Xây dựng hệ thống TMĐT trong doanh nghiệp
Chúng tôi xin giới thiệu bài Xây dựng hệ thống TMĐT trong doanh nghiệp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Xây dựng hệ thống TMĐT trong doanh nghiệp
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất và truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. (Khoản 1 – Điều 4 – Luật Công nghệ thông tin năm 2006).
Hệ thống thông tin hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo và tái tạo, phân phối và chia sẻ thông tin nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.)
Chức năng của hệ thống thông tin
Nhập dữ liệu: thu thập và nhận dữ liệu để xử lý
Xử lý dữ liệu: chuyển đổi dữ liệu thành thông tin có nghĩa với người sử dụng
Xuất thông tin: phân phối thông tin đến những người hoặc hoạt động cần sử dụng thông tin đó
Lưu trữ thông tin
Cung cấp thông tin phản hồi: nhằm hỗ trợ quá trình kiểm tra, đánh giá lại và hoàn thiện hệ thống.
Lưu trữ website thương mại điện tử
Bản chất của website là tập hợp các trang web (webpages) dưới dạng các trang web sẵn có (các trang tĩnh) hoặc các trang web được tạo ra từ các tài nguyên và cơ sở dữ liệu (các trang động). Lưu trữ website là một trong các vấn đề quan trọng nhất của thương mại điện tử, tương tự như tổng hợp các việc lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách kế toán, kho hàng, cửa hàng… trong thương mại truyền thống.
Việc lưu trữ website thương mại điện tử bao gồm cả lưu trữ dữ liệu (thông tin về doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, khách hàng…), hệ thống phần mềm xử lý các giao dịch điện tử (mua bán trực tuyến, quản lý hóa đơn, dịch vụ khách hàng…) và những nội dung khác trên website (catalogue điện tử, báo cáo, tài nguyên số…). Tùy theo quy mô của hệ thống thương mại điện tử mà số lượng, cấu hình của hệ thống máy chủ cần sử dụng để lưu trữ các website thương mại điện tử sẽ khác nhau.
Hiện nay, có một số phương pháp cơ bản để lưu trữ các website thương mại điện tử như sau:
* Tự đầu tư mua các máy chủ về lắp đặt tại cơ sở của doanh nghiệp, thuê chuyên gia thiết kế và xây dựng hệ thống mạng cũng như cài đặt các phần mềm cần thiết để quản trị hệ thống máy chủ của doanh nghiệp.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống máy chủ của riêng doanh nghiệp rất lớn, về cơ sở hạ tầng, về máy móc, thiết bị, chi phí thuê thiết kế hệ thống và quản trị hệ thống sau này. Để giảm thiểu chi phí hạ tầng, doanh nghiệp có thể vẫn đầu tư máy chủ nhưng thuê chỗ để đặt máy chủ tại các nhà cung cấp dịch vụ này. Như vậy, tránh đầu tư xây dựng các phòng máy chủ vốn có tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và tránh thuê đường truyền riêng để kết nối đến các máy chủ của mình. Cách làm này vẫn đảm bảo được bí mật thông tin của doanh nghiệp do các máy chủ được lưu giữ tại các phòng được bảo mật cao. Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống máy chủ của các ngân hàng, trường đại học, hải quan, thuế… thường được tự xây dựng và vận hành bên trong tổ chức.
Ưu điểm: Mức độ an toàn của thông tin và chủ động trong vận hành hệ thống cũng như nâng cấp, mở rộng sau này. Bên cạnh đó, khả năng tự xây dựng, quản trị hệ thống máy chủ thương mại điện tử cũng là một năng lực cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh điện tử.
* Thuê máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ (thuê chỗ trên một máy chủ hoặc thuê một số máy chủ). Theo đó, các doanh nghiệp trả phí để có thể sử dụng một phần dung lượng ổ cứng trên máy chủ để lưu trữ website hoặc thuê một số máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ để sử dụng. Có thể sử dụng kết hợp hình thức này với hình thức trên. Thậm chí những doanh nghiệp hàng đầu trong thương mại điện tử như Google cũng thuê ngoài dịch vụ lưu trữ website
Ưu điểm: Các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt đường truyền, duy trì và quản trị các máy chủ do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện. Doanh nghiệp chỉ phải trả phí thuê dịch vụ hàng tháng. Doanh nghiệp tận dụng được đường truyền tốc độ cao của nhà cung cấp dịch vụ.
Nhược điểm: Mức độ bảo mật thông tin không được bảo đảm do doanh nghiệp không kiểm soát hoàn toàn những máy chủ lưu trữ thông tin của mình. Do đó, phương pháp này thường phù hợp với các hệ thống thương mại điện tử nhỏ, các website chỉ có chức năng giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ... chưa có chức năng thanh toán trực tuyến và các chức năng cao cấp khác như xử lý dữ liệu (data mining) hay chia sẻ thông tin giữa các đối tác (B2B integration)
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Xây dựng hệ thống TMĐT trong doanh nghiệp về đặc điểm chức năng của hệ thống thông tin và lưu trữ website thương mại điện tử...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Xây dựng hệ thống TMĐT trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.