Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị marketing thương mại điện tử
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị marketing thương mại điện tử được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Môi trường marketing đang thay đổi, cung cấp một loạt các cơ hội đề phát triển sản phẩm mới, các thị trường mới, và phương tiện truyền thông đại chúng để giao tiếp với khách hàng, cộng thêm các kênh mới để hướng tới các thành viên kinh doanh. Tại cùng một thời điểm, môi trường đặt ra những thách thức về cạnh tranh, về kinh tế và những mối đe dọa khác. Phần này sẽ giới thiệu về ba nhóm nhân tố quan trọng nhất của môi trường ảnh hưởng tới marketing TMĐT, đó là: các nhân tố về luật pháp, về công nghệ và các nhân tố liên quan đến thị trường kinh doanh điện tử.
Luật pháp
TMĐT nói chung và marketing TMĐT nói riêng là một phương thức kinh doanh mới mẻ, có nhiều điểm khác biệt so với thương mại và marketing truyền thống. Do vậy, yêu cầu xây dựng một hệ thống luật pháp mang chuẩn quốc tế về TMĐT là rất cần thiết mỗi quốc gia cũng cần dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế để đưa ra luật riêng của nước mình cho phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và thói quen, văn hóa của quốc gia mình.
Ngày 16 tháng 12 năm 1996, Uỷ ban của Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về TMĐT bao gồm các quy định chung về TMĐT và quy định về TMĐT trong từng lĩnh vực. Trong đó bao gồm Luật giao dịch điện tử, chữ ký điện tử và chứng thực điện tử, các quy định về an toàn giao dịch, các quy định về tiêu chuẩn hóa, bảo vệ người tiêu dùng, bí mật riêng tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,…
Hệ thống Luật Giao dịch điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật CNTT 2006. Luật Giao dịch điện tử đặt nền tảng pháp luật cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội bằng việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, đồng thời quy định khá chi tiết về chữ ký điện tử, một yếu tố đảm bảo độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi tiến hành giao dịch. Luật Giao dịch điện tử chủ yếu điều chỉnh giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại; trong khi đó Luật CNTT quy định chung về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT cùng những biện pháp bảo đảm hạ tầng công nghệ cho các hoạt động này. Kết hợp với nhau, hai Luật đã điều chỉnh một cách tương đối toàn diện những khía cạnh liên quan đến ứng dụng DNTT và TMĐT trong các hoạt động KT-XH tại Việt Nam.
Trong 2 năm 2006 và 2007, lần lượt bốn nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử được ban hành, đó là: Nghị định về TMĐT, Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, và Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị định về chống thư rác được xây dựng nhằm hướng dẫn đồng thời cả Luật Giao dịch điện tử và Luật CNTT đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai giao dịch điện tử trong một số lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội. Các nghị định TMĐT, giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng tập trung hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử trên khía cạnh “thông điệp dữ liệu”, bằng cách quy định chi tiết những yếu tố cấu thành giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong tác nghiệp vụ thương mại, tài chính và ngân hàng. Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị định về chống thư rác hướng dẫn một số lĩnh vực ứng dụng khá cụ thể của Giao dịch điện tử. Còn Nghị định về Chữ ký số đặt nền tảng pháp lý cho việc triển khai chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, điều kiện thiết yếu để tiến hành giao dịch điện tử trên quy mô rộng.
Năm 2008, một Nghị định khác hướng dẫn Luật CNTT cũng được ban hành, có vai trò lớn trong việc tạo lập môi trường thông thoáng hơn nữa cho ứng dụng TMĐT tại Việt Nam. Đó là Nghị định số 97/2008/NĐ- cp của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP trong lĩnh vực này. Bước tiến lớn nhất của Nghị định 97/2008/NĐ – CP là đã thu gọn quy định về cấp phép đối với trang thông tin điện tử trước kia về một diện hẹp các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
Những năm gần đây thì Nghị định 52 lại là văn bản hướng dẫn mới nhất cho các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - cho biết: Nghị định 52/2013/NĐ-CP là văn bản trụ cột trong hệ thống pháp luật về TMĐT của Việt Nam, đánh dấu sự đổi mới về quan điểm quản lý nhà nước đối với một hình thức kinh doanh hiện đại.
Việc ban hành những văn bản pháp luật trên là rất cần thiết và hợp lý vì hoạt động TMĐT nói chung và marketing TMĐT nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta. Các văn bản pháp luật được ban hành sẽ tạo ra hành lang pháp lý, giúp các DN có thể yên tâm và tự tin ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh và marketing.
Hệ thống luật pháp hiện tại và đang chuẩn bị đưa vào thực hiện có 1 thể gây ảnh hưởng lớn đến các chiến lược marketing TMĐT. Những nhà lãnh đạo quan tâm đến các luật liên quan đến hoạt động riêng tư, và những tài sản số hoá (bao gồm bản quyền), sự gian lận, lừa lọc thẻ thanh toán và thông tin trên mạng Internet... Những vấn đề thuộc về hoạt động cá nhân rất khó để xây dựng luật, nhưng nó cũng rất quan trọng cho những người tiêu dùng thường xuyên cung cấp các thông tin cá nhân trên Internet. Một cách thức để tránh việc bị quấy rối thường xuyên là sử dụng các thư điện tử opt out. Điều này xảy ra khi những người sử dụng thông truy cập vào hộp trang web để tránh việc bị ghi vào danh sách email của một công ty nào đó. Một số nhà lập pháp muốn tạo luật cho việc này vì có rất ít người sử dụng đọc trang web này đủ cẩn thận để chú ý tới các hộp thư optout. Những vấn đề về tài sản số hóa bắt đầu từ những ngày đầu mới xuất hiện hình thức website và sẽ còn tiếp tục làm đau đầu DN cũng như những nhà lập pháp. Trong một phương tiện truyền thông nơi mà nội dung được cung cấp tự do, nó có thể được thể hiện ra hoàn toàn - điều này không phải là tốt đối với những nhà tạo ra nội dung. Spam, hình thức nội dung gây khó chịu cho người nhận, và những mẫu khác của sự biểu đạt cá nhân thường xung đột với quyền lợi của người sử dụng và bởi vậy, hình thức này vẫn đang được bàn bạc giữa những nhà lập pháp. Cuối cùng, công nghệ mới mang lại những cơ hội mới cho những hoạt động gian trá. Mặc dù những đại lý điều chỉnh đang làm việc rất cố gắng để chống lại những hoạt động gian trá, nhưng yêu cầu các doanh nghiệp tuân theo luật lệ trong thế giới mạng là rất khó.
Công nghệ
Sự phát triển của kỹ thuật đang thay đổi kết cấu của những người sử dụng Internet cũng như là chất lượng của đường truyền thông tin mà họ được tiếp cận. Ví dụ, khoảng 20% dân số Mỹ thích sự kết nối băng thông rộng - hệ thống modems cáp đầu tiên và những đường DSL - hệ thống mà có thể mang đến những nội dung truyền thông đa phương tiện. Một số website bắt đầu tạo ra sự tích hợp giữa ba hình thức nội dung: hình thức truyền thông đa phương tiện tốc độ cao, đưa ra những đề nghị PC tiêu chuẩn, và dạng cầm tay cho những phương tiện không dây, ví dụ điện thoại di động. Sự gia tăng của những phương tiện không dây tạo ra một sự thách thức mới trong việc thiết kế kiểu dáng khi mà các doanh nghiệp đang cố gắng mang đến nhiều nội dung phong phú hơn vào những màn hình nhỏ xíu của những phương tiện di động này.
Công nghệ giúp làm giảm các chi phí. Nhiều DN đã tiết kiệm được nhiều tiền trong việc thuê nhân viên và các công việc giấy tờ thông qua quá trình đặt hàng điện từ, làm hoá đơn và thư điện tử. Tuy nhiên, công nghệ có thể làm tăng chi phí đầu tư. Để phát triển của trang web có thể tố hàng triệu đô la, và sự vận hành hệ thống thương mại điện tử lớn có thể yêu cầu đến những hệ thống phần mềm và phần cứng đắt tiền, đặc biệt nếu các doanh nghiệp sử dụng việc tập hợp dữ liệu phụ thêm và những ứng dụng trong hoạt động phân phối. Trong khi đó, công nghệ đang nổi lên vấn đề tăng tính bảo mật, các công cụ thanh toán mới và băng thông rộng thấp hơn. Qua thời gian, những công nghệ mới sẽ lại được tạo ra và những sự đầu tư lúc này sẽ trở lên lỗi thời. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới cả công nghệ lẫn chiến lược nếu họ muốn thành công trong một mô hình kinh doanh nào, dù là có sử dụng Internet hay không.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị marketing thương mại điện tử về các đặc điểm của nhân tố quan trọng nhất của môi trường ảnh hưởng tới marketing TMĐT, đó là: các nhân tố về luật pháp, về công nghệ và các nhân tố liên quan đến thị trường kinh doanh điện tử.....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị marketing thương mại điện tử. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.