Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 9

Phiếu bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 9 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 3, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 9 tiếp nối Phiếu bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 8 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 9

Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm)

Con quạ thông minh

Một ngày nóng nực, chú quạ khát nước đến khô cả cổ. Chú cứ bay mãi bay mãi để tìm nước uống nhưng không thấy. Đột nhiên, chú nhìn thấy một cái bình nước ở dưới mặt đất. Chú vội vàng bay thẳng xuống để xem xem có chút nước nào sót lại trong bình không. Thật may làm sao, trong bình vẫn có một chút nước đủ để chú giải cơn khát.

Chú quạ cố nhét mỏ của mình vào cái bình. Đáng buồn thay, cổ của bình quá hẹp không vừa với cái mỏ của nó. Thế là, chú lại cố gắng để đẩy đổ cái bình xuống cho nước chảy ra ngoài. Nhưng bình quá to và nặng so với chút sức còn lại của quạ.

Không bỏ cuộc, quạ suy nghĩ xem mình nên làm gì để có thể uống được nước trong bình. Nhìn ra xung quanh, chú bắt gặp mấy hòn đá cuội nằm vương vãi trên mặt đất. Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh. Chú dùng mỏ của mình để nhặt nhạnh từng hòn sỏi một, rồi thả chúng vào bình. Càng nhiều sỏi được thả vào thì mực nước trong bình càng dâng lên cao. Chẳng bao lâu nước đã dâng lên đủ cao để quạ có thể uống. Kế hoạch của quạ thành công rực rỡ.

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

1. Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? (0,5 điểm)

A. Chú mèo

B. Chú lợn

C. Chú quạ

D. Chú voi

2. Trong ngày nóng nực, chú quạ đã cảm thấy như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cảm thấy vô cùng nóng nảy

B. Cảm thấy không khí oi bức

C. Cảm thấy mát mẻ, dễ chịu

D. Cảm thấy khát khô cả cổ

3. Khi chú quạ định uống nước trong bình thì chú gặp phải khó khăn nào khiến chú không thể uống được nước? (0,5 điểm)

A. Cổ của bình quá hẹp không vừa với cái mỏ của chú

B. Nước trong bình bị nắng làm cho nóng lên, khiến mỏ quạ bị bỏng

C. Nước trong bình chưa được đun sôi nên không thể uống

D. Nước trong bình có vị đắng như thuốc nên chú không uống được

4. Vì sao chú quạ lại không thể đẩy ngã chiếc bình để uống nước? (0,5 điểm)

A. Vì chú quá nhỏ bé so với chiếc bình

B. Vì chú sợ mình sẽ làm vỡ chiếc bình

C. Vì bình quá to và nặng so với chút sức còn lại của chú

D. Vì chiếc bình đã được dính chặt vào mặt đất

5. Chú quạ đã nghĩ ra sáng kiến nào để có thể uống được nước? (0,5 điểm)

A. Dùng ống hút để uống nước trong bình

B. Nhặt các viên sỏi để vào trong bình

C. Nhờ bác gấu rót nước ra để uống

D. Tiếp tục bay đi xa hơn để tìm nguồn nước khác

6. Sau khi chú quạ thả các viên sỏi vào bình thì điều gì đã xảy ra? (0,5 điểm)

A. Mực nước trong bình dâng lên cao đủ cho quạ uống

B. Nước trong bình bị sỏi làm cho đục hết

C. Nước trong bình bị tràn hết toàn bộ ra ngoài

D. Những viên sỏi hút hết nước ở trong bình

Câu 2: Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu dưới đây (0,5 điểm):

Chú quạ cố nhét mỏ của mình vào cái bình.”

Câu hỏi: ______________________________________________________

Câu 3: Em hãy gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu sau (0,5 điểm):

“Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh”

Câu 4: Em hãy nêu bài học mà mình rút ra được từ câu chuyện trên. (1 điểm)

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi.

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu miêu tả ông trăng.

Đáp án đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 9

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

1. C

2. D

3. A

4. C

5. B

6. A

Câu 2:

Câu hỏi: Ai đã cố nhét mỏ của mình vào cái bình?

Câu 3:

Gạch chân từ “thông minh”

Câu 4:

Bài học: Khi gặp khó khăn chúng ta không nên nản lòng mà cần kiên trì tìm nhiều cách khác nhau để vượt qua.

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Tập làm văn

Bài tham khảo 1:

Em rất thích ngắm ông trăng vào đêm rằm mỗi tháng. Lúc ấy, ông trăng tròn vành vạnh như cái bánh đa mà em thích ăn. Khi đó, cũng là lúc ông trăng sáng nhất trong cả tháng. Ông tỏa ánh sáng trắng dìu dịu giúp mọi người nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Vào các đêm trăng rằm, mọi người sẽ ra sân cùng nhau ngắm trăng và trò chuyện. Còn em sẽ cùng các bạn chơi trò chơi dưới ánh trăng vàng. Vì vậy, em thích nhất là các đêm trăng tròn.

Bài tham khảo 2:

Hôm nay, lúc em và bố mẹ trở về từ nhà bà thì trời đã tối rồi. Ông trăng đã lấp ló ở trên cao sau những đám mây. Ông trăng đêm nay không tròn mà bị khuyết mất một phần. Giống hệt như cái bánh tròn đã bị ai cắn một miếng. Khi đi đường, em cứ có cảm giác như là ông trăng đang đi cùng em về nhà vậy. Đến khi đêm đã khuya, em chuẩn bị đi ngủ, ông trăng đã lên rất cao trên đỉnh bầu trời. Mẹ bảo ông trăng là người gác đêm cho mọi người được ngủ ngon. Thế nên, em rất quý ông trăng.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 9 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 3, đề thi giữa kì 1 lớp 3đề thi học kì 1 lớp 3. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
2 1.050
Sắp xếp theo

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 3

    Xem thêm