Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn minh thế giới nửa sau thế kỉ XX

Văn minh thế giới nửa sau thế kỉ XX được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

Trong nửa sau thế kỉ XX, nhân loại trải qua cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được bắt đầu từ những năm 40. Với quy mô to lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa lại nhiều thành tựu và đổi thay vô cùng to lớn trên mọi mặt của đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy.

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Những đòi hỏi bức thiết đặt ra cho cách mạng khoa học - kĩ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật, có năng suất cao, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và tạo ra những vật liệu mới thay thế.

Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XIX (còn gọi là cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất) với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại ngày nay (còn gọi là cách mạng kĩ thuật lần thứ hai) có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều.

Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là tự động hóa cao độ bảng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, nhưng công cụ sản xuất mới tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên cứu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la.

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ trước, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghiệp hàng ngày.

Một đặc điểm khác trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay dễ dàng nhận thấy là thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ rõ: đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến đầu những năm 70 với những đặc trưng cơ bản là:

  • Sự phát triển của ngành năng lượng mới.
  • Những vật liệu mới cho phép đổi mối và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ.
  • Cách mạng sinh học.
  • Máy tính có thể làm từ hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.

Giai đoạn thứ hai từ khoảng giữa những năm 70, bắt đầu có những đặc điểm mới. Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học.

Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp, trong giai đoạn này, cách mạng tin học, máy tính thay thế nhiều chức năng của lao động trí óc.

Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật và đã thu được những thành tựu kỳ diệu. Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa. Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho cộng đồng, cuộc sống trở nên dễ chịu. Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh.

Công nghệ cũng được hiểu cụ thể là kĩ năng và các thủ tục nhằm chế tạo, sử dụng những sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ còn bao hàm cả kĩ năng quản lí, tổ chức, tài chính và tiếp thị...

Như vậy, theo sự thống nhất của các tổ chức quốc tế về công nghiệp - công nghệ, công nghệ được thể hiện trong 4 thành phần: phần thiết bị (máy móc, kết cấu xây dựng, nhà xưởng), phần con người (đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lí dây chuyền thiết bị...), phần thông tin (tư liệu, dữ kiện, bản mô tả sáng chế, bí quyết...), phần quản lí - tổ chức (các hoạt động, tạo lập mạng lưới, tuyển dụng nhân lực, trả lương...).

Do đó công nghệ nhất thiết phải chứa đựng hàm lượng về trí tuệ, thông minh, cải tiến để đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.

2. Những thành tựu khoa học công nghệ

Máy tính điện tử và công nghệ thông tin: Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường trong sản xuất và đời sống. Bên cạnh những thành tựu to lớn của nhiều ngành khoa học, sự xuất hiện máy tính điện tử với các thế hệ nối tiếp nhau đã tạo ra các xu thế, các quan hệ hoàn toàn mới lạ trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Khác hẳn với những máy móc ở thời đại công nghiệp truyền thống làm việc với nguyên liệu, máy tính điện tử làm việc với các tín hiệu gọi là thông tin. Dựa trên công nghệ vi điện tử, máy tính điện tử đóng vai trò cốt lõi của một ngành mới là tin học - ngành xử lí thông tin một cách tự động.

  • Kế từ chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm 1946, cho tối nay máy tính điện tử đã trải qua 4 thế hệ.
  • Ở thế hệ thứ nhất từ năm 1950 đến 1960, cấu trúc đèn điện tử chân không, tiêu tốn nhiều năng lượng, kích thước khổng lồ mà tốc độ tính toán chậm (vạn phép tính/giây). Thập niên 1960, công nghệ bán dẫn (transitor) đã đưa máy tính điện tử sang thế hệ thứ hai, giảm năng lượng tiêu thụ, gọn nhẹ, dung tích bộ nhớ tăng cùng với sự tăng tốc độ tính toán (triệu phép tính/giây). Linh kiện bán dẫn là một linh kiện điện tử rất nhỏ, hoạt động theo nguyên lí đập nhịp "có, không" và điều rất quan trọng là nó tương tự với tư duy lôgic sơ đẳng của bộ não người là đồng ý hay phản đối. Tiếp theo, vào đầu thập niên 1970, ngành công nghiệp điện tử đã có một bước tiến phi thường khi chế tạo các vi mạch, còn gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit) thuộc các bộ vi xử lí (MP - microprocessor). Trên một diện tích cỡ vài chục cm2 của miếng vi mạch chứa đựng được hàng trăm ngàn linh kiện bán dẫn và tạo ra khả năng xử lí thông tin một cách tự động. Các bộ vi xử lí được ghép nối thành các máy vi tính để trên bàn làm việc, xách tay... đưa máy tính điện tử vào thế hệ thứ ba. Cuối thập niên 70, máy tính điện tử bước vào thế hệ thứ tư, đó là những loại có cấu kiện vi mạch với độ tích hợp rất cao, hàng triệu linh kiện bán dẫn điện trên một diện tích vài cm2.
  • Các máy tính điện tử đến thế hệ thứ tư đều giúp con người chủ yếu trong lĩnh vực tính toán, xử lí thông tin. Gần đây, những thiết kế các loại máy tính điện tử thế hệ thứ năm muốn làm nên một cuộc biến động lớn, giúp con người trong suy luận thông minh, và máy tính điện tử thế hệ thứ sáu sẽ giúp con người trong sáng tạo.
  • Trong những thập niên gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin học và viễn thông, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi cách mạng truyền dữ liệu. Đặc biệt đã hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) và trong tương lai sẽ là các siêu lộ thông tin phủ khắp mọi địa bàn trong nước và trên thế giới. Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Yếu tố thông tin ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và xã hội. Nền văn minh nhân loại đã sang một chương mỏi, tri thức trở thành nguồn lực cho sự phát triển.
  • Tác giả của thuyết "Ba làn sóng của văn minh nhân loại" Alvin Toffler đã viết về máy tính điện tử như sau: Đó là một trong những thành tựu kì diệu nhất của con người, vì chúng nâng cao sức mạnh trí óc như công nghệ. Làn sóng thứ hai đã làm tăng sức mạnh cơ bắp của chúng ta, và chúng ta không biết trí óc của chúng ta sẽ đưa chúng ta đến đâu... Máy tính sẽ giúp chúng ta suy nghĩ sâu hơn về chúng ta và về thế giới.
  • Một thành tựu rực rỡ của công nghệ điện tử là sự ra đời của người máy (rôbốt), nó chứa đựng cả hai ưu điểm của tự động hóa: giúp con người về lao động cơ bắp và về trí tuệ.
  • Rôbốt đầu tiên được chế tạo tại Mĩ vào năm 1961 với chức năng như "một nhân công đơn giản bằng thép". Qua thời gian, nhờ các bộ vi xử lí, rôbôt thực hiện được những động tác phức tạp, có thể hàn, sơn tự động và chuyển dần đến dạng thông minh biết đánh cờ, chơi âm nhạc, nhận biết và phản ứng với môi trường. Sức lao động con người ngày càng đắt giá, rôbốt ngày càng phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quản lí, sản xuất, kể cả công nghệ chế tạo đòi hỏi chính xác (lắp ráp linh kiện điện tử), những nơi lao động nặng nhọc nguy hiểm như trong hầm mỏ, trong lò phản ứng hạt nhân.
  • Các nguồn vật liệu mới: Một đặc trưng quan trọng của sự phát triển kinh tế được biểu hiện thông qua các vật liệu sử dụng, coi đó là nền văn minh vật liệu. Qua các thời kì đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, con người đã từ cuộc sống mông muội đến những xã hội của tiện nghi sang trọng. Giữa công nghệ cao cấp (như vi điện tử) và vật liệu (như các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn...) có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. Ngày nay, vật liệu mới được tạo nên theo 2 tuyến: kim loại và phi kim loại. Theo hướng phi kim loại, vật liệu mới dựa trên các tổ hợp vật liệu phi kim loại mới như gôm, sợi thủy tinh... với các tính chất vật lí mới đang đem lại nhiều triển vọng rực rỡ.
  • Trong thập niên 80, loài người lại được tiếp nhận một công nghệ cao cấp rất hiệu quả là tia lade (laser _ khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức). Đó là một chùm ánh sáng có tần số rất cao, độ hội tụ và công suất cực lớn. Công nghệ lade ra đời chưa lâu nhưng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải phẫu, cắt và tiện kim loại, trắc địa, quân sự...
  • Trong công nghệ thông tin, tia lade phối hợp với vật liệu sợi thủy tinh đã mở ra những chân trời mới của ngành viễn thông - quang điện tử.
  • Vật liệu sợi thủy tinh được chế tạo thành những cáp quang có tên cáp sợi thủy tinh quang dẫn được cấu trúc bởi hai loại thủy tinh có chiết xuất khác nhau, loại chiết xuất thấp bọc ngoài tia lade khi đi trong cáp không bị khuếch tán ra môi trường xung quanh, nhờ vậy hao tổn thấp. Tín hiệu truyền được xa mà không cần trạm tiếp vận, do trọng lượng nhẹ, cỡ nhỏ nên một sợi thủy tinh có thể thay thế hàng trăm sợi dây đồng. Ngoài ra cáp quang còn không bị nhiễm bởi điện từ trường. Như thế đã xuất hiện một phương tiện viễn thông tuyệt hảo. Đó là những cáp chứa nhiều sợi thủy tinh nhỏ như sợi tóc, dùng tia sáng lade chạy qua trong dạng "lóe sáng - tắt" đế truyền âm thanh, hình ảnh, số liệu, chữ viết... với khối lượng thông tin gấp hàng trăm lần so với việc truyền bằng sóng điện trong dây đồng thường dùng.
  • Lần đầu tiên trên thế giới, ngày 14-12-1988 đường cáp quang khổng lồ xuyên dưới đáy Đại Tây Dương nối liền nước Mĩ với Châu Âu đã chuyển cùng lúc 40 ngàn cuộc đàm thoại. Sau đó, tháng 9 - 1989, tuyến cáp quang lớn thứ hai đã được rải dưới đáy Thái Bình Dương dài 1600 km nối liền nước Mĩ với Nhật Bản. Tiếp đó, nhiều dự án lớn có tính toàn cầu về cáp quang đã được đề ra dài mấy chục triệu km qua nhiều đại dương nối Bắc Mĩ - Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Á trong đó có cả Việt Nam. Với thiết bị Fax (máy sao chụp viễn thông) các bên đối tác xa cách nhau hàng vạn km có thể cùng soạn văn bản, kí kết hợp đồng trong "tức khắc".

Công nghệ sinh học trong vài thập niên gần đây đã có những đột phá phi thường. Bước ngoặt quyết định là vào năm 1973 khi thế giới chứng kiến sự ra đời của công nghệ di truyền, bởi nó chứa đựng một hàm ý lớn lao là con người có khả năng can thiệp vào thiên chức của tạo hóa. Với những thành tựu trong nông nghiệp và y học, công nghệ sinh học chắc chắn sẽ đem lại những cân bằng lương thực mới cho hành tinh và nhiều hỗ trợ đắc lực về sức khỏe cơ thể con người. Sinh học từ một khoa học "quan sát" đã trở thành một khoa học "hành động".

  • Mục tiêu chủ yếu của công nghệ sinh học là sử dụng các đối tượng như vi sinh vật, virút, tế bào động - thực vật để thu được các sản phẩm hữu ích cho con người thông qua các quá trình công nghệ. Công nghệ sinh học tập trung vào 4 lĩnh vực: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim.
  • Công nghệ gen đồng nghĩa với công nghệ di truyền. Các nhà sinh học đã phát hiện rằng, mọi thông tin di truyền về hình dáng, tính chất của cơ thể được ghi lại trong phân tử một loại axít có tên là AND (axít đêzôxiribônuclêic). Gen là một phân đoạn của AND. Bản chất của công nghệ gen là thiết kế các phân tử AND trong ống nghiệm, còn gọi là tái tổ hợp AND, sau đó đưa chúng vào cơ thể sống của động vật hoặc thực vật. Công nghệ tái tổ hợp AND này nhằm đưa gen mới vào, có thể sử dụng cả gen lạ về mặt sinh vật để biến đổi gen hiện có, nhằm sáng tạo ra những sinh vật mới. Nhờ công nghệ gen, nhiều chất vắcxin chữa bệnh hiểm nghèo đã được chế tạo, chẩn đoán được bệnh trước khi đứa trẻ ra đời... Công nghệ gen chính là nền móng cho cuộc cách mạng sinh học sắp xảy ra, cung cấp những hiểu biết sâu sắc, mới lạ về bản chất di truyền, tiến hóa của loài, của thế giới động - thực vật.
  • Công nghệ tế bào đã đi đến những kết quả lớn trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Việc nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã tạo ra khả năng nhân nhanh và phục tráng cây trồng. Từ những lát mô trong phòng thí nghiệm đã thu được hàng triệu cây con hàng năm, đã tạo được những loài cây sạch bệnh, các giống cây lai tạo với chất lượng đặc biệt và năng suất cao. Trong chăn nuôi, việc chuyên phôi (trứng đã thụ tinh) của một bò cái có nhiều điểm ưu việt về thịt và sữa sang các bò cái khác mang thai hộ đã tạo nên khả năng một con bò sinh được 20 - 40 bê con, mà trước đây chỉ được 3-4 con. Ngay cả với người cũng đã có khả năng đặt phôi của một người phụ nữ vào bụng người mẹ khác và xuất hiện "dịch vụ đẻ thuê" ở một số nước.
  • Công nghệ vi sinh hiện nay tập trung vào sử dụng các vi sinh vật để sản xuất những chất vitamin, prôtêin hoặc kháng sinh diệt cỏ, chống ung thư... chê ra thuốc diệt sâu bệnh không mang độc tố cho người, lên men các chất phế thải của đô thị, nông thôn góp phần đắc lực cho vệ sinh môi trường.
  • Công nghệ enzim nhằm tạo nên các chất xúc tác sinh học tên là enzim có hoạt tính mạnh hàng vạn, hàng triệu lần so với các xúc tác vô cơ đã tồn tại trong công nghiệp hóa học. Enzim có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, ezim từ quả đu đủ dùng làm mềm thịt, để thuộc da; enzim dùng trong tổng hợp hữu cơ, trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu...

Cùng với những hướng trên, gần đây trong công nghiệp sinh học nở rộ những nghiên cứu về nơrôn (tế bào thần kinh) và não. Ở những sinh vật có tổ chức cao cấp như loài người thì gen và nơrôn là hai yếu tố chủ đạo chịu trách nhiệm hầu hết về các đặc điểm. Bản chất cuộc đối thoại giữa gen và nơrôn là vấn đề trung tâm của sinh học.

Công nghệ sinh học mang nhiều hi vọng cho con người, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những khía cạnh lo ngại về sinh thái, đạo đức - nhân văn và pháp luật, đòi hỏi chính con người phải giải quyết (như thiên nhiên bị biến dạng theo thiết kế của con người, sinh vật được cấu tạo lại có thể làm hại môi trường và phá vỡ sinh thái, lập trình gây ung thư bằng di truyền của một kẻ ác nào đó...).

Như thế, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, mà gần đây còn gọi là cách mạng khoa học - công nghệ, đã thu được những thành tựu kì diệu theo hướng ngày càng hoàn thiện từ cơ khí, điện khí đến điện tử học vi mô, sinh học; từ loại hình tiêu tốn nhiều năng lượng đến dạng tự động hóa xử lí thông tin; từ nền công nghiệp của những ống khói nhà máy đến nền kinh tế "mềm" nhiều yếu tố dịch vụ - tượng trưng.

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm tăng của cải xã hội và làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh hơn. Đời sống xã hội có những thay đổi to lớn và hầu như trên mọi mặt từ kinh tế - sản xuất, chính trị - quyền lực và cơ cấu lao động xã hội.

Nhưng mặt khác, từ xã hội công nghiệp hiện đại, nhân loại phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu nóng bỏng như: nguy cơ hạt nhân, ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của sinh thái hành tinh, tình trạng bạo lực - khủng bố, nạn ma túy, bệnh AIDS, sự bùng nổ dân số và sự nghèo khổ của nhiều khu vực chậm phát triển, sự phân phối không đồng đều về lương thực, thực phẩm và của cải...

3. Công cuộc chinh phục vũ trụ

Bay vào vũ trụ và thám hiểm mặt trăng cùng các hành tinh là ước mơ từ ngàn xưa của bao thế hệ loài người và cũng là bước tiến phi thường thể hiện rực rỡ trí tuệ con người trong nửa sau thế kỉ XX. Cái cản trở lớn nhất là sức hút của Trái Đất như một sức mạnh vô hình trói chặt con người và vạn vật vào đó. Người ta tính rằng, một vật thể từ dưới đất phóng lên muốn thoát khỏi sức hút của Trái Đất, không rơi xuống nữa mà bay vòng tròn quanh Trái Đất phải đạt tốc độ vũ trụ cấp 1 bằng 7,92 km/giây, tức là gần 28.800 km/giờ.

Nếu tốc độ tăng hơn 9 km/giây thì vật thể sẽ bay quanh Trái Đất theo hình elíp, tốc độ càng lớn thì hình elíp càng dẹt. Nếu tốc độ đạt đến 11,2 km/giây (tốc độ vũ trụ cấp 2) thì vật thể sẽ thoát hắn sức hút Trái Đất, không bay quanh Trái Đất nữa nhưng sẽ bị mặt trời hút và trở thành một hành tinh nhân tạo của Mặt trời. Nếu đạt đến tốc độ 16,5 km/giây thì không những thoát khỏi sức hút của Trái Đất mà còn thoát khỏi cả sức hút của Mặt Trời và đi tới các vì sao khác. Tốc độ này gọi là tốc độ vũ trụ cấp 3.

Nhà bác học Nga Côngxtăngtin Xiôncôpxki (1857 - 1935), ông tổ của khoa học du hành vũ trụ Liên Xô và thế giới, là người đầu tiên đã đề ra ý niệm bay vào vũ trụ bằng tên lửa nhiều tầng. Trong tác phẩm kinh điển Thám hiểm khoảng không vũ trụ hằng động cơ phản lực, C.Xiôncôpxki lần đầu tiên đề ra những công thức tính toán về tên lửa.

Tháng 8 - 1933, Liên Xô đã thực hiện việc phóng tên lửa đầu tiên. Tên lửa nặng 19 kilôgam, dài 2,4 mét, sức đẩy 25 - 30 kg, bay lên cao 400 m trong 18 giây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kĩ thuật tên lửa Liên Xô phát triển nhanh chóng, từ những tên lửa tầm vừa 3.000 - 4.000 km (tốc độ 4 - 5 km/giây) đến tên lửa vượt đại châu 10.000 - 15.000 km (tốc độ 7,2 - 7,6 km/giây).

  • Phóng vệ tinh nhân tạo và tàu vũ trụ: Nhờ sự phát triển nhanh chóng đó, ngày 4-10-1957, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất mang tên "Xpútních". Đó là một quả cầu thép nhẵn bóng đường kính 58 em và nặng 83,5 kg. Sự kiện này đã mở đầu cho kỉ nguyên vũ trụ.
    • Vệ tinh được phóng lên bởi tên lửa A.I do Côlôrép chế tạo, bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cách mặt đất 227 km, điểm cao nhất cách 947 km, thời gian bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút.
    • Sau lần thất bại vào đầu năm 1957, ngày 1-2-1958, Mĩ phóng vệ tinh đầu tiên nặng 13,5 kg.
    • Gần 4 năm sau, ngày 12-4-1961, Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ, Phương Đông (Vostok) chở Iuri Gagarin - nhà du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới bay vào vũ trụ. Nếu như chuyến bay một vòng quanh Trái Đất trong 108 phút của Iuri Gagarin có tính chất mở đường cho con người bay vào vũ trụ thì chuyến bay thứ hai 17 vòng mất 25 giờ 18 phút của Gécman Titôp ngày 6-8-1961 chứng tỏ khả năng ăn, ngũ, hoạt động bình thường trong hơn một ngày của con người trong vũ trụ.
    • Mười tháng sau khi Liên Xô phóng tàu Phương Đông I chở Iuri Gagarin, ngày 20-2-1962, Mĩ phóng tàu vũ trụ đầu tiên mang tên Sao Thủy chở Giôn Grin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Mĩ.
    • Tháng 6-1963, một chuyến bay sóng đôi được thực hiện giữa tàu Phương Đông 5 chở V.Bưcốpxki và Phương Đông 6 chở Valentina Têrescôva, nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới.
    • Các con tàu vũ trụ Phương Đông là loại tàu chở một người, nặng khoảng 4,7 tấn, phóng bằng tên lửa có sức đẩy khoảng 500 tấn. Tàu vũ trụ chở một người mang tên "Sao Thủy" của Mĩ nặng khoảng 1,5 tấn, phóng bằng tên lửa có sức đẩy khoảng 135 tấn.
    • Tháng 3-1965, Liên Xô bắt đầu phóng loại tàu vũ trụ mới mang tên Rạng Đông nặng hơn 5 tấn, chở 2-3 người. Gần nửa năm sau, Mĩ phóng loại tàu Jêmini chở 2 người, nặng khoảng gần 3 tấn. Trong hai năm 1965 - 1966, Mĩ đã phóng tất cả 13 tàu vũ trụ Jemini.
    • Trong 10 năm đầu của kỉ nguyên vũ trụ 1957 - 1967, có thể nói kế hoạch chinh phục vũ trụ của Liên Xô và Mĩ giống nhau nhưng Liên Xô đã đi trước một bước. Sang năm 1967, hai nước bắt đầu thực hiện hai kế hoạch khác nhau. Liên Xô phóng các tàu vũ trụ Liên Hợp nhằm tiến tới xây dựng các trạm quỹ đạo lớn có người điều khiển, bay dài ngày quanh Trái Đất, còn Mĩ tập trung cố gắng thực hiện kế hoạch Apollo đưa con người lên mặt trăng.
    • Ngày 12-4-1981, dũng 20 năm sau chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, Cơ quan nghiên cứu Hàng không và Vũ trụ của Mĩ (NASA) đã phóng tàu con thoi đầu tiên Columbia chở hai nhà du hành vũ trụ J. Young và R. Crippen.
    • Tàu con thoi là tàu vũ trụ đầu tiên có thể thu hồi và sử dụng lại cho các chuyến bay sau. Đó là con tàu hàng không vũ trụ thực sự, nặng hơn 2000 tấn, cất cánh như một tên lửa (thẳng đứng) và phần chính của nó (orbiter) là một loại máy có cánh tam giác, nặng khoảng 100 tấn, được đặt lên quỹ đạo ở một độ cao thấp (160 tới 1.100 km) quanh Trái Đất. Orbiter sau đó lượn trơ về khí quyển để rồi hạ cánh xuống một đường bảng như một chiếc máy bay. Tàu con thoi có thể chở 30 tấn và một đội bay từ 4 đến 7 phi công vũ trụ, trong đó có hai người lái.
    • Sau con tàu thứ nhất Columbia tháng 4- 1983, con tàu thứ hai Challenge đã được phóng lên, con tàu thứ ba Discovery và con tàu thứ tư Atlantic đã lần lượt bay vào vũ trụ các năm 1984 và 1985.
    • Năm 1988, Liên xô đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi không người lái (tàu Buran) và hoàn toàn tự động hóa.
    • Sau Liên Xô và Mĩ, Pháp là cường quốc vũ trụ thứ ba phóng một vệ tinh nhỏ "Astérix" nặng 38 kg bằng tên lửa "Diamand" vào ngày 26-11-1965 do Pháp chế tạo. Ngày 11-2-1970, Nhật Bản phóng vệ tinh "Ôxumi" nặng 22,5 kg bằng một tên lửa 4 tầng. Ngày 24-4-1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên nặng 173 kg, tiếp đó là các vệ tinh thứ 2 (3-1971), thứ 3 (7-1975) và thứ 4 (11-1975). Vệ tinh thứ tư này lần đầu tiên được thu hồi về Trái Đất (2-12-1975).
    • Các nước Anh, CHLB Đức, Canada, Italia, Ôxtrâylia lần lượt phóng các vệ tinh bằng tên lửa tự chế tạo (Anh, CHLB Đức), hoặc bằng tên lửa của Mĩ (Canada, Italia...). Ngày 19-4-1975 vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Ấn Độ "Ariabata" đã được phóng lên bằng tên lửa Liên Xô từ sân bay vũ trụ của Liên Xô. Vệ tinh này nặng 360 kg, phần lớn do Ấn Độ tự chế tạo. Sau này, người Ấn Độ đã tự sản xuất các vệ tinh cũng như các tên lửa tự phóng lên.
    • Một cuộc chạy đua vào vũ trụ đã diễn ra thật khẩn trương và nhộn nhịp. Theo tài liệu của Trung Quốc thì trong hơn 30 năm qua (tính đến 1991), 3.824 vệ tinh đã được phóng lên. Trong đó 2.461 vệ tinh là của Liên Xô (chiếm 65%), Mĩ - 1.120 (chiếm 29%), các nước và các tổ chức khác - 243 vệ tinh (chiếm 6%). Vệ tinh quân sự chiếm tỉ trọng rất lớn - 67%. Tuy nhiên, do tuổi thọ của chúng có hạn nên thực tế số vệ tinh làm việc trên quỹ đạo không nhiều như con số thống kê.
    • Với sự "trỗi dậy" về mọi mặt, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ trong cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ. Sau việc phóng thành công một loạt vệ tinh nhân tạo "Đông phương hồng" (từ 1970) và các tàu "Thần Châu" không người lái (từ 1999), ngày 15-10-2003 Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 cùng với nhà du hành duy nhất Dương Lợi Vũ. Với sự kiện này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới đưa người vào quỷ đạo Trái Đất sau Liên Xô và Mĩ. Hai năm sau, vào ngày 12-10-2005, Trung Quốc đã phóng thành công tàu Thần Châu 6 vào không gian, cùng hai phi hành gia Nhiếp Hải Thắng và Phi Tuấn Long kéo dài 5 ngày.

Theo các nguồn tin, Ấn Độ sẽ đưa người lên vũ trụ vào năm 2016.

  • Thám hiểm Mặt Trăng: C. Xiôncôpki, người đặt nền móng cho ngành khoa học vũ trụ, đã viết: "Trái Đất là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nhưng cũng như đứa trẻ không thể sống mãi trong nôi, con người sẽ không mãi mãi dừng lại trên mặt đất mà sẽ từng bước chập chững đi xa dần Trái Đất, đi lên các hành tinh và xa hơn nữa vào khoảng không vũ trụ". Ước mơ của "người thầy giáo xứ Caluga" cách đây hơn nửa thế kỉ ngày nay đang trở thành hiện thực.
    Mặt Trăng là thiên thể ở gần Trái Đất nhất. Vì vậy ước mở đầu tiên của con người là bay lên cung Trăng.
    • Biết bao truyền thuyết và tiểu thuyết ở phương Đông và phương Tây đều xoay quanh ước mơ ấy như "Đường Minh Hoàng du nguyệt điện gặp chị Hằng Nga xinh đẹp, xem điệu múa Nghê thường", câu chuyện dân gian chú Cuội và chị Hằng Nga, hoặc cuốn Con người trên Mặt Trăng xuất bản năm 1638 ở Anh của Frăngxit Gốtuyn, rồi Từ Trái Đất lên Mặt trăng và Vbng quanh Mặt Trăng của nhà văn viết truyện viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Giuyn Vécnơ (1828 - 1905) được viết ra vào nửa sau thế kỉ XIX Trong các tác phẩm để lại, G.Vécnơ đã tiên đoán được rất nhiều phát minh khoa học kĩ thuật của thế kỉ XX, từ chuyên bay đầu tiên của con người lên Mặt Trăng đến nhà chọc trời, tàu ngầm, điện thoại tự động, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình và cả lade nữa. Đế đưa người lên Mặt Trăng, G.Vécnơ đã tưởng tượng cho họ ngồi vào đầu một viên đạn đặt trong nòng một khẩu đại bác khổng lồ mang tên Columbia (và để kỉ niệm ý tưởng thiên tài này của G.Vécnơ gần 100 năm trước, năm 1969, con tàu đưa các nhà du hành vũ trụ Mĩ lần đầu tiên đổ bộ xuống Mặt Trăng được đặt tên là Columbia).
    • Hơn 1 năm sau ngày phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, ngày 2-1-1959, Liên Xô phóng trạm tự động đầu tiên về phía Mặt Trăng mang tên Luna 1. Trạm tự động Luna 2 (tháng 4-1959) lần đầu tiên đặt quốc huy Liên Xô lên bề mặt Mặt Trăng và Luna 3 (tháng 10-1959) đã lần đầu tiên chụp ảnh phía mặt khuất của Mặt Trăng và truyền vế Trái Đất. Việc đổ bộ nhẹ nhàng xuống bể mặt Mặt Trăng là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp vì xung quanh Mặt Trăng không có khí quyển để giảm tốc độ như trong trường hợp các con tàu vũ trụ trở về Trái Đất. Sau 4 lần liên tiếp thất bại, tháng 2 - 1966, trạm tự động Luna 9 đã lần đầu tiên thực hiện được việc đổ bộ nhẹ nhàng lên bể mặt Mặt Trăng, chụp quang cảnh Mặt Trăng và truyền ảnh về Trái Đất. Thành công của Luna 9 đã mở ra một giai đoạn mới trong công cuộc thám hiểm Mặt Trăng. Tháng 10-1970, trạm tự động Luna 17 lần đầu tiên đặt lên Mặt Trăng chiếc xe tự hành 8 bánh Lunakhốt 1 nặng 756 kg. Theo sự điều khiển từ Trái Đất, chiếc xe đã đi lại, tiến hành nhiều cuộc khảo sát như chụp ảnh, lấy mẫu đất đá và phân tích ngay tại chỗ bằng máy móc, truyền kết quả về Trái Đất. Các trạm Luna sau này còn tiếp tục được phóng lên.
    • Trong khi đó, Mĩ đi theo một phương hướng khác: thực hiện kế hoạch Apôlô đưa người lên Mặt Trăng. Sau thất bại của cuộc thí nghiệm lần đầu phóng tàu Apôlô I (1967) ngày 20-7-1969, Mĩ phóng Apôlô 11, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng lấy mẫu đất đá và an toàn trở về Trái Đất. Với chuyến bay này, 2 nhà du hành vũ trụ Mĩ N.Amstrong và E.Aldrin đã thực hiện được giấc mơ từ cổ xưa của loài người là đi bộ trên Mặt Trăng. Họ đã ở đó 21 giờ 36 phút.
  • Thám hiểm các hành tinh khác: Trong công cuộc thám hiểm các hành tinh, Liên Xô là nước đầu tiên phóng trạm tự động về phía sao Kim, sao Hỏa và cho đổ bộ nhẹ nhàng trạm tự động xuống các hành tinh này. Trạm sao Kim 3 lần đầu tiên đặt quốc huy Liên Xô lên bề mặt sao Kim vào ngày 1-3-1966.
    • Tháng 5-1971, Mĩ phóng về phía sao Hỏa trạm tự động Marine 9. Tháng 3-1974, tàu thăm dò Marine 10 của Mĩ đã bay ngang qua cách sao Thủy 1.000 km, đó là hành tinh gần Mặt Trời nhất. Mĩ cũng đã thực hiện thành công các chuyến bay lướt qua sao Mộc và sao Thổ, những hành tinh khổng lồ của hệ Mặt Trời (12-1973 và 12-1974).
    • Tháng 8-1977, trạm thăm dò Voyager 2 của Mĩ đã thực hiện chuyên bay dài ngày trong vũ trụ. Bốn cuộc gặp gỡ của nó với sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương đã đem lại một khối lượng thông tin và ảnh chụp khiến người ta sửng sốt. Vượt chừng 6 tỉ km, nó đã lướt qua sao Hải Vương và vệ tinh Triton của nó vào ngày 24-8-1989 rồi tiếp tục thám hiểm các vùng biển của hộ Mặt Trời và sẽ đi sâu mãi vào vũ trụ.

Những thành tựu của khoa học vũ trụ ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người trên hành tinh. Các vệ tinh nhân tạo đã giúp ích to lớn và có hiệu quả cho ngành khí tượng, dự báo thời tiết dài ngày và chính xác hơn, cho việc truyền tin và truyền hình, sản xuất nông nghiệp, điều tra cơ bản và thăm dò tài nguyên cũng như lập bản đồ địa lí, địa chất và công tác trắc địa... Mặt khác, việc thám hiểm Mặt Trăng, các hành tinh và các vì sao đã làm phong phú thêm, sâu sắc thêm sự hiểu biết của con người về vũ trụ, đẩy mạnh hơn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên toàn thế giới. Cũng như nhiều ngành khoa học khác, khoa học vũ trụ trở thành một bộ phận không thể thiếu được của cách mạng khoa học kĩ thuật và nền văn minh nhân loại thế kỉ XX.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Văn minh thế giới nửa sau thế kỉ XX về đặc điểm những thành tựu khoa học công nghệ, công cuộc chinh phục vũ trụ và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật của văn minh thế giới nửa sau thế kỉ XX...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Văn minh thế giới nửa sau thế kỉ XX. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm