Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 4 trang 83 Luyện tập Cánh Diều

Toán lớp 4 trang 83 Luyện tập Cánh Diều với lời giải và hướng dẫn giải chi tiết. Lời giải hay bài tập Toán 4 này sẽ giúp các em học sinh hiểu được cách giải ngắn gọn, cách vận dụng nhanh nhất. Mời các bạn tham khảo giải Toán lớp 4 Cánh Diều.

Toán lớp 4 trang 83 Bài 1 Cánh Diều

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:

5 × (4 + 3) và 5 × 4 + 5 × 3

b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:

- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.

- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

c) Tính:

32 × (200 + 3)

(125 + 9) × 8

Hướng dẫn:

a) Tính giá trị của hai biểu thức rồi so sánh

b) Thảo luận và nêu ví dụ

c) Công thức: Nhân một tổng với một số hoặc nhân một số với một tổng.

Lời giải:

a)

5 × (4 + 3) = 5 × 7 = 35

5 × 4 + 5 × 3 = 20 + 15 = 35

Vậy 5 × (4 + 3) = 5 × 4 + 5 × 3.

b)

- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.

VD: 3 × (2 + 9) = 3 × 2 + 3 × 9 = 6 + 27 = 33

- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

(4 + 5) × 6 = 4 × 6 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54

c) Tính:

32 × (200 + 3) = 32 × 200 + 32 × 3 = 6 400 + 96 = 6 496

(125 + 9) × 8 = 125 × 8 + 9 × 8 = 1 000 + 72 = 1 072

Toán lớp 4 trang 83 Bài 2 Cánh Diều

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:

6 × (7 – 5) và 6 × 7 – 6 × 5

b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:

- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

c) Tính:

28 × (7 – 2)                  (14 – 7) × 6

Hướng dẫn:

a) Tính giá trị của hai biểu thức rồi so sánh

b) Thảo luận và nêu ví dụ

c) Công thức: Nhân một hiệu với một số hoặc nhân một số với một hiệu.

Lời giải:

a)

6 × (7 – 5) = 6 × 2 = 12

6 × 7 – 6 × 5 = 42 – 30 = 12

Vậy 6 × (7 – 5) = 6 × 7 – 6 × 5.

b)

- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

VD: 3 × (9 – 2) = 3 × 9 – 3 × 2 = 27 – 6 = 21

- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

(7 – 4) × 6 = 7 × 6 – 4 × 6 = 42 – 24 = 18

c) Tính:

28 × (7 – 2) = 28 × 7 – 28 × 2 = 196 – 56 = 140

(14 – 7) × 6 = 14 × 6 – 7 × 6 = 84 – 42 = 42

Toán lớp 4 trang 83 Bài 3 Cánh Diều

Tính bằng hai cách

a) 93 × 8 + 93 × 2b) 36 × 9 + 64 × 9c) 57 × 8 - 57 × 7

Hướng dẫn:

  • Cách 1: Áp dụng các công thức:

a × b + a × c = a × (b + c)

a × b – a × c = a × (b – c)

  • Cách 2:

Thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a) 93 × 8 + 93 × 2

Cách 1: a) 93 × 8 + 93 × 2

= 93 × (8 + 2)

= 93 × 10

= 930

Cách 2: a) 93 × 8 + 93 × 2

= 744 + 186

= 930

b) 36 × 9 + 64 × 9

Cách 1: 36 × 9 + 64 × 9

= 9 × (36 + 64)

= 9 × 100

= 900

Cách 2: 36 × 9 + 64 × 9

= 324 + 576

= 900

c) 57 × 8 - 57 × 7

Cách 1: 57 × 8 - 57 × 7

= 57 × (8 - 7)

= 57 × 1

= 57

Cách 2: 57 × 8 - 57 × 7

= 456 - 399

= 57

Toán lớp 4 trang 83 Bài 4 Cánh Diều

Minh đã giúp bác Phú tính số viên gạch ốp tường bếp theo hai cách dưới đây:

Bài 4

Cách 1: (5 + 3) × 10

Cách 2: (4 + 6) × 8

Em hãy thảo luận về hai cách tính trên.

Lời giải:

Cách 1: (5 + 3) × 10 = 8 × 10 = 80

Cách 2: (4 + 6) × 8 = 10 × 8 = 80

Hai cách tính này đều có kết quả là 80 viên gạch, chỉ khác về chiều đếm viên gạch là theo hàng dọc hay theo hàng ngang.

Cách 1 là đếm viên gạch theo chiều dọc. Trong một cột dọc có 5 viên gạch đỏ và 3 viên gạch xanh. Có tất cả 10 cột như thế nên ta có phép tính:

(5 + 3) × 10

Cách 2 là đến viên gạch theo hàng ngang. Trong một hàng ngang có 4 viên gạch ở mặt tường bên trái và 6 viên gạch ở mặt tường bên phải. Có tất cả 8 hàng ngang như thế nên ta có phép tính:

(4 + 6) × 8

Trắc nghiệm: Luyện tập trang 83 Cánh Diều

Ngoài Toán lớp 4 trang 83 Luyện tập Cánh Diều. Các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ lời giải Toán lớp 4 Cánh DiềuVở bài tập Toán lớp 4 cả năm học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 4 Cánh diều

    Xem thêm