Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tả một món ăn dân dã, đậm đà

Tả một món ăn dân dã, đậm đà lớp 3

Văn mẫu lớp 3: Tả một món ăn dân dã, đậm đà là bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Qua những bài văn này các em học sinh sẽ biết cách làm bài văn tả món ăn, rèn luyện khả năng diễn đạt tốt và làm văn hay.

Đề bài: Em hãy miêu tả một món ăn dân dã, đậm đà - Văn miêu tả lớp 3

Dàn ý Tả một món ăn dân dã, đậm đà

  • Giới thiệu về món ăn định tả
  • Cảm nhận của em về món ăn đó (hương vị, màu sắc, cách trình bày…)
  • Cách chế biến/ những nguyên liệu chính trong món ăn.
  • Món ăn đặc trung của vùng miền nào?
  • Cảm nhận của em về món ăn đó.

Tả một món ăn dân dã, đậm đà - Mẫu 1

Tả một món ăn dân dã, đậm đà - Mẫu 1

Bánh xèo ở các chợ quê, các nhà hàng, đâu mà chả có. Nhưng chỉ bánh xèo bông điên điển mới thật ngon, thật đậm đà.

Cây điên điển có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Hằng năm, cứ đến mùa nước lền, cây điên điển trổ bông vàng mượt khắp các cánh đồng nước nổi. Chiếc ghe lướt qua, bông điên điển toả hương quyện lấy nắng mai, gió chiều, sương khuya cứ thấm vào hồn người lâng lâng. Giữa những ngày mưa gió mịt mù, sổng trong cảnh trời nước mênh mông, được ăn một bữa bánh xèo bông điên điển, bạn sẽ không bao giờ quên cái hương vị dân dã đậm đà ấy của Đồng Tháp Mười.

Bột gạo xay, giã nhuyễn pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ… làm cho bánh vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để ráo nước. Bông, nụ, nhánh non được thái nhỏ. Thịt lợn xắt miếng mỏng, tạo thành thỏi dài, đem ướp muối tiêu, tỏi, đường, bột ngọt… để độ nửa giờ cho thịt ngấm gia vị. số thịt này đem xào, đến lúc gần chín cho điên điển vào xào chung, đến một độ vừa phải thì xúc ra tô to, đĩa lớn.

Để có được chiếc bánh giòn, vàng ươm và thơm, các bà, các chị sẽ trổ tài lúc chiên bánh. Bắc cái chảo gang lên bếp, chỉ cho lửa liu riu. Dùng cọng lá chuối vát một đầu, chấm mỡ hay dầu ăn thoa đều lên mặt chảo đã nóng già. Lấy muôi múc bột đố vào chảo, tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép (đã được chế biến) lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, dùng đũa gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, có thể lật qua rồi xúc ra đĩa, bày lên mâm.

Bánh xèo bông điên điển có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, gia vị, bông điên điển. Bánh được ăn nóng với các loại rau nơi vườn quê nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ… Miếng bánh cuốn với các loại rau, chấm nước mắm đã pha sẵn. Nhâm nhi với hai, ba chung rượu đế. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài.

Tả một món ăn dân dã, đậm đà - Mẫu 2

Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể.

Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những phụ nữ gọn gàng trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa “cơm vua” phục vụ khách du lịch và trong các bữa tiệc “cơm cung đình” chiêu đãi các khách quý.

Từ khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp loại là di sản thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế ngày càng đông. Vì vậy, song song với kiểu kinh doanh “cơm vua” trong các khách sạn, nhà hàng… ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những “phố bánh bèo” này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo – một món đặc sản của đất cố đô.

Tả một món ăn dân dã, đậm đà - Mẫu 3

Tả một món ăn dân dã, đậm đà

Trong bài thơ Đất nước, Nguyễn Đình Thi mở đầu bằng hai câu:

Sáng mắt trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới.

Mùa thu Hà Nội cũng là mùa cốm. Những hạt cốm xanh non ngọt thơm được coi là đặc trưng của đất Hà Thành, cốm ngon nhất là vào độ giữa thu, khi gió heo may nhẹ đưa, sữa hạt lúa nếp như tích tụ cả tinh hoa của trời và đất để làm nên sự ngọt bùi, chỉ ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Với người Hà Nội, cốm là món quà tao nhã, gợi nhớ. Hạt cốm xanh, mềm, thơm nồng mùi nắng thu, gói trong lá sen, buộc bằng sợi rơm tươi vàng nhạt, trên quang gánh của các bà, các cô bán rong len lỏi vào từng ngõ nhỏ với tiếng rao tha thiết. Vào những ngày giữa thu, khi nắng đã nhạt và thoảng trong gió heo may, cùng trái bưởi vàng, quả hồng mọng đỏ, nải chuối tiêu trứng cuốc, đĩa cốm xanh tạo thêm màu sắc cho mâm cỗ Trung thu, một món lộc trời thu.

Vì là món quà tao nhã, cốm ăn không cốt no mà là nhâm nhi, thưởng thức.

Nói đến cốm Hà Nội là phải nói đến thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ thứ nếp cái vừa qua kì đố sữa. Lúa nếp nào cũng làm nên cốm, nhưng muốn cho cốm dẻo, ngậy thơm thì phải là nếp cái hoa vàng, một loại nếp đặc sản của riêng vùng quê cốm.

Ngoại thành Hà Nội có nhiều làng quê làm cốm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, vốn là vùng trù phú, đất còn thấm đẫm phù sa sông Hồng. Người dân nơi đây gắn bó với ruộng đồng và nghề làm cốm cha truyền con nối tự bao đời. Nghề làm cốm cũng lắm công phu. Khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ độ mươi ngày nữa gặt rộ, đó là lúc người làng cốm đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy về chế biến. Muốn cốm ngon thì phải tính toán cắt lúa đúng lúc. Lúa già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão mất ngon. Thường lúc gặt hôm nào đem rang và giã cốm hôm đó. Nghề làm cốm vất vả nhất là công đoạn rang lúa. Rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp nhàng, nhẹ và đều, sao cho cốm mịn và dẻo. Vào những ngày mùa thu, chiều chiều vào làng cốm, ta sẽ được thưởng thức cái hương thơm ngọt ngào lan toả, cùng tiếng chày giã cốm thậm thịch thâu đêm…

Mùa thu Hà Nội, mùi hương hoa sữa, mùa hương cốm mới hoà quyện, ấm áp mọi nẻo đường. Người Hà Thành đi xa sẽ không thể quên vị ngọt ngào dẻo thơm của cốm sữa gói lá sen.

Tả một món ăn dân dã, đậm đà - Mẫu 4

Tả một món ăn dân dã, đậm đà

Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.

Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
42
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tập làm văn lớp 3 Cánh diều

    Xem thêm