Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Toán 8: Tứ giác

Bài tập Toán 8: Tứ giác là tài liệu ôn tập với các bài tập Toán lớp 8 chương 1, giúp các em học sinh học tốt Toán 8 và luyện tập các dạng Toán lớp 8 đạt kết quả tốt nhất, góp phần củng cố thêm kiến thức của các em.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

A. Lý thuyết Tứ giác

1. Định nghĩa

+ Tứ giác MNPQ là hình gồm bốn đoạn thẳng MN, NP, PQ, QM, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Bài tập Toán 8: Tứ giác

2. Tứ giác lồi

+ Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.

+ Ví dụ: Tứ giác MNPQ ở trên là hình ảnh của tứ giác lồi.

3. Tổng các góc của một tứ giác

+ Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600

B. Bài tập Tứ giác

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

A. Tổng các góc trong một tứ giác bằng 3600

B. Tổng các góc trong một tứ giác bằng 1800

C. Tứ giác lồi là tứ giác không nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác

D. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây khi định nghĩa về tứ giác MNPQ:

A. Tứ giác MNPQ là hình gồm 4 đoạn thẳng MN, NP, PQ, QM

B. Tứ giác MNPQ là hình gồm 4 đoạn thẳng MN, NP, PQ, QM; trong đó hai đoạn thẳng kề một đỉnh vuông góc với nhau

C. Tứ giác MNPQ là hình gồm 4 đoạn thẳng MN, NP, PQ, QM; trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng

D. Tứ giác MNPQ là hình gồm 4 đoạn thẳng MN, NP, PQ, QM và 4 góc tù

Câu 3: Cho hình dưới đây. Chọn đáp án sai trong các đáp án dưới đây:

Bài tập Toán 8: Tứ giác

A. Hai cạnh kề nhau là AD và DC

B. Hai góc kề nhau là \widehat A\(\widehat A\)\widehat B\(\widehat B\)

C. \widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\)

D. Hai góc đối nhau là \widehat D\(\widehat D\)\widehat C\(\widehat C\)

Câu 4: Tứ giác có 4 góc bằng nhau. Vậy số đo của mỗi góc là:

A. 1000B. 600C. 900D. 800

Câu 5: Các góc của các hình tứ giác không thể là:

A. 4 góc tùB. 4 góc vuông
C. 3 góc nhọn, 1 góc tùD. 2 góc nhọn, 2 góc tù

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Tìm x trong các hình vẽ dưới đây:

a,

Bài tập Toán 8: Tứ giác

b,

Bài tập Toán 8: Tứ giác

c,

Bài tập Toán 8: Tứ giác

d,

Bài tập Toán 8: Tứ giác

Bài 2: Số đo các góc của tứ giác ABCD có tỉ lệ A : B : C : D = 4 : 3 : 2 : 1. Tính số đo của các góc tứ giác ABCD.

Bài 3: Tứ giác ABCD có \widehat A = {60^0};\widehat B = {90^0}\(\widehat A = {60^0};\widehat B = {90^0}\). Tính góc \widehat C;\widehat D\(\widehat C;\widehat D\) trong các trường hợp dưới đây:

a,  \widehat C - \widehat D = {30^0}\(\widehat C - \widehat D = {30^0}\)

b, \widehat C = \frac{3}{4}\widehat D\(\widehat C = \frac{3}{4}\widehat D\)

C. Lời giải bài tập Tứ giác

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
ACDCA

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

a, Vì ABCD là tứ giác nên \widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\)

Thay số: {70^0} + x + {80^0} + {75^0} = {360^0} \Rightarrow x = {135^0}\({70^0} + x + {80^0} + {75^0} = {360^0} \Rightarrow x = {135^0}\)

b, Vì MNPQ là tứ giác nên \widehat M + \widehat N + \widehat P + \widehat Q = {360^0}\(\widehat M + \widehat N + \widehat P + \widehat Q = {360^0}\)

Thay số: {90^0} + {90^0} + x + {90^0} = {360^0} \Rightarrow x = {90^0}\({90^0} + {90^0} + x + {90^0} = {360^0} \Rightarrow x = {90^0}\)

a, Vì ANBQ là tứ giác nên \widehat A + \widehat N + \widehat B + \widehat Q = {360^0}\(\widehat A + \widehat N + \widehat B + \widehat Q = {360^0}\)

Thay số: {114^0} + {105^0} + x + {75^0} = {360^0} \Rightarrow x = {66^0}\({114^0} + {105^0} + x + {75^0} = {360^0} \Rightarrow x = {66^0}\)

a, Vì MKIP là tứ giác nên \widehat M + \widehat K + \widehat I + \widehat P = {360^0}\(\widehat M + \widehat K + \widehat I + \widehat P = {360^0}\)

Thay số: {117^0} + x + {117^0} + {63^0} = {360^0} \Rightarrow x = {63^0}\({117^0} + x + {117^0} + {63^0} = {360^0} \Rightarrow x = {63^0}\)

Bài 2:

\frac{{\widehat A}}{4} = \frac{{\widehat B}}{3} = \frac{{\widehat C}}{2} = \frac{{\widehat D}}{1} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D}}{{4 + 3 + 2 + 1}} = \frac{{{{360}^0}}}{{10}} = {36^0}\(\frac{{\widehat A}}{4} = \frac{{\widehat B}}{3} = \frac{{\widehat C}}{2} = \frac{{\widehat D}}{1} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D}}{{4 + 3 + 2 + 1}} = \frac{{{{360}^0}}}{{10}} = {36^0}\)

+ Với \frac{{\widehat A}}{4} = {36^0} \Rightarrow \widehat A = {144^0}\(\frac{{\widehat A}}{4} = {36^0} \Rightarrow \widehat A = {144^0}\)

+ Với \frac{{\widehat B}}{3} = {36^0} \Rightarrow \widehat B = {108^0}\(\frac{{\widehat B}}{3} = {36^0} \Rightarrow \widehat B = {108^0}\)

+ Với \frac{{\widehat C}}{2} = {36^0} \Rightarrow \widehat C = {72^0}\(\frac{{\widehat C}}{2} = {36^0} \Rightarrow \widehat C = {72^0}\)

+ Với \frac{{\widehat D}}{1} = {36^0} \Rightarrow \widehat D = {36^0}\(\frac{{\widehat D}}{1} = {36^0} \Rightarrow \widehat D = {36^0}\)

Bài 3:

Vì ABCD là tứ giác nên \widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\)

Thay số có \widehat C + \widehat D = {360^0} - {60^0} - {90^0} = {210^0}\(\widehat C + \widehat D = {360^0} - {60^0} - {90^0} = {210^0}\)

a) + Có \widehat C + \widehat D = {210^0}\(\widehat C + \widehat D = {210^0}\)\widehat C - \widehat D = {30^0}\(\widehat C - \widehat D = {30^0}\)

nên \widehat C = \frac{{{{210}^0} + {{30}^0}}}{2}\(\widehat C = \frac{{{{210}^0} + {{30}^0}}}{2}\)\widehat D = {120^0} - {30^0} = {90^0}\(\widehat D = {120^0} - {30^0} = {90^0}\)

b) + Có \widehat C + \widehat D = {210^0}\(\widehat C + \widehat D = {210^0}\)\widehat C = \frac{3}{4}\widehat D\(\widehat C = \frac{3}{4}\widehat D\)

nên \widehat D = {210^0}:\left( {1 + \frac{3}{4}} \right) = {120^0}\(\widehat D = {210^0}:\left( {1 + \frac{3}{4}} \right) = {120^0}\)\widehat C = \frac{3}{4}{.120^0} = {90^0}\(\widehat C = \frac{3}{4}{.120^0} = {90^0}\)

-------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bài tập Toán 8: Tứ giác. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu khác do VnDoc sưu tầm và chọn lọc như Giải Toán 8, Giải Bài tập Toán 8, Chuyên đề Toán 8, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hương ly Lưu Nguyễn
    Hương ly Lưu Nguyễn tại sao lại là 210:(1+3/4)
    Thích Phản hồi 19/09/20
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập Toán 8

    Xem thêm