Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề thi thử THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016 hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn luyện tập hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Tiếng Anh trường THCS & THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU | KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT - QUỐC GIA 2016 MÔN: SINH HỌC – Lần 3 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
(3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
(4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 2: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8 % số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu:
A. 0,025% B. 0,2% C. 0,25 % D. 0,05 %
Câu 3: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá
(2) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
A. (1) và (4) B. (2) và (5) C. (3) và (4) D. (1) và (5)
Câu 4: Xét các phát biểu sau:
(1) Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin
(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất
(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất
(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 5: Những cơ quan thoái hóa không có chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Xét các giải thích sau đây:
(1) Các gen quy định cơ quan thoái hóa là những gen lặn
(2) Gen quy định cơ quan thoái hóa thường không có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải
(3) Các gen quy định cơ quan thoái hóa có thể bị loại khỏi quần thể bởi yếu tố ngẫu nhiên, nhưng thời gian tiến hóa chưa đủ để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này
(4) Gen quy định cơ quan thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng
Có mấy giải thích ở trên là đúng:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5'UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN
(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 7: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên
(2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(5) Đột biến
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(6) Di nhập gen
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (1); (3); (4); (6) B. (3); (4); (5); (6)
C. (2); (3); (4); (5) D. (1); (3); (4); (5)
Câu 8: Để tạo ra một giống cây trồng thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen aabbdd và aaBBDD người ta có thể tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1: cho F1 tự thụ phấn tạo F2, chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD
C. Lai hai giống cây ban đầu với nhau tạo F1 cho F1 tự thụ phấn tạo F2: chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1, cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen Aabbdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD
Câu 9: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm:
A. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn
B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
C. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều
Câu 10: Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong 1 NST
B. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng
C. Đảo đoạn NST
D. Lặp đoạn NST
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh
1. A 2. A 3. D 4. D 5. B 6. A 7. C 8. B 9. B 10. B | 11. B 12. C 13. A 14. B 15. A 16. C 17. B 18. C 19. D 20. C | 21. C 22. A 23. D 24. D 25. A 26. C 27. D 28. D 29. A 30. B | 31. C 32. B 33. A 34. B 35. C 36. A 37. C 38. C 39. A 40. A | 41. B 42. C 43. C 44. D 45. D 46. D 47. D 48. C 49. D 50. B |