Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử

VnDoc xin giới thiệu Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử bao gồm các phương pháp và các bài luyện tập chuyên đề phân tích đa thức thành nhân tử. Hi vọng tài liệu để học tốt Toán lớp 8 này sẽ giúp các bạn học tốt môn Toán, củng cố và nâng cao các kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo.

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Định nghĩa:

Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.

Ví dụ:

a)\ 2x^2+5x-3=(2x-1).(x+3)\(a)\ 2x^2+5x-3=(2x-1).(x+3)\)

b)\ x-2\sqrt{xy}+5\sqrt{x}-10y=[(\sqrt{x})^2-2y\sqrt{x}]+(5\sqrt{x}-10y)\(b)\ x-2\sqrt{xy}+5\sqrt{x}-10y=[(\sqrt{x})^2-2y\sqrt{x}]+(5\sqrt{x}-10y)\)

=\sqrt{x}(\sqrt{x}-2y)+5(\sqrt{x}-2y)\(=\sqrt{x}(\sqrt{x}-2y)+5(\sqrt{x}-2y)\)

=(\sqrt{x}-2y)(\sqrt{x}+5)\(=(\sqrt{x}-2y)(\sqrt{x}+5)\)

2. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

a) Phương pháp đặt nhân tử chung:

Nếu tất cả các hạng tử của đa thức có một nhân tử chung thì đa thức đó được biểu diễn thành một tích của nhân tử chung với một đa thức khác.

Công thức: AB + AC = A(B + C)

Ví dụ:

1.\ 5x(y+1)-2(y+1)=(y+1)(5x-2)\(1.\ 5x(y+1)-2(y+1)=(y+1)(5x-2)\)

2.\ 3x+12\sqrt{x}y=3\sqrt{x}(\sqrt{x}+4y)\(2.\ 3x+12\sqrt{x}y=3\sqrt{x}(\sqrt{x}+4y)\)

b) Phương pháp dùng hằng đẳng thức:

Nếu đa thức là một vế của hằng đẳng thức đáng nhớ nào đó thì có thể dùng hằng đẳng thức đó để biểu diễn đa thức này thành tích các đa thức.

* Những hằng đẳng thức đáng nhớ:

(A+B)^2=A^2+2AB+B^2\((A+B)^2=A^2+2AB+B^2\)

(A-B)^2=A^2-2AB+B^2\((A-B)^2=A^2-2AB+B^2\)

A^2-B^2=(A+B)(A-B)\(A^2-B^2=(A+B)(A-B)\)

(A+B)^3=A^3+3A^2B+3AB^2+B^3\((A+B)^3=A^3+3A^2B+3AB^2+B^3\)

(A-B)^3=A^3-3A^2B+3AB^2-B^3\((A-B)^3=A^3-3A^2B+3AB^2-B^3\)

A^3+B^3=(A+B)(A^2-AB+B^2)\(A^3+B^3=(A+B)(A^2-AB+B^2)\)

A^3-B^3=(A-B)(A^2+AB+B^2)\(A^3-B^3=(A-B)(A^2+AB+B^2)\)

Ví dụ: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

1.\ x^2-4x+4=(x-2)^2\(1.\ x^2-4x+4=(x-2)^2\)

2.\ x^2-9=(x-3)(x+3)\(2.\ x^2-9=(x-3)(x+3)\)

3.\ (x+y)^2-(x-y)^2=[(x+y)+(x-y)][(x+y)-(x-y)]=2x.2y=4xy\(3.\ (x+y)^2-(x-y)^2=[(x+y)+(x-y)][(x+y)-(x-y)]=2x.2y=4xy\)

Cách khác: (x+y)^2-(x-y)^2=x^2+2xy+y^2-(x^2-2xy+y^2)=4xy\((x+y)^2-(x-y)^2=x^2+2xy+y^2-(x^2-2xy+y^2)=4xy\)

c) Phương pháp nhóm hạng tử:

Nhóm một số hạng tử của một đa thức một cách thích hợp để có thể đặt được nhân tử chung hoặc dùng hằng đẳng thức đáng nhớ.

Ví dụ:

1.\ x^2-2xy+5x-10y=(x^2-2xy)+(5x-10y)\(1.\ x^2-2xy+5x-10y=(x^2-2xy)+(5x-10y)\)

=x(x-2y)+5(x-2y)\(=x(x-2y)+5(x-2y)\)

=(x-2y)(x+5)\(=(x-2y)(x+5)\)

2.\ x-3\sqrt{x}+\sqrt{x}y-3y=(x-3\sqrt{x})+(\sqrt{x}y-3y)\(2.\ x-3\sqrt{x}+\sqrt{x}y-3y=(x-3\sqrt{x})+(\sqrt{x}y-3y)\)

=\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)+y(\sqrt{x}-3)\(=\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)+y(\sqrt{x}-3)\)

=(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+y)\(=(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+y)\)

d. Phương pháp tách một hạng tử: (trường hợp đặc biệt của tam thức bậc 2 có nghiệm)

Tam thức bậc hai có dạng:

Ví dụ:

a)\ 2x^2-3x+1=2x^2-2x-x+1\(a)\ 2x^2-3x+1=2x^2-2x-x+1\)

=2x(x-1)-(x-1)\(=2x(x-1)-(x-1)\)

=(x-1)(2x-1)\(=(x-1)(2x-1)\)

b)\ y-3\sqrt{y}+2=y-\sqrt{y}-2\sqrt{y}+2\(b)\ y-3\sqrt{y}+2=y-\sqrt{y}-2\sqrt{y}+2\)

=\sqrt{y}(\sqrt{y}-1)-2(\sqrt{y}-1)\(=\sqrt{y}(\sqrt{y}-1)-2(\sqrt{y}-1)\)

=(\sqrt{y}-2)(y-1)\(=(\sqrt{y}-2)(y-1)\)

e. Phương pháp thêm, bớt cùng một hạng tử:

Ví dụ:

a)\ y^4+64=y^4+16y^2+64-16y^2\(a)\ y^4+64=y^4+16y^2+64-16y^2\)

=(y^2+8)^2-(4y)^2\(=(y^2+8)^2-(4y)^2\)

=(y^2+8-4y)(y^2+8+4y)\(=(y^2+8-4y)(y^2+8+4y)\)

b)\ x^2+4=x^2+4x+4-4x\(b)\ x^2+4=x^2+4x+4-4x\)

=(x+2)^2-4x=(x+2)^2-(2\sqrt{x})^2\(=(x+2)^2-4x=(x+2)^2-(2\sqrt{x})^2\)

=(x-2\sqrt{x}+2)(x+2\sqrt{x}+2)\(=(x-2\sqrt{x}+2)(x+2\sqrt{x}+2)\)

g. Phương pháp phối hợp nhiều phương pháp:

Ví dụ:

a)\ a^3-a^3b-ab^2+b^3=a^2(a-b)-b^2(a-b)\(a)\ a^3-a^3b-ab^2+b^3=a^2(a-b)-b^2(a-b)\)

=(a-b)(a^2-b^2)\(=(a-b)(a^2-b^2)\)

=(a-b)(a-b)(a+b)\(=(a-b)(a-b)(a+b)\)

=(a-b)^2(a+b)\(=(a-b)^2(a+b)\)

II. Bài tập áp dụng Phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a)\ 14x^2-21xy^2+28x^2y^2=7x(2x-3y^2+4xy^2)\(a)\ 14x^2-21xy^2+28x^2y^2=7x(2x-3y^2+4xy^2)\)

b)\ 2(x+3)-x(x+3)=(x+3)(2-x)\(b)\ 2(x+3)-x(x+3)=(x+3)(2-x)\)

c)\ x^2+4x-y^2+4=(x+2)^2-y^2=(x+2-y)(x+2+y)\(c)\ x^2+4x-y^2+4=(x+2)^2-y^2=(x+2-y)(x+2+y)\)

Bài 2: Giải phương trình sau:

2(x+3)-x(x+3)=0\(2(x+3)-x(x+3)=0\)

Vậy nghiệm của phương trình là x_1=-3\ :\ x_2=2\(x_1=-3\ :\ x_2=2\)

Bài 3: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:

a)\ 8x^3+4x^2-y^3-y^2=(8x^3-y^3)+(4x^2-y^2)\(a)\ 8x^3+4x^2-y^3-y^2=(8x^3-y^3)+(4x^2-y^2)\)

b)\ x^2+5x-6=x^2+6x-x-6=x(x+6)-(x+6)=(x+6)(x-1)\(b)\ x^2+5x-6=x^2+6x-x-6=x(x+6)-(x+6)=(x+6)(x-1)\)

c)\ a^4+16=a^4+8a^2+16-8a^2=(a^2+4)^2-(\sqrt{8}a)^2=(a^2+4+\sqrt{8}a)(a^2+4-\sqrt{8}a)\(c)\ a^4+16=a^4+8a^2+16-8a^2=(a^2+4)^2-(\sqrt{8}a)^2=(a^2+4+\sqrt{8}a)(a^2+4-\sqrt{8}a)\)

Bài 4: Thực hiện phép chia đa thức sau đây bằng cách phân tích đa thức bị chia thành nhân tử:

a)\ (x^5+x^3+x^2+1):(x^3+1)\(a)\ (x^5+x^3+x^2+1):(x^3+1)\)

b)\ (x^2-5x+6):(x-3)\(b)\ (x^2-5x+6):(x-3)\)

Giải:

a)\ Vì\ x^5+x^3+x^2+1=x^3(x^2+1)+x^2+1=(x^2+1)(x^3+1)\(a)\ Vì\ x^5+x^3+x^2+1=x^3(x^2+1)+x^2+1=(x^2+1)(x^3+1)\)

nên (x^5+x^3+x^2+1):(x^3+1)=(x^2+1)(x^3+1):(x^3+1)=(x^2+1)\((x^5+x^3+x^2+1):(x^3+1)=(x^2+1)(x^3+1):(x^3+1)=(x^2+1)\)

b)\ Vì\ x^2-5x+6=x^2-3x-2x+6=x(x-3)-2(x-3)=(x-3)(x-2)\(b)\ Vì\ x^2-5x+6=x^2-3x-2x+6=x(x-3)-2(x-3)=(x-3)(x-2)\)

nên (x^2-5x+6):(x-3)=(x-3)(x-2):(x-3)=(x-2)\((x^2-5x+6):(x-3)=(x-3)(x-2):(x-3)=(x-2)\)

Bài 5: Đa thức 4x( 2y - z ) + 7y( z - 2y ) được phân tích thành nhân tử là ?

A. ( 2y + z )( 4x + 7y )

B. ( 2y - z )( 4x - 7y )

C. ( 2y + z )( 4x - 7y )

D. ( 2y - z )( 4x + 7y )

Giải:

Ta có 4x( 2y - z ) + 7y( z - 2y ) = 4x( 2y - z ) - 7y( 2y - z ) = ( 2y - z )( 4x - 7y ).

Chọn đáp án B.

Bài 6: Đa thức x3( x2 - 1 ) - ( x2 - 1 ) được phân tích thành nhân tử là ?

A. ( x - 1 )2( x + 1 )( x2 + x + 1 )

B. ( x3 - 1 )( x2 - 1 )

C. ( x - 1 )( x + 1 )( x2 + x + 1 )

D. ( x - 1 )2( x + 1 )( x2 + x + 1 )

Giải:

Ta có x3( x2 - 1 ) - ( x2 - 1 ) = ( x2 - 1 )( x3 - 1 ) = ( x - 1 )( x + 1 )( x - 1 )( x2 + x + 1 )

= ( x - 1 )2( x + 1 )( x2 + x + 1 )

Chọn đáp án D.

...............................

Ngoài Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử, mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi giữa học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Văn 8, Anh lớp 8,... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi giữa học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
322
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 8

    Xem thêm