Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

08 đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 năm 2022-2023

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 theo Thông tư 22 năm 2022-2023 là đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 có đáp án chi tiết và bảng ma trận kèm theo. Đề thi học kì 1 lớp 4 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1. Cùng tải đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 về nhé.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 Số 1

1. Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt:

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản:

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc.

- Liên hệ được các chi tiết trong bài với thực tế, rút ra được thông tin từ bài đọc.

Số câu

2

1

1

4

Số điểm

1,5

0,5

1

3

2

Kiến thức tiếng việt:

- Biết xác định CN, VN.

- Biết xác định từ láy, từ ghép, danh từ, động từ, tính từ

- Xác định được câu kể Ai làm gì? Hiểu tác dụng của câu kể . Đặt được câu kể

Số câu

1

1

1

2

1

6

Số điểm

1

0,5

0,5

1,5

0,5

4

Tổng số câu

2

1

2

2

2

1

10

Tổng số điểm

2,5

2,5

1,5

0,5

7

2. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra:

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

1

1

4

Câu số

1,2

3

4

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

1

2

1

6

Câu số

5

7

6

8,9

10

Tổng số câu

2

1

2

2

2

1

10

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2022-2023

Môn Tiếng Việt lớp 4

(Thời gian làm bài 100 phút)

Họ và tên học sinh..............................................................................

Lớp :.......................................................................................................

Kết quả kiểm tra

Nhận xét

Điểm đọc: ………

Điểm viết ………..

Điểm toàn bài…….

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

I - KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)

1/ Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

2/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) (40 phút)

* Đọc bài sau:

Kiến Mẹ và các con

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ)

* Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm cho phù hợp

Câu 1. Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

A. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.

B. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.

C. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.

D. Đắp chăn cho từng đứa con yêu.

Câu 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

A. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.

B. Lũ kiến con thức suốt đêm để chờ mẹ hôn hết lượt.

C. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.

D. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.

Câu 3: Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?

A. Kiến Mẹ chỉ hôn một đứa con ở hàng đầu tiên

B. Kiến Mẹ bảo các con hôn nhau thay mẹ

C. Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi.

D. Kiến mẹ không phải hôn các con mỗi ngày để được nghỉ ngơi

Câu 4: Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.

Câu 5: Tìm 3 từ láy, 3 từ ghép trong đoạn văn:

“Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:“ Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’

Ba từ ghép đó là:……………………………………………………………….

Ba từ láy đó là:………………………………………………………………….

Câu 6. Tìm và ghi lại một câu kể Ai làm gì? có trong bài văn trên

Câu 7: Câu: “Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con.” được dùng làm gì?

A. Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

B. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn.

C. Dùng để hỏi những điều chưa biết

Câu 8: Chủ ngữ trong câu “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.” là những từ ngữ:

A. Tất cả lũ kiến con đều lên giường

B. Lũ kiến con

C. Tất cả lũ kiến con

Câu 9: Nối từ ở A với từ ở B cho thích hợp:

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

Câu 10: Em hãy đặt một câu kể nêu nhận xét của em về Kiến Mẹ hoặc bác Cú Mèo.

.............................................................................................................................

II/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Viết một đoạn văn tả đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em thích

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

B. Phần Viết

1. Chính tả - Lớp 4

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

2. Đọc thành tiếng (3 điểm):

A. HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của những bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn em vừa đọc.

Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp vơi nội dung đoạn vừa đọc):

1. Bài "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" - Tài liệu hướng dẫn học tập1/Tr. 24

(Từ đầu …đến…diễn thuyết)

- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?

2. Bài " Người tìm đường lên các vì sao " Tài liệu học Tâp1/Tr. 41

(Từ đầu …đến…tiết kiệm thôi)

- Xi – ôn – cốp – xki mơ ước điều gì?

3. Bài " Cánh diều tuổi thơ " Tài liệu học Tập 1/Tr. 78

(Từ đầu …đến…vì sao sớm)

- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều ?

4. Bài " Rất nhiều mặt trăng " Tài liệu học Tập1/Tr. 111

(Từ đầu …đến…nhà vua)

- Vì sao họ cho rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được ?

5. Bài: Văn hay chữ tốt

(Đọc từ đầu đến ...sao cho đẹp)

- Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém?

6. Bài: Chú đất nung –

(Đọc từ đầu.....Chú sợ lùi lại)

- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

7 . Bài: Kéo co

(Đọc từ đầu đến của người xem hội)

- Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào?

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

A. Điểm tra đọc

1/ Đọc thành tiếng: 3 điểm

2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

Câu 1: (0,5 điểm) Ý b.

Câu 2: (0,5 điểm) Ý a.

Câu 3: (0,5 điểm) Ý c.

Câu 4: (1 điểm) Ví dụ: Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ luôn yêu thương em và chăm lo cho gia đình…….hoặc: Mẹ em luôn yêu thương và chăm sóc em chu đáo. Em rất yêu quý và biết ơn mẹ (Mẹ em là người mẹ tuyệt vời nhất)

Câu 5: (1 điểm)

- Từ láy: vất vả, nghỉ ngơi, thầm thì.

- Từ ghép: Ví dụ: Kiến Mẹ, Cú Mèo, thời gian, đầu tiên

Câu 6: (0,5 điểm) Ví dụ: Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên

Câu 7: (0,5 điểm) Ý a

Câu 8: (1điểm) ý a.

Câu 9: (1 điểm).Nối đúng 2 đến 3 từ được 0.5 điểm; Nối đúng 4 từ được

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

Câu 10 (0,5 điểm) Ví dụ: Kiến Mẹ thật giàu tình yêu thương.

Bác Cú Mèo rất thông minh.

B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm).

I/ Chính tả: 2 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp (1 điểm)

- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

II/ Tập làm văn: 8 điểm

Hướng dẫn chấm TLV (8 điểm)

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 2.5 điểm

+ Nội dung: 1 điểm

+ Cảm xúc : 0.5 điểm

+ Kĩ năng : 1 điểm

Kết bài : 1 điểm

Chữ viết, chính tả : 0,25 điểm

Dùng từ, đặt câu : 0,25 điểm

Sáng tạo : 0.5 điểm

Mẫu:

Lần sinh nhật thứ 3 em rất vui vì đã được mẹ mua cho một con búp bê mà em đã hàng mang ước bấy lâu. Trong đống đồ chơi của em có rất là nhiều thứ nhưng có lẽ chú búp bê này là đồ vật mà em yêu thích nhất.

Thân hình búp bê nhỏ nhắn đúng chuẩn của người mẫu, chân thon thả với làn da trắng nõn nà. Mái tóc của Mari dài, thẳng tắm được làm từ những sợi tơ mềm mang một màu vàng óng rất Tây. Nhưng khuôn mặt bầu bĩnh, hiền lành, đôi mắt mở to tròn như đang tò mò, khám phá điều gì. Mari mặc đôi giày màu trắng rất đẹp, chiếc dây nơ trên tóc em như một điểm nhấn nhẹ nhàng, tạo nên tổng thể đáng yêu vô cùng. Mỗi khi đi ngủ, em đều đặt em búp bê nằm bên cạnh, hát ru búp bê những bài hát ở lớp. Em hứa sẽ giữ gìn búp bê thật cẩn thẩn, vì búp bê là đứa em nhỏ bé của em mà. Em còn nhờ mẹ may đồ đẹp cho búp bê để em có thể thay đổi trang phục cho em ấy. Cứ cuối mỗi tháng, em đều mang Mari đi “tắm” cho thơm tho và sạch sẽ. Mỗi tối hôm ấy, Mari đều thoang thoảng mùi của hoa và của nắng khiến em dễ dàng chìm vào giấc ngủ thật ngon lành.

Em rất yêu quý Mari, món đồ chơi mà em thích nhất, cũng là vật mà em giữ bên cạnh lâu nhất. Em sẽ giữ Mari mãi bên cạnh mình cho đến khi lớn như là giữ một món đồ kỉ niệm mà ba đã tặng em cũng là để giữ lại những kí ức tuổi thơ.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 Số 2

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng:

Cho văn bản sau:

VĂN HAY CHỮ TỐT

Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.

  • Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng
  • Đoạn 2: Lá đơn. . . . cho đẹp
  • Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt.

Trả lời câu hỏi do giáo viên nêu

II. Đọc thầm và làm bài tập bài “Văn hay chữ tốt”

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?

A. Văn dở – chữ xấu

B. Văn hay

C. Văn hay – chữ xấu

Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận?

A. Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

B. Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

C. Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.

Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản.

A. Bà cụ

B. Hàng sang

C. Khẩn khoản

Câu 4 (0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ?:

A. Chín trang.

B. Mười quyển

C. Mười trang

Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ?

A. Cần cù

B. Quyết chí

C. Chí hướng

Câu 6 (0,5 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?

A. Tiếng sáo diều.

B. Có chí thì nên.

C. Công thành danh toại.

Câu 7: Hãy viết lại động từ có trong câu sau: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.” (0,5 điểm)

Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt” là: (0,5 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết) (2,0 điểm)

Bài viết: Cánh diều tuổi thơ

(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)

(Viết đoạn: tuổi thỏ....đến những vì sao sớm.)

II. Tập làm văn (3,0 điểm)

Đề bài: Tả chiếc áo sơ mi của em

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng:

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 0,25 điểm

Đọc diễn cảm 0,25 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm

Chú ý:

- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

II. Đọc thầm (4 điểm) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.

Câu123456
Đáp ánCACCBB

Câu 7 (0,5 điểm): Động từ là từ: Viết

Câu 8 (0,5 điểm): Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?

Hay: Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người thế nào?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2,0 điểm)

- Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ.( 2 điểm).

- Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm

- Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.

II: Tập làm văn (3,0 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc áo sơ mi hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có từ bao giờ? Mua hay may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?

Ví dụ: Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng – màu đồng phục của nhà trường mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc áo (kiểu áo, loại vải)

- Tả từng bộ phận:

+ Cổ áo hình dáng thế nào? Bình thường hay tròn như lá sen có viền đăng ten không? v.v…

+ Thân áo: Rộng hay vừa? Cúc áo có gì đặc biệt? Hai vạt áo phía trước có in hình gì không? v.v…

+ Tay áo: dài tay, cộc tay hay tay lửng?

- Thường ngày đi học về, ai giặt áo, ai là ủi áo xếp hay mắc vào móc áo, để ở đâu?

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về chiếc áo

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc áo

Mẫu:

Em có rất nhiều chiếc áo khác nhau nhưng không hiểu sao em yêu thích nhất vẫn là chiếc áo sơ mi trắng. Đây là chiếc áo mà em vẫn mặc đến trường vào mỗi buổi sáng thứ hai.

Chiếc áo sơ mi trắng của em chính là chiếc áo đồng phục dành cho toàn bộ học sinh trong trường. Đây là chiếc áo cộc tay vì vậy chỉ dành cho khoảng thời gian mới bắt đầu khai giảng và khi trời chuyển từ xuân sang hè. Áo được thiết kế với cái cổ lá sen rất mềm mại. Viền cổ và viên tay áo làm bằng vải màu xanh tím than rất giống với vải may váy của các bạn nữ và vải may quần của các bạn nam. Ở cổ áo có một chiếc nơ làm bằng vải kẻ ca rô rất đẹp mắt.

Điều khiến em thấy thích thú ở chiếc áo sơ mi này là chạy dọc hai bên hàng cúc áo là phần bèo nhúm điệu đà. Đây chính là điểm khác biệt giữa áo của bạn nam và áo của bạn nữ chúng em. Trên vai áo phía bên trái có in hình phù hiệu của trường. Phía trước ngực áo được may một chiếc túi nhỏ nhưng em chưa bao giờ đựng món đồ gì trong chiếc túi ấy cả.

Em rất thích chiếc áo này bởi nó được may vừa vặn với cơ thể em. Hơn nữa khi em mặc chiếc áo nào vào, em có cảm giác như giữa em và các bạn không còn có khoảng cách nào nữa.

>> Tham khảo chi tiết: Tả chiếc áo sơ mi trắng lớp 4

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 Số 3

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.(0,5đ) Ý C.

Câu 2.(0,5 đ) Ý C.

Câu 3.(0,5 đ) Ý B.

Câu 4. (0,5 đ) Ý D

Câu 5. (1 đ) Ý D

Câu 6. (1 đ) Ý D

Câu 7. (1đ) Ý B

Câu 8. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (1đ)

Câu 9. Chị Sáu// đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.

Cô giáo // đang giảng bài. (1đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

II. Tập làm văn (8,0 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất.

  • Đó là thứ đồ chơi gì?
  • Có trong trường hợp nào?

2. Thân bài:

  • Tả bao quát con thú nhồi bông: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù như thế nào?...
  • Tả chi tiết từng bộ phận của món đồ chơi.(Mắt, mũi, miệng,....)
  • Em chơi với nó như thế nào?
  • Em làm gì để bảo quản đồ chơi được mới và bền?

3. Kết bài: Nêu tình cảm của em với đồ chơi mà em thích.

>> Chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em yêu thích lớp 4

Tả đồ chơi rubic

Để chúc mừng em đạt điểm cao trong kì thi vừa rồi, mẹ đã quyết định tặng cho em một món quà mà em yêu thích. Khi đó em đã bảo mẹ mua cho mình một chiếc rubic.

Chiếc rubic được làm bằng nhựa cứng. Đó là loại lập phương ba nhân ba với độ dài khoảng 5 cm. Mỗi mặt của rubic này có chín ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, đó là trắng, đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Các ô vuông này chính là hình lập phương loại nhỏ tầm 1,7 cm được ghép thành khối lớn và sắp màu lộn xôn và có thể di chuyển vị trí bằng cách xoay theo các khớp nối. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau, sau đó trò chơi chỉ kết thúc khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất. Rubic có rất nhiều cách chơi, nó sẽ luôn biết cách làm khó người chơi bằng các trường hợp đặc biệt, từ đó giúp khai thác khả năng suy nghĩ, giải quyết và tăng khả năng sáng tạo cho người chơi. Mọi thứ sẽ dễ hơn khi bạn tìm ra quy luật sắp xếp của nó. Khi mới mua về, em đã mất cả tuần mới có thể lắp được nó thành một khối đúng màu nhưng sau này nhờ quen tay em đã tìm ra một số cách để rút ngắn thời gian hơn. Chiếc rubic này đã giúp em có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập chăm chỉ. Đây là một đồ chơi vừa vui, vừa giúp em tăng khả năng phản xạ.

Em rất thích chiếc rubic được mẹ tặng này. Em sẽ luôn đem nó theo mình để nhắc nhở mình phải luôn luôn cố gắng và không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.

>> Xem thêm: Tả đồ chơi mà em yêu thích lớp 4

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn Thông tư 22 của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất.

Đề thi học kì 1 lớp 4 Môn khác

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 4

    Xem thêm