Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam từ 1945 - 1975

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam từ 1945 - 1975

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 là bài viết được VnDoc biên soạn nhằm giúp các em học sinh có kiến thức nền tảng tốt. Mời các em tham khảo!

  1. Khuynh hướng sử thi:
  1. Khái niệm

- Sử thi là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, là sản phẩm của cộng đồng. Đặc trưng của sử thi gồm: hình tượng nghệ thuật hoành tráng, ngôn ngữ có vần và nhịp, nội dung kể về những sự kiện, biến cố lớn trong cộng đồng dân cư thời cổ đại, nhân vật chính được sử thi tập trung mô tả là những anh hùng.

- Khuynh hướng sử thi: dùng để chỉ việc các tác giả vay mượn, lồng ghép một số đặc trưng nghệ thuật của sử thi vào các thể loại văn học khác.

  1. Khuynh hướng sử thi ảnh hưởng đến văn học giai đoạn 45 - 75:

- Đề tài: phản ánh những vấn đề mang tính thời sự, trọng đại của đất nước, tập trung vào hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Đây còn gọi là thời kì của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Nhân vật chính: những con người cống hiến, hi sinh vì Tổ quốc và tiêu biểu cho những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng, giai cấp, thời đại. Nhân vật vẫn có những tính cách riêng nhưng không mang nặng cái tôi cá nhân.

- Góc nhìn khai thác nhân vật: con người được khám phá ở khía cạnh trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, có lẽ sống lớn và tình cảm lớn, được nhà văn trân trọng và ngợi ca.

- Giọng điệu: ngợi ca, trang trọng, hào hùng.

- Hình ảnh: kì vĩ, tráng lệ, con người trở thành những tượng đài bất tử.

Lí giải: hoàn cảnh của đất nước đòi hỏi sự chuyển mình của văn học. Nếu thời kì 1930 - 1945, văn học là sự nở rộ của cái tôi cá nhân thì văn học trong những năm 1945 -1975 phải phụng sự cho hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Văn nghệ trở thành vũ khí chống lại Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ.

II. Cảm hứng lãng mạn:

  1. Khái niệm:

- Cảm hứng: trạng thái tâm lí đặc biệt, kết hợp giữa sự tập trung cao độ cùng sự đam mê, hăng say sáng tạo mãnh liệt. Cảm hứng khơi nguồn cho người nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Trong nghệ thuật, tồn tại rất nhiều loại cảm hứng.

- Lãng mạn: một dạng thức của cảm hứng. Đó là sự khẳng định cái tôi đầy nhiệt huyết, mê say, hướng về lí tưởng. Đặc trưng của cảm hứng lãng mạn thường thể hiện ở:

+ Khai thác những cái đẹp, cái độc đáo, phi thường.

+ Đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ trí tưởng tượng

+ Lối diễn đạt khoa trương, phóng đại.

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, gây ấn tượng mạnh mẽ.

  1. Cảm hứng lãng mạn ảnh hưởng đến văn học giai đoạn 45 - 75:

- Là cảm hứng chủ đạo trong giai đoạn văn học này. Các tác phẩm mang cảm hứng lãng mạn tích cực và các tác giả bày tỏ niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai toàn thắng, ý chí kiên cường vượt qua gian khó.

- Chủ yếu được thể hiện ở việc khẳng định lí tưởng sống - lí tưởng cách mạng cao đẹp; ca ngợi con người mới, cuộc sống mới, ca ngợi anh hùng cách mạng; tin tưởng vào tương lai,…

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm