hội đã khiến cho phụ nữ luôn phải đối mặt với nỗi đau và phản kháng trước số phận, luôn phải cố gắng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đây là tâm trạng đau buồn và phẫn uất của phụ nữ trước sự định đoạt của định kiến xã hội và duyên phận.

Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương miêu tả những tâm trạng đau đớn của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Những đoạn thơ xoay quanh chủ đề cuộc sống và thời gian đã tạo nên bức tranh đầy sắc màu về cuộc sống. Các từ ngữ được sử dụng rất tinh tế, khiến người đọc cảm nhận được sự xót xa, tủi hổ và đau khổ của nhân vật.

Điều đáng chú ý là tác giả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về sự đối nghịch trong cuộc sống. Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng rất tinh tế để diễn tả sự đối nghịch giữa cuộc sống vật chất và tinh thần. Từ “Xuân đi xuân lại lại” đã miêu tả được sự vô vị và khao khát của nhân vật muốn được yêu thương, sống đầy đủ ý nghĩa.

Bài thơ còn làm nổi bật nét đẹp và sức sống của thiên nhiên bằng cách sử dụng những hình ảnh đậm chất tự nhiên. Rêu vốn chỉ là sinh vật yếu ớt, nhưng từng đám vẫn hiên ngang vươn mình xiên ngang mặt đất để đón ánh mặt trời” hay Đá dù nhỏ bé so với bầu trời nhưng vẫn đua nhau đâm toạc chân mây, khẳng định sự hiện diện của mình đã diễn tả được sức mạnh của sự sống trong những vật nhỏ bé, đơn sơ.

Bài thơ của Hồ Xuân Hương không chỉ là những câu thơ đơn thuần mà còn là một tác phẩm văn học vĩ đại. Những dòng thơ mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Bài thơ của Hồ Xuân Hương xoay quanh chủ đề tình yêu và số phận bi kịch của người phụ nữ. Với những cảm xúc và tình cảm chân thành, bài thơ đã truyền đạt được những thông điệp sâu sắc về tình yêu, sự sống và đau khổ của cuộc sống.

Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2 mẫu 5

Trong số các bài thơ mang tính tâm sự của Hồ Xuân Hương, bài “Tự tình” được xem là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất. Nó phản ánh một tâm trạng buồn bã, cô đơn và nỗi khao khát yêu đời của một con người tràn đầy năng lượng, nhưng lại đối mặt với những khó khăn, chông gai trong cuộc sống. Điều đáng tiếc hơn là người viết vẫn chưa tìm thấy tình yêu đích thực, gặp phải những tình huống không may, khiến cho giấc mơ tình yêu của cô ấy bị vùi dập.

Thơ của Hồ Xuân Hương thực sự đúng như những lời ca ngợi nồng nhiệt của Tế Hanh, và đặc biệt nổi bật trong đó là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 được biết đến nhiều nhất. Trong đó, nếu như hai câu luận và hai câu thực thể hiện nỗi cô đơn, buồn bã, và sự khắc khoải của nhân vật trữ tình trước những rắc rối trong tình yêu như một lời than thở chán chường, thì hai câu luận và hai câu kết lại thể hiện tính cách mạnh mẽ và sự phản đối của nhà thơ với tình trạng đáng thương của phụ nữ, sợ rằng thời gian sẽ trôi qua quá nhanh và tình yêu sẽ không đến đúng lúc.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ của Hồ Xuân Hương bộc lộ sự phẫn uất và bực bội thông qua các hình ảnh thiên nhiên thông thường, nhưng giờ đây được thổi phồng lên bởi tâm trạng của nhà thơ. Lối viết đảo ngược cấu trúc càng thể hiện được sự chán ghét và uất ức của nhân vật, và cảnh vật cũng như đất trời đều thể hiện sự phẫn nộ. Nhân vật và thiên nhiên đều đang chống lại mọi thứ xung quanh, và giọng thơ được thể hiện thông qua các từ ngữ ngang ngạnh và bướng bỉnh. Rêu và đá được sử dụng để tượng trưng cho thân phận tội nghiệp của người phụ nữ trong quá khứ, nhưng giờ đây lại trở nên mạnh mẽ và phi thường, thể hiện khao khát của nhân vật được thoát khỏi sự đè ép của chế độ phong kiến và sống theo cách mà họ muốn. Hai câu thơ cuối cùng tả sự khao khát này và mong muốn được tự do thể hiện bản thân.
Sau những tâm trạng uất ức, Hồ Xuân Hương trong hai câu thơ kết đã quay trở lại với sự thực tế chán ngán của chính mình. Trong cái vòng xoay không lối thoát, trong nỗi đau đớn của phụ nữ.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Hồ Xuân Hương đã chán nản với thói quen éo le, bạc bẽo, sự lặp lại của mùa xuân theo luật tự nhiên. Có thể nhận ra rằng ở đây, Hồ Xuân Hương có quan điểm rất mới mẻ, mà sau này Xuân Diệu cũng đồng tình. Đó là quy luật của thời gian, của tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên, của trời đất đi qua lại trở về, nhưng tuổi xuân của con người thì khác, đặc biệt là tuổi xuân của người phụ nữ đã qua đi thì không trở lại, và rồi chúng ta sẽ già đi và mất đi. Vì vậy, Hồ Xuân Hương không thể không cảm thấy “chán” với cuộc sống. Tình cảm còn lại đã “vụn vỡ” và chỉ còn lại một mảnh nhỏ. Điều đó nhắc nhở về cuộc đời của Hồ Xuân Hương, bà đã lấy chồng hai lần và lần nào cũng phải sống theo ý người khác, thường xuyên chịu đựng nỗi đau khi phải sống với người chồng vui vẻ bên người phụ nữ khác.

Nỗi sớm góa bụa cùng với những thử thách mà Hồ Xuân Hương phải đối mặt với tư cách là một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh đã để lại cho Hồ Xuân Hương một nỗi đau và sự phẫn uất sâu sắc đối với xã hội phong kiến ​​bất công, lạc hậu mà bà đang sống. Thơ của bà, đặc biệt là tập thơ Tự tình thứ hai và toàn bộ tập thơ Tự tình nói lên nỗi khổ này và cảnh ngộ của người phụ nữ nói chung một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngay cả khi than thở về những bất công này, Hồ Xuân Hương cũng ca ngợi những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn trong tính cách và tâm hồn của những người phụ nữ này. Cô nhìn thấy ở họ một quyết tâm mãnh liệt để vượt qua số phận, một khao khát tình yêu và hạnh phúc, và một khả năng phục hồi và sức mạnh nội tâm sâu sắc.

-------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
3 14.141
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm