Tính phi hư cấu được thể hiện ở những sự kiện có thực ( về thời gian, địa điểm, …) mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. Trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, yếu tố phi hư cấu được thể hiện:
- Những sự kiện được ghi chép đều có ngày tháng cụ thể: ngày 20/7/1968, ngày 1/1/1970..
- Miêu tả chính xác những con người và sự kiện có thực:
+ Nhân vật: Thuận, Liên,.. đều là nhân vật có thực
+ Tập “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” đã ghi lại những trải nghiệm, cảm nhận của chị trong quá trình hoạt động cách mạng kháng chiến chống Mỹ
→ Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu:
+ Câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi
+ Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống
Văn bản trên gồm ba phần, mỗi phần có nội dung:
-Phần 1: Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm
-Phần 2: Sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc của tác giả
-Phần 3: Nỗi xúc động khi đọc thư của mẹ và sự nhớ thương của tác giả với gia đình.
Mặc dù ba phần trên được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng đều có sự logic gắn bó với nhau: Mở đầu là giới thiệu những công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm; đoạn 2 là suy nghĩ của tác giả về ước mơ và lý tưởng – là nguyên nhân để giải thích cho những công việc mà tác giả đang làm. Ở phần 3, qua bức thư gửi cho mẹ thể hiện tình cảm tác giả về gia đình và quê hương – đó chính là nguồn động lực để cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Bạn tham khảo ở đây nè https://vndoc.com/soan-bai-nhat-ki-dang-thuy-tram-canh-dieu-321642
Ở đoạn trích trên, một trong các yếu tố tạo nên tạo nên tiếng cười là việc sử thủ pháp cường điệu, phóng đại trong việc xây dựng tính cách nhân vật . Cụ thể, tính hà tiện, ích kỷ, tham lam của nhân vật Ác-pa-gông được phóng đại qua những lời đối thoại độc tâm với bản thân mình khi Ác-pa-gông phát hiện mất tráp tiền một vạn êquy.
Đó là cảm xúc mất mát, đau khổ, tuyệt vọng khi Ác-pa-gông biết mình bị mất tiền: “ Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng nó cướp mất mày của tao đi rồi” và cảm xúc ấy càng được nhấn mạnh qua biện pháp phóng đại “ Mất mày, tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất nguồn sung sướng… tao chẳng còn ở đời này làm gì nữa”, “Không có mày, tao sống không nổi”. Có lẽ, đọc tới đây, người đọc không khỏi bật cười về sức mạnh của đồng tiền đã có ảnh hưởng to lớn đối với nhân vật Ác-pa-gông.
Sự phóng đại mà Mô-li-e sử dụng nhằm làm nổi bật những nét chủ yếu của tính cách nhân vật so với các nhân vật khác. Tuy vậy, nghệ thuật cường điệu không phải sử dụng một cách ngẫu hứng mà nó vẫn có nền móng cơ sở của hiện thực.
Bạn tham khảo đáp án ở bài này nè https://vndoc.com/soan-bai-tien-toi-nghiep-cua-toi-oi-canh-dieu-321641
- Xung đột thứ nhất: Xung đột giữa ông Xoa và cụ Bản, bí thư Hướng
+ Thấy ông Xoa về, cụ Bản, một trong số những người dân của hợp tác xã từng phải đi ăn xin trước đây, nay đã xây được nếp nhà ngói mới, sang mời ông bà Xoa dự buổi cất nóc. Tại đây, trong cuộc nói chuyện với bí thư Hướng, cụ Bản, ông Xoa phát hiện sự thật rằng người dân làm khoán chui ruộng đất
→ Ông Xoan cho rằng người dân có thể làm đến chết trâu chết bò nhưng người dân giờ đi làm khoán chui thì họ làm gì cái gì. Ông cho rằng họ làm không làm cho hợp tác xá vì trụ sở sân kho vắng tanh. Ông nghĩ rằng tình huống này rối loạn, không đúng với trật tự kỉ cương vốn có >< Cụ Bản cho rằng người dân vẫn đi làm chăm chỉ từ tinh mơ, họ đã biết thay đổi phương thức sản xuất: đốt lửa hun khói đuổi sương cho trâu biết đường đi, cày đúng thời vụ. Người dân làm vì hạt gạo, vì đời sống phát triển hơn.
- Xung đột thứ hai: Xung đột giữa ông Xoa và thủy thủ đánh cá
+ Khi ra bãi biển, ông Xoa gặp bác thủy thủ cõng một sọt đầy cá thu đang chuẩn bị cho người mua. Ông nghĩ rằng cho đây là hình thức bán chui, bởi việc này phải khiêng đến cho mậu dịch; đi trái với chủ trương của nhà nước
→ Ông Xoan cho rằng các thủy thủ đánh cá đang làm hành động trái pháp luật, đi trái với chủ trương của nhà nước, yêu cầu phải làm biên bản >< Thủy thủ việc bán cá cho người mua là điều hoàn toàn bình thường bởi đó là công việc làm ăn của họ và ông Xoa không có tư cách gì để yêu cầu thủy thủ như vậy.
- Xung đột thứ ba: Xung đột giữa thuyền trưởng Quân và Đoàn Xoa về việc giải quyết vụ việc trước của thủy thủ.
→ Ông Xoa khăng khăng rằng cá là sản phẩm của nhà nước và đoàn thuyền của Quân không có quyền đem bán ra ngoài. Ông cho rằng người dân phải làm việc lý tưởng chứ không nên vì miếng ăn, phải xây dựng cho tổ quốc vì đất nước còn nghèo >< Quân cho rằng người dân phải làm việc vì miếng ăn, cho đời sống của chính họ bởi những câu nói, lý tưởng dù hay thế nào cũng không thể giúp cho cuộc sống của họ. Vì thế, người dân có quyền bán và không ai có quyền ngăn cản họ.
Bạn tham khảo đáp án ở bài này nè https://vndoc.com/soan-bai-loan-den-noi-roi-canh-dieu-321559
Thái độ của Quân có phần gay gắt và thẳng thắn hơn. Khi ông Đoàn Xoa hỏi lý lẽ anh sẵn sàng trả lời ngọn ngành từng câu hỏi mà không trốn tránh hay sợ sệt.
Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” của ông Đoàn Xoa thể hiện tâm trạng tức giận, bàng hoàng không thể tin nổi khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. Ông nghĩ việc làm này của người dân là vì lợi ích cá nhân, không phải là lợi ích của cộng đồng và đi ngược lại với tư tưởng xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.
Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng về việc làm khoán của bà con đã nhận được câu trả lời:
+ “ Đồng chí định khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”
+ “ Ở đâu không biết, chứ ở đây thì cứ vững như bàn thạch. Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm. Trước hợp tác một thôn, hai thôn chứ bây giờ toàn xã rồi”
→ Mọi người đều phản đối việc làm khoán; tất cả đồng ruộng đều được cả xã cấy chung và phê bình Đoàn Xoa vì cho rằng ông khuyến khích bà con làm việc sai.
Sai-lốc, người Do Thái chuyên cho vay nặng lãi, đã kí với An-tô-ni-ô một hợp đồng vay tiền với điều kiện sau ba tháng, nếu An-tô-ni-ô không hoàn trả số tiền đúng ngày thì Sai-lốc có quyền lấy một cân thịt trên cơ thể An-tô-ni-ô. Sau đó, Sai-lốc kiện An-tô-ni-ô ra tòa.
Trong phiên tòa, Sai-lốc liên tục yêu cầu thực thi công lý và thực hiện theo điều khoản văn khế; không chấp nhận phải khoan hồng hình phạt với An-tô-ni-ô. Kể cả khi được đền bù gấp ba lần tiền, Sai-lốc vẫn kiên quyết thực hiện hình phạt đòi một cân thịt. Sau khi Poóc-xi-a đưa ra lời tuyên bố về việc Sai-lốc không thể thực hiện điều trên thì Sai-lốc lại xin trả lời tiền nợ và ra về
→ Là người tham lam, tính toán, hà tiện, độc ác.
→ Là kiểu hình mẫu nhân vật có tính cách cho các thói xấu đáng phê phán nên Sai-lốc được coi là nhân vật hài kịch.