Nhiệt phân KNO3
KNO3 ra KNO2 O2: KNO3 nhiệt phân
Nhiệt phân KNO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình nhiệt phân muối kali nitrat. Từ đó giúp bạn đọc vận dụng tốt vào các dạng bài tập vận dụng liên quan KNO3 nhiệt phân.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung câu hỏi tại:
- Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là
- Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là
- Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
1. Phương trình nhiệt phân KNO3
2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2
2. Điều kiện phản ứng nhiệt phân kali nitrat
Nhiệt độ
3. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3
Xuất hiện chất rắn màu trắng Kali nitrit (KNO2) và khí Oxi (O2) làm sủi bọt khí
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là:
A. Na2CO3, CO2, H2O.
B. Na2O, CO2, H2O.
C. NaOH, CO2, H2O
D. NaOH, CO2, H2.
Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là: Na2CO3, CO2, H2O.
Phương trình phản ứng nhiệt phân:
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 2. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn KNO3 là
A. KNO2, O2
B. KNO2, N2, O2
C. KNO2, NO2, O2
D. K2O, NO2, O2
Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn KNO3 là KNO2, O2
Vì K là kim loại kiềm nên sản phẩm thu được gồm KNO2, O2
2KNO3 → 2KNO2 + O2
Câu 3. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao
A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMNO4
B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4
C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4
D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI
Phương trình minh họa
CaCO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CaO + CO2
Zn(OH)2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) ZnO + H2O
2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KNO2+ O2
KMnO4\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn 10,1 gam KNO3 sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít
Phương trình nhiệt phân KNO3
KNO3 → KNO2 + 1/2 O2
0,1mol → 0,05 mol
=> V = 0,05.22,4=1,12 lít
Câu 5. Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat ᴄủa kim loại hóa trị I thu đượᴄ 32,4 gam kim loại ᴠà 10,08 lít khí (đktᴄ). Xáᴄ định ᴄông thứᴄ của kim loại.
A. Ag
B. Na
C. K
D. Li
Gọi kim loại ᴄần tìm là M ⇒ muối nitrat là: MNO3
MNO3 → M + NO2 + 1/2O2
х → х → х → х/2
х + х/2 = 1,5х = 10,08/22,4 = 0,45 ⇒ х = 0,3
M = 32,4/0,3 = 108 ⇒ M là Ag
Câu 6. HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, FeO, NH3, Cu
B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, SO2, Au
D. BaO, NH3, Au, FeCl2
HNO3 không phản ứng được với Pt loại B
HNO3 không phản ứng được với SO2, Au loại C
HNO3 không phản ứng được với Au loại D
Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2.
C. Fe2O3, NO2, O2.
D. Fe, NO2, O2.
Vì Fe là kim loại trung bình nên sản phẩm thu được gồm oxit kim loại + NO2 + O2
4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Câu 8. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
B. Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Nhiệt phân các muối của các kim loại từ Mg đến Cu thu được oxit kim loại, khí NO2 và O2
Phương trình nhiệt phân
2Zn(NO3)2 → 2ZnO + O2 + 4NO2
2Cu(NO3)2 → 2CuO + O2 + 4NO2
2Pb(NO3)2 → 2PbO + O2 + 4NO2
Câu 9. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là:
A. Tạo kết tủa màu xanh lam không tan.
B. Chỉ thấy xuất hiện dung dịch màu xanh thẫm.
C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O→ Cu(OH)2 ↓+ NH4NO3
Cu(OH)2 ↓xanh có khả năng tạo phức với NH3
NH3 + Cu(OH)2 →[Cu(NH3)4](OH)2 tan
↓xanh xanh đậm
Lúc đầu có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh thẫm
Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2.
C. Fe2O3, NO2, O2.
D. Fe, NO2, O2.
Vì Fe là kim loại trung bình nên sản phẩm thu được gồm oxit kim loại + NO2 + O2
4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Câu 11. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2
B. Cu(NO3)2, KNO3, NaNO3
C. Ca(NO3)2, KNO3, NaNO3
D. Hg(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2
Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là: Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2
2Zn(NO3)2 → 2ZnO + O2 + 4NO2
2Mg(NO3)2 → 2MgO + O2 + 4NO2
2Pb(NO3)2 → 2PbO + O2 + 4NO2
Câu 12. Chất nào sau đây nhận biết được ion sunfat
A. dung dịch AgNO3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch BaCl2
D. dung dịch Na2CO3
Hiện tượng cho kết tủa trắng (phản ứng nhận biết SO42-)
Ba2+ + SO42- → BaSO4.
.....................................
Hy vọng thông qua nội dung bài học sẽ giúp bạn đọc có thêm các kiến thức, củng cố kiến thức. Từ đó vận dụng vào giải các câu hỏi bài tập có liên quan. Học tập tốt hơn môn Hóa học 11.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Nhiệt phân KNO3 tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.