Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập nghỉ dịch Covid-19 môn Toán lớp 7

Bài tập nghỉ dịch COVID - 19 môn Toán lớp 7

Bài tập nghỉ dịch Covid 19 môn Toán 7 năm 2021 được biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19. Mời các em học sinh tham khảo.

Tài liệu gồm các dạng bài tập cơ bản nhằm giúp cho các em học sinh không quên kiến thức trong thời gian nghỉ dịch.

Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Bài tập dịch Covid 19 môn Toán lớp 7

I. Ôn tập lý thuyết

Câu 1: Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định như thế nào?

Câu 2: Tổng hợp công thức nhân, chia hai lũy thừa có cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa một tích, lũy thừa của một thương.

Câu 3: Thế nào là tỉ lệ thức? Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. viết công thức tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

Câu 4: Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm? Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 5: Khi nào thì hai đại lượng x, y tỉ lệ thuận (tỉ lệ nghịch) với nhau? Tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận (tỉ lệ nghịch)?

Câu 6: Đồ thị hàm số y=ax\left( a\ne 0 \right)\(y=ax\left( a\ne 0 \right)\) có dạng như thế nào?

Câu 7: Nêu định nghĩa về hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.

Câu 8: Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Nêu tính chất của hai đường thẳng song sog. Phát biểu tiên đề Ơclit.

Câu 9: Nêu tính chất về “Từ vuông góc đến song song”.

Câu 10: Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài tam giác

Câu 11: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường, hai tam giác vuông.

Câu 12: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

Câu 13: Nêu khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên. Phát biểu cá định lí về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu của chúng.

Câu 14: Thống kê:

1. Thu thập các số liệu thống kê ban đầu:

- Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu.

- Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó,

2. Số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu:

- Công thức tính trung bình cộng của dấu hiệu:

\overline{X}=\frac{{{x}_{1}}.{{n}_{1}}+{{x}_{2}}.{{n}_{2}}+...+{{x}_{k}}.{{n}_{k}}}{N}\(\overline{X}=\frac{{{x}_{1}}.{{n}_{1}}+{{x}_{2}}.{{n}_{2}}+...+{{x}_{k}}.{{n}_{k}}}{N}\)

Trong đó {{x}_{1}};{{x}_{2}};{{x}_{3}};...;{{x}_{k}}\({{x}_{1}};{{x}_{2}};{{x}_{3}};...;{{x}_{k}}\) là k giá trị khác nhau của dấu hiệu {{n}_{1}};{{n}_{2}};...;{{n}_{k}}\({{n}_{1}};{{n}_{2}};...;{{n}_{k}}\) là k tần số tương ứng; N là số các giá trị.

- Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong hàng tần số.

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Thực hiện các phép tính dưới đây:

a. \frac{2}{3}+\frac{-5}{3}+1\(\frac{2}{3}+\frac{-5}{3}+1\)b. \left( \frac{11}{12}:\frac{44}{16} \right).\frac{3}{7}\(\left( \frac{11}{12}:\frac{44}{16} \right).\frac{3}{7}\)
c. \frac{{{2}^{10}}:{{4}^{2}}}{{{6}^{2}}{{.8}^{3}}}\(\frac{{{2}^{10}}:{{4}^{2}}}{{{6}^{2}}{{.8}^{3}}}\)d. \sqrt{{{\left( -6 \right)}^{2}}}+\sqrt{144}-\frac{3}{2}\(\sqrt{{{\left( -6 \right)}^{2}}}+\sqrt{144}-\frac{3}{2}\)
e. 12,5.\frac{5}{7}-2,5.\frac{5}{7}\(12,5.\frac{5}{7}-2,5.\frac{5}{7}\)f. \frac{2}{3}+\frac{9}{34}-1\frac{15}{17}+\frac{15}{34}+\frac{7}{21}\(\frac{2}{3}+\frac{9}{34}-1\frac{15}{17}+\frac{15}{34}+\frac{7}{21}\)
g. 4\sqrt{16}-3\sqrt{9}+\sqrt{49}-\sqrt{25}\(4\sqrt{16}-3\sqrt{9}+\sqrt{49}-\sqrt{25}\)h. \frac{3}{45}-13\frac{3}{5}.\left( -\frac{1}{3} \right)+16\frac{3}{5}.\left( -\frac{1}{3} \right)\(\frac{3}{45}-13\frac{3}{5}.\left( -\frac{1}{3} \right)+16\frac{3}{5}.\left( -\frac{1}{3} \right)\)
i. 7,2-0,3-\left( 3,7-2,8 \right)\(7,2-0,3-\left( 3,7-2,8 \right)\)k. \frac{1}{3}-\frac{1}{6}+\left( 1\frac{1}{2}-\frac{1}{2} \right):{{\left( -3 \right)}^{2}}\(\frac{1}{3}-\frac{1}{6}+\left( 1\frac{1}{2}-\frac{1}{2} \right):{{\left( -3 \right)}^{2}}\)
l. \frac{{{3}^{6}}+{{6}^{6}}+{{3}^{3}}{{.6}^{3}}}{75}\(\frac{{{3}^{6}}+{{6}^{6}}+{{3}^{3}}{{.6}^{3}}}{75}\)m. \frac{{{4}^{20}}+{{8}^{20}}}{{{4}^{25}}+{{64}^{5}}}\(\frac{{{4}^{20}}+{{8}^{20}}}{{{4}^{25}}+{{64}^{5}}}\)

Bài 2: Tìm x biết:

a. \frac{1}{2}-\left( \frac{2}{3}-x \right)=\frac{3}{4}\(\frac{1}{2}-\left( \frac{2}{3}-x \right)=\frac{3}{4}\)b. \frac{1}{4}x+\frac{5}{7}=\frac{1}{2}\(\frac{1}{4}x+\frac{5}{7}=\frac{1}{2}\)
c. 1002-\left| 2x-8 \right|=0\(1002-\left| 2x-8 \right|=0\)d. \left| \frac{1}{2}-x \right|-1=4\(\left| \frac{1}{2}-x \right|-1=4\)
e. \frac{2}{3}+\frac{1}{3}:x=\frac{3}{5}\(\frac{2}{3}+\frac{1}{3}:x=\frac{3}{5}\)f. \left( x-3 \right)\left( \frac{3}{2}-2x \right)=0\(\left( x-3 \right)\left( \frac{3}{2}-2x \right)=0\)
g. {{\left( 2x-1 \right)}^{2}}-25=0\({{\left( 2x-1 \right)}^{2}}-25=0\)h. \frac{x-2}{2}=\frac{8}{x-2}\(\frac{x-2}{2}=\frac{8}{x-2}\)

Bài 3: Tìm x, y, z biết:

a. \frac{x}{3}=\frac{y}{7}\(\frac{x}{3}=\frac{y}{7}\)x-y=24\(x-y=24\)b. 3x=5y\(3x=5y\) và  x+y=32\(x+y=32\)
c. \frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}\(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}\)x+y-z=-20\(x+y-z=-20\)d. 3x=5y;7y=2z\(3x=5y;7y=2z\)x+y+z=74\(x+y+z=74\)

Bài 4:

a. Cho A=\frac{1}{11}+\frac{1}{12}+\frac{1}{13}+...+\frac{1}{19}\(A=\frac{1}{11}+\frac{1}{12}+\frac{1}{13}+...+\frac{1}{19}\). Chứng minh rằng A không là số nguyên.

b. Cho B=\frac{2}{3}+\frac{2}{15}+\frac{2}{35}+...+\frac{2}{n\left( n+2 \right)};\left( n\in \mathbb{N}* \right)\(B=\frac{2}{3}+\frac{2}{15}+\frac{2}{35}+...+\frac{2}{n\left( n+2 \right)};\left( n\in \mathbb{N}* \right)\)

Chứng minh rằng B không phải số nguyên.

Bài 5:

1. Ba đội công nhân cùng trải nhựa đoạn đường bằng nhau. Đội thứ nhất trải xong trong 6 ngày, đội thứ hai trải xong trong 8 ngày và đội thứ ba trải xong trong 4 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy, biết rằng đội thứ ba có nhiều hơn đội thứ nhất 2 máy và năng suất các máy làm như nhau.

2. Số học sinh tiên tiến của ba lớp 7A; 7B; 7C tương ứng tỉ lệ với 5; 4; 3. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh tiên tiến, biết rằng lớp 7A có số học sinh tiên tiến nhiều hơn lớp 7B là 3 học sinh.

3. Có 3 đội A; B; C có tất cả 130 người đi trồng cây. Biết rằng số cây mỗi người đội A; B; C trồng được theo thứ tự là 2; 3; 4 cây. Biết số cây mỗi đội trồng được như nhau. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu người đi trồng cây?

4. Tìm tỉ lệ ba cạnh của một tam giác biết rằng nếu cộng lần lượt độ dài từng độ dài hai đường cao của tam giác đó thì ta có tỉ lệ các kết quả 5 : 7: 8.

Để xem đầy đủ đáp án của tài liệu, mời các em học sinh tải tài liệu về!

-----------------------------

Ngoài bài Bài tập nghỉ dịch COVID 19 lớp 7 môn Toán năm 2021 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm thêm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7

    Xem thêm