Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Vật lý 8 bài 25

VnDoc xin giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt được chúng tôi tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Vật lý lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý: Phương trình cân bằng nhiệt

Câu 1: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì

  1. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
  2. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
  3. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
  4. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Câu 2: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?

  1. Qtỏa + Qthu = 0
  2. Qtỏa = Qthu
  3. Qtỏa.Qthu = 0
  4. Qtỏa/Qthu = 0

Câu 3: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:

  1. 2,94°C
  2. 293,75°C
  3. 29,36°C
  4. 29,4°C

Câu 4: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt?

  1. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  2. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  3. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
  4. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Câu 5: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:

  1. 7°C
  2. 17°C
  3. 27°C
  4. 37°C

Câu 6: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:

  1. 0,47 g
  2. 0,471 kg
  3. 2 kg
  4. 2 g

Câu 7: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24°C?

  1. 2,5 lít
  2. 3,38 lít
  3. 4,2 lít
  4. 5 lít

Câu 8: Đun nóng 10 kg đồng ở nhiệt độ 38°C đến nóng chảy hoàn toàn. Biết nhiệt nóng chảy của đồng là 1,8.105 J/kg, đồng nóng chảy ở nhiệt độ 1083°C, năng suất tỏa nhiệt của than củi là 10.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để thực hiện quá trình trên là:

  1. 380 kJ
  2. 6200 kJ
  3. 5771 kJ
  4. 7200 kJ

Câu 9: Một viên nước đá có khối lượng m1 = 200g ở -10°C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá c1 = 1800 J/kg.K, của nước c2 = 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0°C là λ = 3,4.105 J/kg; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để viên nước đá biến thành nước hoàn toàn là:

  1. 3,6 kJ
  2. 68 kJ
  3. 71,6 kJ
  4. 64,4 kJ

Câu 10: Một viên nước đá có khối lượng m1 = 400g ở -15°C. Cho nhiệt dung riêng của nước đá c1 = 1800 J/kg.K, của nước c2 = 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0°C là = 3,4.105 J/kg; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg. Người ta đun nóng viên đá và thu được 400g nước ở nhiệt độ 25°C. Nhiệt lượng cần thiết cho quá trình này là:

  1. 188,8 kJ
  2. 185,3 kJ
  3. 190 kJ
  4. 194,2 kJ

Câu 11: Người ta cần đun nóng để khối nước đá có khối lượng m1 = 4kg ở -5°C biến thành hơi hoàn toàn ở 100°C. Nhiệt lượng cần thiết cần cung cấp cho quá trình này là:

  1. 10245 kJ
  2. 12276 kJ
  3. 13152 kJ
  4. 13500 kJ

Câu 12: Bạn Hưng dùng một bếp dầu để đun nước, khi đun 1kg nước ở 20°C thì sau 10 phút nước sôi. Biết nhiệt được cung cấp một cách đều đặn. Tìm thời gian cần thiết để cung cấp lượng nước nói trên bay hơi hoàn toàn. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi của nước là c = 4200 J/kg.K, L = 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với đồ dùng của nước.

  1. 60 phút
  2. 66,48 phút
  3. 70,5 phút
  4. 78,45 phút

Câu 13: Cho một chậu nhỏ bằng thuỷ tinh khối lượng m = 100g có chứa m1 = 500g nước ở nhiệt độ t1 = 20°C và một cốc dùng để chứa những viên nước đá có cùng khối lượng m2 = 20g ở nhiệt độ t2 = - 5°C. Thả hai viên nước đá vào chậu. Cho nhiệt dung riêng của thủy tinh, nước và nước đá lần lượt là C = 2500 J/kg.K, C1 = 4200 J/kg.K và C2 = 1800 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc và môi trường bên ngoài). Kết luận nào sau đây là chính xác nhất?

  1. Có một phần nước bị đông đặc thành nước đá
  2. Hai viên đá tan hoàn toàn, nhiệt độ hỗn hợp là 0°C
  3. Hai viên đá chưa tan hoàn toàn, nhiệt độ hỗn hợp là 0°C
  4. Hai viên đá tan hoàn toàn, nhiệt độ hỗn hợp lớn hơn 0°C

Câu 14: Cho một chậu nhỏ bằng thuỷ tinh khối lượng m = 150g có chứa m1 = 750g nước ở nhiệt độ t1 = 20°C. Người ta thả vào chậu một khối nước đá có khối lượng m2 = 300g ở nhiệt độ t2 = - 5°C. Cho nhiệt dung riêng của thủy tinh, nước và nước đá lần lượt là C = 2500 J/kg.K, C1 = 4200 J/kg.K và C2 = 1800 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc và môi trường bên ngoài). Kết luận nào sau đây là chính xác nhất?

  1. Khối nước đá chưa tan hết
  2. Khối nước đá đã tan hết, nhiệt độ hỗn hợp lớn hơn 0°C
  3. Khối nước đá đã tan hết, nhiệt độ hỗn hợp đúng bằng 0°C
  4. Không đủ cơ sở để kết luận

Câu 15: Một chiếc xô bằng nhựa khối lượng m = 500g có chứa m1 = 5kg nước ở nhiệt độ t1 = 30°C và những viên nước đá có cùng khối lượng m2 = 200g ở nhiệt độ t2 = - 6°C. Cho nhiệt dung riêng của nhựa, nước và nước đá lần lượt là C = 5000 J/kg.K, C1 = 4200 J/kg.K và C2 = 1800 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài). Người ta thả những viên đá vào trong xô. Hỏi phải thả vào xô ít nhất bao nhiêu viên nước đá để nhiệt độ cuối cùng trong xô là 0°C?

  1. 8 viên
  2. 9 viên
  3. 10 viên
  4. 11 viên

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm phương trình cân bằng nhiệt...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Vật lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Giải Vở BT Vật Lý 8, Lý thuyết Vật lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lý 8

    Xem thêm