Bình giảng bài Ngóng gió đông
Văn mẫu lớp 11: Bình giảng bài Ngóng gió đông gồm các dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Bình giảng tác phẩm Ngóng gió đông
Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ tài năng, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Ông đã vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn của bản thân, tiếp tục cống hiến tài năng của của mình cho đất nước. Những tác phẩm của ông mang đậm tính nhân đạo, tính dân tộc. Bài thơ Ngóng gió đông là một trong những tác phẩm như vậy. Bài thơ là nỗi niềm của tác giả trước thời cuộc, trước tình cảnh đất nước chia cắt, là nỗi niềm đau đớn khôn nguôi.
Là người con của đất nước, tác giả lo lắng cho hoàn cảnh của đất nước:
"Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?"
Phải thực sự am hiểu thời cuộc lịch sử, và hiểu con người Nguyễn Đình Chiểu ta mới có thể hiểu tận sâu ý nghĩa ẩn dụ của tác giả. "Hoa cỏ" một hình ảnh ẩn dụ cho đất nước, quê hương, con người Việt Nam, vạn vật đang chờ đón một nguồn "gió đông" mới. "Gió đông" là gió mùa xuân, ngọn gió mát lành mang lại những điều tốt cho "hoa cỏ", ngụ ý của tác giả muốn nói người dân đang từng ngày chờ mong tin tức tốt lành, mong một vị vua nào đó hãy mang ánh sáng đến cho dân tộc. Nhưng đáp lại đó chỉ là một câu hỏi tu từ, câu trả lời vẫn còn dở dang.
Hai câu thực tiếp theo tác giả đã mô phỏng toàn cảnh đất nước:
"Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng"
Hình ảnh "mây giăng ải" cho thấy tình cảnh đất nước bấy giờ, đất nước bị quân giặc bao vây, tấn công. "Ải Bắc, non Xanh" gợi ta một không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng đều đang mịt mờ tin tức. "Tin nhạn"- mong muốn được báo một tin vui - nhưng khả năng rất mong manh mới có thể nhận được, và đúng vậy "bặt tiếng hồng"- không có tin gì hơn. Qua đó, tác giả bày tỏ sự trách móc với người làm chủ của đất nước.
Một sự thật đau đớn không chỉ của riêng tác giả mà của cả dân tộc đã được tác giả bộc lộ trong hay câu luận:
"Bờ cõi xưa chia đà đất khác
Nắng sương hay há đội trời chung"
Từ thời xa xưa, ông cha đã phải bao lần đấu tranh để giành được độc lập dân tộc. "Bờ cõi xưa" - một mảnh đất bình an cho nhân dân mà giờ đây, thật đau đớn khi "chia đà" thành đất khác. Một nỗi đau đớn tột cùng, "nắng sương"- bao vất vả, góp công gây dựng đất nước, sao có thể chung trời với bọn giặc ngoại xâm ấy được. Câu thơ vang lên như một lời thề, tuyên bố dứt khoát nhưng không khỏi mang theo nỗi lòng đau đớn mất mát.
Giờ đây, mọi niềm hi vọng của đất nước chỉ trông mong vào vị Thánh đế:
"Chừng nào Thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông?
Non sông gấm vóc của đất nước đang trong tay giặc, nhân dân lầm than, trong lòng tác giả mong sao có "một trận mưa" lớn ấy làm bay sạch "bụi bặm" núi sông, trả lại sự thanh bình, yên ổn vốn có trước đây. Muốn vậy, ta cần một vị vua anh minh sáng suốt, có thể chỉ đạo, mang đến niềm vui cho dân tộc. Câu thơ vừa dứt khoát và cũng bứt rứt như trong lòng tác giả vậy.
Với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chặt chẽ, tác giả đã tả cảnh mà ngụ tình trong đó bao nỗi niềm. Bao trùm cả bài thơ là niềm ngóng trông chờ đợi, một khát vọng thiết tha-"ngóng gió đông". Từ đó, ta càng trân trọng yêu quý hơn Nguyễn Đình Chiểu, một con người luôn vì nước, vì dân, luôn mong những điều bình an đến cho dân tộc.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng bài Ngóng gió đông cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: