Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 2

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Câu 1: Sự kiện và nhân vật lịch sử thường xuất hiện trong thể loại

  1. Truyện cổ tích
  2. Truyện truyền thuyết
  3. Truyện cười
  4. Truyện thơ

Câu 2: Văn học dân gian có giá trị là

  1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)
  2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người
  3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Trong những câu sau câu nào nêu khái niệm đúng nhất về văn học dân gian?

  1. Văn học dân gian là những sáng tác cá nhân, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân.
  2. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân.
  3. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, mang tính sáng tạo của cá nhân cao.
  4. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, lưu truyền trong nhân dân, mang dấu ấn cá nhân.

Câu 4: Câu nào không đúng khi nói về văn học dân gian?

  1. Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động.
  2. Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộC.
  3. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng.
  4. Văn học dân gian mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.

Câu 5: Đặc trưng nào không phải của văn học dân gian?

  1. Tính truyền miệng.
  2. Tính cá thể.
  3. Tính tập thể.
  4. Tính dị bản.

Câu 6: Về phương diện hình thức, văn học dân gian.....

  1. Có cách phản ánh hiện thực một cách kì ảo.
  2. Thường có nhiều dị bản.
  3. Là tiếng nói chung của một cộng đồng.
  4. Thường có nhiều cốt truyện, tình tiết, sự kiện…được lặp đi, lặp lại.

Câu 7: Về phương diện nội dung, văn học dân gian.....

  1. Thường có nhiều dị bản.
  2. Có cách phản ánh hiện thực một cách kì ảo.
  3. Có nhiều cốt truyện, tình tiết, sự kiện…được lặp đi, lặp lại.
  4. Là tiếng nói chung của một cộng đồng.

Câu 8: Những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải là tác phẩm văn học dân gian?

  1. Truyện người con gái Nam Xương.
  2. Thánh Gióng
  3. Cây tre trăm đốt.
  4. Chuyện chàng Cóc

Câu 9: Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc tác phẩm văn học dân gian?

  1. Thân em như cá rô thia - Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu.
  2. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non.
  3. Thân em như trái bần trôi - Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
  4. Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Câu 10: Thể loại văn học dân gian nhằm giải thích, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người là thể loại nào?

  1. Sử thi dân gian.
  2. Truyền thuyết.
  3. Truyện thơ.
  4. Thần thoại.

Câu 11: Thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn vần kết hợp với văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng là thể loại nào?

  1. Thần thoại.
  2. Truyền thuyết.
  3. Sử thi dân gian.
  4. Truyện thơ.

Câu 12: Thể loại văn học dân gian thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội là thể loại nào?

  1. Sử thi dân gian.
  2. Truyền thuyết.
  3. Truyện cổ tích.
  4. Truyện thơ.

Câu 13: Thể loại văn học kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống, là thể loại nào?

  1. Truyện cười dân gian.
  2. Truyện cổ tích.
  3. Truyện ngụ ngôn.
  4. Truyện thơ dân gian.

Câu 14: Đặc trưng nào sau đây không phải của văn học dân gian?

  1. Tính truyền miệng
  2. Tính tập thể
  3. Tính thực hành
  4. Tính địa phương

Câu 15: Thể loại văn học nào kể lại những câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật, ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lí - triết lí nhân sinh?

  1. Truyện ngụ ngôn.
  2. Tục ngữ.
  3. Ca dao.
  4. Câu đố.

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô chẳn hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của văn học dân gian Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết nhé.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam cho các bạn tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa và có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn nhé. Ngoài ra để giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục Trắc nghiệm Ngữ văn 10, Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn Văn 10, Văn mẫu lớp 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10, soạn bài lớp 10.

Đánh giá bài viết
3 451
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 10

    Xem thêm