Kế hoạch tự học để nâng cao năng lực CNTT - Module 9
Kế hoạch tự học để nâng cao năng lực CNTT là sản phẩm cuối khóa Module 9 giúp thầy cô đạt điểm cao trong khóa tập huấn Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh.
Xem thêm:
- Đáp án Module 9 Tiểu Học đầy đủ, chi tiết
- Đáp án câu hỏi đánh giá Module 9 tất cả các môn
- Gợi ý đáp án Module 9 đầy đủ
- Đáp án tự luận Module 9 Tiểu học tất cả các môn
Kế hoạch tự học để nâng cao năng lực CNTT
TRƯỜNG ........ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Phần 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: ......... Ngày tạo: ............
Chức vụ: Giáo viên
Phần 2. KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
1. Thiết lập mục tiêu
Kế hoạch tự học được thiết kế dựa trên 4 phạm vi đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học và giảng dạy bốn phạm vi đó là:
Phạm vi 1: Lên kế hoạch và chuẩn bị.
Để xây dựng kế hoạch tự học nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GV cần thực hiện theo các bước:
* Phân tích, đánh giá năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí HS của bản thân.
* Xác định nhu cầu, khả năng học tập bản thân để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
* Xác định mục tiêu học tập, các nội dung tự học và mốc thời gian hoàn thành.
* Xây dựng kế hoạch tự học và chiến lược cùng với các mức độ/chuẩn năng lực sẽ đạt được (yêu cầu cần đạt nếu có).
* Xây dựng tiến độ (lịch trình) thực hiện kế hoạch tương ứng với các mốc thời gian đã xác định trước.
Tự đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng phiếu tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để xác định năng lực bản thân ở đâu, đạt ở mức độ nào (xem gợi ý ở Bảng 4.1).
Mỗi cột dọc đánh dấu một cụm từ mô tả về năng lực CNTT của GV trong hoạt động dạy học và giáo dục (5 năng lực thành phần). Mỗi hàng ngang mô tả mức độ (tăng dần) từ mức thấp nhất là “Không đánh giá được năng lực” cho đến mức cao nhất là “Sử dụng sáng tạo ở mọi tình huống”. Mỗi ô trong phiếu biểu hiện về năng lực đối với từng mức độ của năm thành phần năng lực ứng dụng.
Phiếu tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của GV
Mức độ | Việc sử dụng của GV | Kế hoạch sử dụng | Sự hiểu biết của GV về công nghệ | Phạm vi sử dụng và hiểu biết quy trình, thao tác | Mức độ tham gia |
Không đánh giá năng lực | Chưa bao giờ sử dụng công nghệ đối với HS. | Chưa có một kế hoạch cụ thể trước khi ứng dụng công nghệ. | GV không hứng thú trong việc tìm hiểu, học hỏi về công nghệ. | Chưa sử dụng đúng phạm vi và trình tự của công nghệ. | Chưa có sự tham gia của GV trong hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ. |
Bước đầu | Không thường xuyên lập kế hoạch cho HS thực hành trên máy tính. | Tự do lựa chọn (không có định hướng) hoặc có các hoạt động hướng đến HS. | GV phải đối phó với việc hiểu và sử dụng công nghệ. | GV có thể sử dụng phạm vi và trình tự của công nghệ. | Hạn chế sự tham gia của GV trong hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ. |
Sử dụng thường xuyên | Hỗ trợ HS học tập trên máy tính một cách thường xuyên. | GV có kế hoạch và tập dợt bài giảng trước buổi dạy. | GV thành công trong việc sử dụng công nghệ ở mức độ căn bản. | Có thể sử dụng phạm vi và trình tự công nghệ một cách độc lập. | GV đóng vai trò tích cực trong việc giới thiệu các bài học có ứng dụng công nghệ. |
Sử dụng | Khuyến khích tất cả HS tận dụng công nghệ cho các dự án và bài tập. | Tích hợp được công nghệ vào các buổi học, thực hành ở lớp học truyền thống. | GV bắt đầu có sự tìm hiểu và thử nghiệm với những công nghệ mới. | GV triển khai và thực hiện được tất cả kĩ năng về phạm vi và trình tự công nghệ. | GV tối đa chỉ có một dự án công nghệ liên quan đến chương trình giáo dục môn học mỗi năm một lần. |
Sử dụng | GV thường xuyên tận dụng công nghệ vào lớp học hoặc phòng thí nghiệm, môi trường khác. | GV lên kế hoạch thích hợp cho việc sử dụng công nghệ ở các tình huống dạy học khác nhau. | GV khai thác, sử dụng thuần thục được với công nghệ, có khả năng linh hoạt trong sử dụng. | GV tận dụng được hết tất cả kĩ năng về phạm vi và trình tự vào trong các chương trình giảng dạy. | GV phát triển nhiều dự án công nghệ liên quan đến chương trình giáo dục môn học cho HS (có tính liên môn). |
Sử dụng | GV thiết kế và triển khai thực hiện các môi trường sử dụng công nghệ mới. | Tạo ra các mô hình hướng dẫn mới từ công nghệ. | GV liên tục có những thử nghiệm với công nghệ mới. | GV tạo ra một môi trường mà công nghệ được sử dụng một cách dễ dàng như một công cụ. | GV đi xa hơn trong các mẫu có sẵn về việc sử dụng công nghệ và chấp nhận rủi ro để có được những lợi thế về công nghệ. |
Lập kế hoạch tự học và phát triển cá nhân
Sử dụng mẫu gợi ý kế hoạch tự học ở Phụ lục 4.
Việc xây dựng kế hoạch tự học cần dựa trên việc tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT đã thực hiện trong mục nêu trên. Ngoài ra, kế hoạch cũng cần cụ thể về mục tiêu, hành động, thời gian (lộ trình), sản phẩm, đánh giá kết quả thực hiện. Dưới đây là các câu hỏi để giúp bạn phát triển kế hoạch tự học và thiết lập mục tiêu phù hợp theo từng giai đoạn:
- Tôi hiện đang có những thế mạnh nào trong lĩnh vực liên quan đến việc giảng dạy hay cơ sở kiến thức nội dung? Tôi cần học gì và tôi sẽ học kiến thức đó khi nào và ở đâu?
- Tôi hiện có điểm mạnh nào liên quan đến kĩ năng tôi cần để thực hiện hướng dẫn cá nhân, hướng dẫn nhóm nhỏ và/hoặc hướng dẫn cả lớp? Tôi cần phải học thêm kĩ năng gì và tôi sẽ học kĩ năng đó ở đâu?
- Tôi hiện có thế mạnh nào liên quan đến kiến thức và hiểu biết của tôi về các vị trí GV chuyên nghiệp? Tôi cần cải thiện điều gì?
- Sau khi đánh giá các lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực cần cải thiện, tôi đã chọn mục tiêu nào để thực hiện một cách có chủ đích để chuẩn bị tốt hơn với tư cách là người hướng dẫn?
- Tôi muốn đạt điều gì từ những mục tiêu của mình?
- Tôi sẽ thực hiện những hoạt động nào để đạt được mục tiêu?
- Tôi sẽ làm việc như thế nào để đạt kết quả mong muốn?
- Mức giới hạn nào là phù hợp cho từng mục tiêu?
- Sự trợ giúp, hỗ trợ và/hoặc nguồn tài nguyên/nguồn lực có sẵn nào để giúp tôi thành công trong việc đạt được mục tiêu?
Phạm vi 2: Môi trường lớp học ảo.
Triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp với hai dạng: (1) Hỗ trợ trực tiếp với mô hình “một kèm một” (1-1), “một kèm nhiều” (1-n); và (2) Hỗ trợ gián tiếp cũng với mô hình 1-1, 1-n.
Phạm vi 3: Sự hướng dẫn.
Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp và mô hình hỗ trợ đồng nghiệp
Khung tóm tắt các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp
Bảng trình bày một số hình thức hỗ trợ đồng nghiệp, qua đó mô hình hướng dẫn đồng nghiệp theo kiểu “vết dầu loang” với đội ngũ GVCC tại địa phương và cơ sở đào tạo tại chỗ phối hợp với GVSPCC của các trường Sư phạm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho GVĐT tại địa phương khi được tập huấn bồi dưỡng hoàn toàn ở dạng từ xa.
Chương trình ETEP triển khai mô hình tập huấn bồi dưỡng GVCC theo hình thức 7-2-7 kết hợp giữa trực tuyến với trực tiếp, và hình thức trực tuyến (từ xa hoàn toàn) đối với GVĐT. GVCC đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ trực tiếp đồng nghiệp tại địa phương và cơ sở đào tạo tại chỗ, GVSPCC phối hợp hướng dẫn và hỗ trợ gián tiếp qua kênh giao tiếp cá nhân hoặc hệ thống hỗ trợ LMS: Viettel và một số hệ thống tương tự.
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, GVCC (GV nói chung) cần thực hiện theo các bước sau:
- Khảo sát nhu cầu và phân tích, đánh giá hiện trạng của việc ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, lựa chọn theo hướng ý tưởng sư phạm như: khảo sátsự chênh lệch giữa trình độ CNTT với khả năng ứng dụng CNTT giữa các giáo viên; khảo sát cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng CNTT,…
- Xác định mục tiêu và các nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
- Xác định hình thức và các phương pháp bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
- Xác định nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện/thiết bị, học liệu phục vụ bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp và các mốc thời gian thực hiện.
Sử dụng mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (theo công văn số 32/CV-ETEP ngày 20 tháng 01 năm 2021).
GVCC lên kế hoạch theo mẫu dựa trên những khảo sát, phân tích và đánh giá nhu cầu, hiện trạng tại địa phương, cơ sở đào tạo tại chỗ.
Một điểm cần lưu ý, kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của Mô đun 9 hoàn toàn có thể tích hợp hoặc tiếp nối các phần kế hoạch đã xây dựng từ các Mô đun đã học: 1, 2, 3, 4 và 5 là chủ yếu. Điều này cũng có nghĩa khi lập kế hoạch cần tuân thủ nguyên tắc nhất quán và hợp lí, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với yêu cầu của địa phương và cơ sở đào tạo.
Sau mỗi mô đun thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của địa phương, GVCC cần báo cáo việc hoàn thiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp. Sử dụng mẫu báo cáo hoàn thành kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (theo công văn số 32/CV-ETEP ngày 20 tháng 01 năm 2021).
Một số hướng dẫn triển khai và thực hiện kế hoạch:
Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch tự học
Triển khai và thực hiện kế hoạch tự học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân và điều kiện thực tế của người học. Trong tài liệu đọc, có thể trình bày các cách tiếp cận để tự học, nghiên cứu với một kế hoạch đã xây dựng từ trước như sau:
- Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet, đây là cách thông dụng nhất đa số GV sử dụng trong thực tiễn. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu của kế hoạch tự học, GV cần lưu ý chuẩn bị cho bản thân một số kiến thức, kĩ năng chuyên nghiệp khi làm việc với máy tính và Internet. Chẳng hạn, tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên Internet để nghiên cứu như thế nào để đảm bảo tính khoa học? Tổ chức, lưu trữ và quản lí tài nguyên, học liệu số như thế nào để truy xuất dễ dàng? Làm thế nào để lựa chọn đúng công cụ phần mềm đang có nhu cầu sử dụng? Làm thế nào để mở và phục hồi dữ liệu khi máy tính không thể đọc dược tệp tin?
- Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet đòi hỏi GV phải có hứng thú với công nghệ, thích tìm tòi và khám phá trên môi trường mạng Internet thông qua máy tính. GV có thể “say sưa” với công cụ mới, tiện ích của máy tính thế hệ mới. Thực tế không ít GV có thể mất nhiều giờ, thậm chí cả một buổi/ngày để tìm kiếm một thông tin trên máy tính khi gặp sự cố để khám phá, tìm hiểu. Tự học, tự nghiên cứu trên máy tính và Internet là một cách học độc lập, không có sự trợ giúp từ người khác, nên tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người học phải rất cao. Ngược lại, cách học này cũng mang lại thành công cho người học nếu thực sự đạt các mục tiêu của kế hoạch tự học với sự quyết tâm và một số kĩ năng nhất định.
- Tham gia các khoá học trực tuyến miễn phí/có phí (hầu hết trên nền tảng MOOCs), đây là cách GV có thể tự học, nghiên cứu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển nghề nghiệp ở mọi lĩnh vực. Đây là một lựa chọn mà nhiều GV đã đầu tư và có những thành công nhất định trong thời gian qua.
- Tham gia các khoá bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn định kì và thường xuyên do Bộ, Sở/Phòng GD&ĐT tỉnh/thành, cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức, hoặc cũng có thể do cá nhân tự tham gia. Các khoá bồi dưỡng tập huấn thường tổ chức theo dạng truyền thống trực tiếp (mặt đối mặt) tại các phòng học đa phương tiện, phòng máy tính hiện đại nếu thực hiện chuyên nghiệp (với số học viên ít, < 50) hoặc theo kiểu phổ cập kiến thức, kĩ năng nếu thực hiện tại hội trường, phòng học lớn với số học viên nhiều. Đây cũng là cách đơn giản, dễ dàng đối với người học nhưng hoàn toàn tuỳ thuộc vào các yếu tố khách quan về sự đầu tư, nguồn tài trợ hoặc kinh phí của bản thân.
Gợi ý triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp
Triển khai và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp với hai dạng: (1) Hỗ trợ trực tiếp với mô hình “một kèm một” (1-1), “một kèm nhiều” (1-n); và (2) Hỗ trợ gián tiếp cũng với mô hình 1-1, 1-n.
Hỗ trợ trực tiếp là GVCC sẽ trực tiếp làm việc và trao đổi cùng với GVĐT về các nội dung cần thiết tại một địa điểm với thời gian quy định, chẳng hạn lịch tập huấn trực tiếp tại địa phương X ở một cơ sở đào tạo Y cụ thể trong 1-2 ngày.
Hỗ trợ gián tiếp là GVCC sẽ thông qua máy tính và Internet để hướng dẫn đồng nghiệp. Khi đó, GVCC có thể vận dụng kiến thức đã nghiên cứu ở Mô đun 9 này để thiết kế môi trường học, hình thức học tập để thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp. Hỗ trợ gián tiếp đồng nghiệp qua các công cụ online meeting như: MS Team, Google Meet là một trong những hình thức hiệu quả và thuận tiện, bên cạnh là những mạng chia sẻ dữ liệu như Google Drive, Youtube và lớp học ảo Google Classroom, hệ thống VLE đã lựa chọn. Ngoài ra, các công cụ nhắn tin thoại như Messenger, Zalo (Viber, Skype) thông dụng hiện nay cũng góp phần là kênh giao tiếp hỗ trợ nhanh đối với GVĐT và GV nói chung.
Mô hình 1-1 là mô hình “một kèm một” hay là “cặp đôi”, đây là dạng hỗ trợ tốt nhất và hiệu quả nhất, thường được áp dụng trong môi trường dạy nghề chuyên nghiệp. Người hướng dẫn và người được hướng dẫn ở dạng này giống như một “cặp đôi” để cùng làm việc, chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp/gián tiếp về mọi mặt.
Mô hình 1-n là mô hình “một kèm nhiều”, đây là dạng hỗ trợ thông dụng trong các tổ bộ môn, khoa/phòng khi muốn tập huấn bồi dưỡng nội bộ. Mô hình này thường được làm theo dạng định kì, thường xuyên ở nhiều hình thức khác nhau: seminar trong phòng họp, thảo luận tại các địa điểm phù hợp và thuận tiện, tập huấn tại lớp học.
Trong thực tế hiện nay, GVCC phải hỗ trợ số lượng khá lớn GVĐT do vậy việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ trực tiếp sẽ gặp khó khăn. GVCC cần xây dựng một nhóm nhỏ để cùng hỗ trợ cho GVĐT ngay trong cơ sở đào tạo tại chỗ, hoặc tại địa phương. Điều quan trọng nhất là sử dụng các biện pháp phù hợp với sự chủ động từ GVCC cũng như GVĐT để có thể đảm bảo hiệu quả hỗ trợ đạt như mong đợi.
Phạm vi 4: Trách nhiệm nghề nghiệp.
Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung
Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp đã xây dựng, có thể tiến hành bồi dưỡng tập trung các nội dung của mô đun 9 cho GVĐT tại các cơ sở giáo dục. Bồi dưỡng tập trung sẽ đi sâu vào nội dung có tính thực hành cao: xây dựng kế hoạch, thiết kế và sử dụng CNTT trong dạy học và giáo dục. Việc bồi dưỡng tập trung sẽ hiệu quả hơn khi GV đã nghiên cứu nắm bắt nền tảng lí luận cơ bản.
Để hình thức bồi dưỡng tập trung đạt kết quả tốt, cần lưu ý:
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu của GV để xác định mục đích và nội dung bồi dưỡng phù hợp, có tính trọng tâm;
- Xây dựng và thực hiện những chủ đề bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tế và năng lực đội ngũ GV;
- Sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức tương tác với GV trong quá trình bồi dưỡng, chú trọng vào phát triển năng lực vận dụng vào thực tế cho đội ngũ GV;
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá và tự đánh giá kết quả bồi dưỡng;
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng tập trung.
Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng
Ứng dụng CNTT trong hoạt động tập huấn qua mạng là việc sử dụng các thiết bị CNTT, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động tập huấn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tập huấn, gia tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục.
Trước khi tổ chức tập huấn qua mạng cho GVĐT, cần đảm bảo thực hiện tốt:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng: Ngoài các yêu cầu của kế hoạch tổ chức tập huấn thông thường, kế hoạch tổ chức tập huấn qua mạng phải thể hiện rõ: Hình thức và thời gian tổ chức tập huấn; hệ thống thông tin phục vụ tập huấn; hướng dẫn cách thức người học tham gia các hoạt động của lớp tập huấn. Đối với hoạt động kiểm tra thường xuyên và đánh giá cuối lớp tập huấn, cần chỉ rõ các yêu cầu và hình thức tổ chức là thực hiện qua mạng hay thực hiện tập trung.
- Chuẩn bị đủ học liệu điện tử và tải lên hệ thống quản lí học tập trực tuyến.
- Tạo và mở lớp tập huấn trên hệ thống quản lí học tập trực tuyến để người học sử dụng; cập nhật danh sách người học, tài khoản người học của lớp tập huấn.
- Gửi thông báo và hướng dẫn người học tham gia các hoạt động của lớp tập huấn qua mạng.
Khi tổ chức các hoạt động tập huấn qua mạng cho GVĐT, cần lưu ý:
- GV đăng nhập hệ thống quản lí học tập và tự học qua mạng theo quy định và kế hoạch đã được duyệt.
- GV phối hợp với giảng viên triển khai các nội dung tập huấn theo kế hoạch; theo dõi, đánh giá, trợ giúp người học trong suốt quá trình thực hiện lớp tập huấn qua hệ thống quản lí học tập trực tuyến và các công cụ giao tiếp qua mạng khác (thư điện tử, họp trực tuyến, mạng xã hội và kênh giao tiếp khác) đảm bảo người học nắm bắt được nội dung và theo kịp tiến độ các hoạt động của lớp tập huấn.
- Cán bộ kĩ thuật quản trị hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng trực và vận hành, điều khiển hệ thống ứng dụng CNTT đảm bảo các điều kiện kĩ thuật phục vụ hoạt động của lớp tập huấn theo như kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức trắc nghiệm hoặc luận đề phù hợp với nội dung và mục tiêu tập huấn.
Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tại các cơ sở giáo dục gồm sinh hoạt chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề. Hiệu trưởng cần nắm vững mục đích, nội dung, quy trình thực hiện sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn để chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và GV thực hiện việc bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ. Có thể hỗ trợ đồng nghiệp ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục trong sinh hoạt chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.
Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có hiệu quả cần phải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học. Do đó, cần chỉ đạo tổ/ nhóm chuyên môn thiết kế các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề gồm các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân công rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động?
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu? trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào?
- Bản thân tổ trưởng/nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực các thành viên trong tổ/nhóm? Để làm được việc này đòi hỏi mỗi GV và tổ trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.
Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc.
Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung.
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết phân tích vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lí; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề phải đưa ra các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy.
Đối với các trường quy mô nhỏ, GV mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề với quy mô cụm trường để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu.
Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện với các hình thức: sinh hoạt theo môn, theo nhóm môn, sinh hoạt trong trường, sinh hoạt theo cụm trường…
Một số chủ đề gợi ý sinh hoạt chuyên môn: lựa chọn hoặc ứng dụng một phần mềm, công cụ vào tổ chức dạy học (tập trung phân tích ưu điểm, nhược điểm và các mẹo khi sử dụng sao cho hiệu quả); xây dựng kế hoạch dạy học dùng chung cho tổ bộ môn theo hướng đồng bộ hóa công nghệ sử dụng; tổ chức dạy và dự giờ một tiết dạy trong kế hoạch bài dạy theo hướng nghiên cứu bài học; thảo luận, phân tích hoặc chia sẻ theo hướng chủ đề tiếp cận công nghệ như công cụ kiểm tra đánh giá, công cụ xử lí biên tập hình ảnh, phim; công cụ tổ chức dạy học trực tuyến đồng bộ thời gian thực.
Ví dụ:
Chủ đề 1: giáo viên dạy học trên lớp với video clip
Yêu cầu sư phạm |
- Giáo viên: thiết kế video clip "Làm đồ dùng học tập" Công nghệ 3, khoảng 3-5 phút, ở dạng kể chuyện bằng hình ảnh (digital telling story - DST). - Học sinh: xem và phản hồi trên lớp học (trả lời câu hỏi, thảo luận,...) |
Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm. |
- Chuẩn bị tư liệu về kênh chữ, hình ảnh, video: Lựa chọn nguyên liệu làm đồ dùng học tập, sử dụng các dụng cụ để làm đồ dùng học tập,… - Xây dựng kịch bản truyền hình (screenplay, storyboard) và chuẩn bị nguồn học liệu phục vụ biên tập. - Sử dụng công cụ Video Editor để biên tập video - Cách thiết kế được tiếp cận theo các tài liệu đọc: Kể chuyện bằng hình ảnh trên máy tính (Lê Đức Long và cộng sự, 2021), Story telling - Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện (Bùi Thị Ngọc Thu, 2020). |
Hình ảnh, video minh hoạ - Link: https://www.youtube.com/watch?v=7gQhnROWT5E&t=38s |
Chủ đề 2: giáo viên dạy học trên lớp với bài trình chiếu đa phương tiện
Yêu cầu sư phạm |
Giáo viên: thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện cho hoạt động "Làm biển báo giao thông", với khoảng 10-15 slides, gồm hình ảnh, video, lồng ghép các câu hỏi tương tác với học sinh. Học sinh: nghe giảng và tham gia các hoạt động trên lớp: quan sát, trả lời câu hỏi, thảo luận. |
Gợi ý thiết kế - minh hoạ và nguồn học liệu để thực hành được đính kèm. |
Chuẩn bị tư liệu về kênh chữ, hình ảnh, video: một số biển báo giao thông, lựa chọn vật liệu phù hợp, lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách,… Xây dựng dàn ý cho bài trình chiếu (prensentation), nội dung chính các trang trình chiếu (slide). Sử dụng công cụ MS PowperPoint (Office 360) để thiết kế bài trình chiếu đa phương tiện với các hiệu ứng hình ảnh - cách thiết kế được tiếp cận theo các tài liệu đọc: Thiết kế slide theo phong cách thiền (Garr Reynolds, Thảo Nguyên dịch, 2018), Slide: ology - Học cách thiết kế slide (Nancy Duarte, Khánh Trang dịch, 2018). |
Hình ảnh, video minh hoạ - Link: http://baigiang.co/bai-giang/bai-giang-bien-bao-hieu-giao-thong-duong-bo-10750/ |
Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp
Đây là mô hình hoạt động tương tác giữa các GV với nhau, người có kinh nghiệm giúp đỡ, hướng dẫn người ít kinh nghiệm hơn về ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục. Mô hình này sẽ tạo ra động lực bên trong cho mỗi GV trong phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.
Để thực hiện mô hình này hiệu quả, cần lưu ý:
- Đánh giá đúng thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV trong nhà trường, xác định được những đồng nghiệp có khả năng hướng dẫn, trợ giúp các đồng nghiệp khác trong đơn vị;
- Xác định những nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục phù hợp với nhu cầu và năng lực của GV, trên cơ sở đó lựa chọn những hình thức và phương pháp hướng dẫn đồng nghiệp phù hợp;
- Xác định những nguồn lực cho công tác hướng dẫn đồng nghiệp từ các chương trình mục tiêu, kinh phí bồi dưỡng hàng năm;
-Xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong quản lí công tác hướng dẫn đồng nghiệp và tự bồi dưỡng của GV.
.........................
Kế hoạch tự học để nâng cao năng lực CNTT - Module 9 là sản phẩm mà giáo viên phải hoàn thành sau khi học và tập huấn mô đun 9.
Đáp án Module 9