Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 15
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 - Đề 15
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 15 là đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 8 dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 8 nói riêng. Mời các bạn và thầy cô tham khảo. Chúc các bạn đạt điểm cao trong các kì thi quan trọng sắp tới
- Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 10
- Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 11
- Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 12
- Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 13
- Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 14
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4,5 điểm)
Câu 1. Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) trước mỗi câu sau:
1. Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết.
2. Hoocmôn có tác dụng đổi với mọi cơ thể, không mang tính đặc trưng cho loài.
3. Hoocmôn có hoạt tính sinh học không cao.
4. Nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết đã duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể, điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Câu 2. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có………….(1)…….và tầng tế bào sống; ……(2) …….có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng…….(3).. ……bài tiết…… (4). ……; trong cùng là . …… (5). ……dưới da. Da tạo nên vẻ đẹp hình thể của con người và có chức năng ……(6) ……điều hòa thân nhiệt.
Câu 3. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Tính chất đúng của phản xạ có điều kiện là:
A. Bền vững
B. Có tính chất di truyền
C. Được hình thành trong đời sống.
D. Số lượng hạn chế
2. Tuyến nội tiết nào sau đây có vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể?
A. Tuyến yên B. Tuyến giáp
C. Tuyến cận giáp D. Tuyến trên thận
3. Loại muối khoáng nào sau đây là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp. Có trong đồ ăn biển, dầu cá, rau trồng trên đất nhiều iôt, muối Iốt?
A. Sắt B. Lưu huỳnh
C. Photpho D. Iôt
4. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu tà:
A. Đón nhận các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài
B. Lọc máu lấy lại những chất dinh dưỡng cho cơ thể
C. Lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất dư thừa để đưa ra ngoài.
D. Câu A và C đúng.
II. TỰ LUẬN: (5,5 điểm )
Câu 1. Tuyến tụy thuộc loại tuyến gì? Vì sao?
Câu 2. Thế nào là phản xạ không điều kiện? Phản xạ có điều kiện? Nêu đặc điểm khác nhau giữa phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
Câu 3. Bài tiết là gì? Nêu các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết của chúng?
Ý nghĩa của sự bài tiết đối với cơ thể?
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học
I. TRẮC NGHIỆM: (4,5 điểm)
Câu 1.
1 | 2 | 3 | 4 |
S | S | Đ | Đ |
Câu 2.
(1)- tầng sừng; (2)- lớp bì;
(3)- cảm giác; (4)- điều hòa thân nhiệt;
(5)- lớp mỡ; (6)- bảo vệ cơ thể.
Câu 3. 1C; 2B; 3D; 4C
1 | 2 | 3 | 4 |
C | B | D | C |
II. TỰ LUẬN (5,5 điểm)
Câu 1. Tuyến tụy là một tuyến pha vì: vừa tiết dịch tiêu hoá vừa tiết hoocmôn.
- Các tế bào tiết ra dịch tụy đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn (ngoại tiết).
- Các tế bào tập trung thành các đào Langherhan (đảo tuỵ), tiết ra insulin và glucagôn (nội tiết).
Câu 2.
* Phản xạ không điều kiện: là phản ứng của cơ thể khi nhận trực tiếp các kích thích hợp lên cơ quan thụ cảm, tương ứng của cơ thể (biết khóc, biết bú).
Phản xạ có điều kiện: là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh để trả lời những kích thích có điều kiện (chơi đàn, bơi lội...).
Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
- Có tính chất bẩm sinh, mới sinh ra đã có. | - Không có tính chất bẩm sinh, được hình thành do sự - thường xuyên tập luyện. |
- Được di truyền. | - Không di truyền. |
- Hoạt động thần kinh đơn giản. | - Hoạt động thần kinh phức tạp. |
- Có tính bền vững, suốt đời không thay đổi. Có tính chất chủng loại | - ít bền vững, phải tập luyện thường xuyên. Có tính chất cá thể. |
- Trung khu: tủy sống, trụ não, tiểu não. | - Trung khu: vỏ não |
Câu 3.
* Bài tiết:
- Bài tiết là hoạt động không ngừng của cơ thể nhằm lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cơ thể.
- Các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết:
- Phổi: sản phẩm bài tiết là khí CO2 và được thải ra môi trường qua hoạt động thở.
- Thận: sản phẩm bài tiết là nước tiểu, chứa đến 90% chất bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2)
- Da: sản phẩm bài tiết là mồ hôi, chứa 10% chất bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2).
Ý nghĩa của sự bài tiết:
Sự bài tiết loại bỏ khỏi cơ thể các chất bã, chất độc, giúp cơ thể tránh bị đầu độc và các cơ quan không bị tổn thương; tạo ra sự cân bằng các thành phần của máu và tế bào; duy trì khả năng hoạt động bình thường của cơ thể.
.....................................
Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh học - Đề 15. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học giữa kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt