Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N, tên gọi C3H9N
Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là đáp án hướng dẫn giải chi tiết câu hỏi ứng với C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
C3H9N là một hợp chất hữu cơ thuộc chức amin được tạo ra khi thế một nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một gốc isopropyl. Propylamin là chất lỏng không màu, có mùi giống như amoniac, tan tốt trong etanol và đietyl ete
1. Ứng với công thức phân tử C3H9N thì chất có thể là amin
Có 4 amin có công thức phân tử C3H9N:
Bậc 1 có: CH3-CH2-CH2-NH2: Propan – 1 - amin
CH3-CH(NH2)-CH3: Propan – 2 - amin
Bậc 2 có: CH3-NH-CH2-CH3: N – metyletanamin
Bậc 3 có: (CH3)3N: Trimetyl amin
Với công thức phân tử C3H9N thì chất có 4 đồng phân, có 2 amin bậc 1, 1 amin bậc 2, và 1 amin bậc 3.
2. Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án D
3. Số đồng phân amin đơn chức no CnH2n+3N
Công thức:
Số amin CnH2n+3N = 2n-1 (n < 5)
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Số amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2
Bậc 1 có: CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
Bậc 2 có: CH3-NH-CH2-CH3
Bậc 3 có: (CH3)3N
Câu 2. Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là:
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Các amin bậc 1 có CTPT C3H9N là: CH3-CH2-CH2-NH2; (CH3)2CH-NH2
=> Có 2 công thức thỏa mãn
Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A.(CH3)3N
B. CH3-NH2
C. C2H5-NH2
D. CH3-NH-CH3
Chất thuộc loại amin bậc ba: (CH3)3N
Câu 4. Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 5. Cho dãy các chất sau: C6H5NH2, C2H5NH2, (C6H5)2NH, (C2H5)2NH, NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Lực bazơ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là
A. (C6H5)2NH > C6H5NH2 > NH3 > C2H5NH2 >(C2H5)2NH
B. (C2H5)2NH > C6H5NH2 > NH3 > C2H5NH2 > (C6H5)2NH
C. (C2H5)2NH > C2H5NH2 > (C6H5)2NH > C6H5NH2 > NH3
D. (C2H5)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Gốc ankyl đẩy e làm tăng tính bazơ, gốc benzyl hút e làm giảm tính bazơ
Sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ: (C2H5)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Câu 6. Trong các dung dịch: CH3-CH2–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Nhắc lại nội dung:
Amin:
Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím
Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh
Amino axit:
Số nhóm NH2 = số nhóm COOH → Không làm đổi màu quỳ tím
Số nhóm NH2 > số nhóm COOH → Làm quỳ tím hóa xanh
Số nhóm NH2< số nhóm COOH → Làm quỳ tím hóa đỏ
Axit hữu cơ đều làm quỳ tím hóa đỏ
Bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh có pH > 7:
+ Amin: CH3–CH2–NH2
+ Amino axit có nhóm NH2 nhiều hơn nhóm –COOH: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
→ Có 2 chất thỏa mãn
Câu 7. Dãy công thức đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n-5N (n ≥ 6).
B. CnH2n+1N (n ≥ 2).
C. CnH2n-1N (n ≥ 2).
D. CnH2n+3N (n ≥ 1).
Gọi công thức phân tử của amin là CnH2n+2-2k-x(NH2)x
Amin no k = 0, đơn chức x = 1
Công thức phân tử tổng quát của amin là CnH2n+1NH2 = CnH2n+3N (n ≥ 1)
Câu 8. Tên gọi của amino axit nào sau đây là đúng?
A. H2N – CH2COOH : glixerin hay glixerol
B. CH3 CH(NH2)COOH : anilin
C. C6H5CH2CH(NH2)COOH : phenylalanin
D. HOOC – (CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutanic
H2N – CH2COOH : glixin
CH3CH(NH2)COOH : alanin
HOOC – (CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutamic
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là 3
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Đáp án A sai vì Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là 2
Các amin bậc 1 có CTPT C3H9N là: CH3-CH2-CH2-NH2; (CH3)2CH-NH2
=> Có 2 công thức thỏa mãn
Câu 10. Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH3COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (2), (1), (3).
B. (3), (1), (2).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (1).
(1) H2NCH3COOH : môi trường trung tính
(2) CH3COOH : môi trường axit
(3) CH3CH2NH2 : môi trường bazơ
→ Sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần : (2) < (1) < (3)
Câu 11. Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 3
B. 8
C. 4
D. 1
Các amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N là :
CH3NHCH2CH2CH3,
CH3NHCH(CH3)CH3;
CH3CH2NHCH2CH3 .
Bậc của amin khác với bậc của ancol.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử các bon trong phân tử tăng
B. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen
C. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
D. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
Câu 13. Cho các nhận định sau:
a. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
b. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím
c. Đề rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl
d. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit
e. Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
a) Sai, một số amin như anilin (C6H5NH2) không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
b) Đúng, lòng trắng trứng (một loại protein) có phản ứng màu biure.
c) Đúng, do tạo muối tan: C6H5NH2 + HCl → C6H 5NH3Cl.
d) Đúng, đây là Gly-Ala
e) Đúng, Gly tồn tại dạng ion lưỡng cực nên là chất rắn, dễ tan (giống hợp chất ion).
........................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 12...
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan