Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp SDLC (System Development life Cycle)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phương pháp SDLC (System Development life Cycle) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phương pháp SDLC còn có tên là phương pháp thác nước (Waterfall) - triển khai dự án hệ thống thông tin theo từng bước.

Các bước triển khai

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch (Definition Phase):

Bước 1. Lập kế hoạch (Feasibility analysis)

Trong bước đầu tiên này doanh nghiệp cần xác định cụ thể hệ thống thông tin cần được xây dựng. Ba nội dung cần đề cập đến là phạm vi của hệ thống, lợi ích kinh tế mà hệ thống sẽ mang lại và kế hoạch vận hành.

Bước 2: Mô tả hệ thống (requirements definition)

Sau khi bản kế hoạch đã được thông qua thì bước tiếp theo là mô tả hệ thống. Một bản mô tả hệ thống đầy đủ, chính xác sẽ quyết định việc doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống thông tin phù hợp và có chiến lược phát triển hệ thống đúng đắn. Ngược lại, nếu bản mô tả hệ thống thông tin không chuẩn xác sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí để xây dựng một hệ thống không phù hợp và thậm chí còn phải chi nhiều hơn số tiền đầu tư ban đầu để sửa đổi hệ thống.

Bản mô tả này nên tập trung mô tả các quy trình, cách thức lưu chuyển và trao đổi dữ liệu hơn là mô tả về cách thức lắp đặt và vận hành hệ thống thông tin. Bản mô tả cần nêu được những yêu cầu cụ thể đối với hệ thống để những người chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống có thể theo dõi và thực hiện đúng theo mô tả. Trong quá trình xây dựng bản mô tả có thể nảy sinh những ý kiến bất đồng giữa những người sẽ sử dụng hệ thống, do đó các chuyên gia cần đưa ra những phân tích cụ thể và chính xác để có thể đạt được sự đồng thuận, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể thuê các chuyên gia tư vấn bên ngoài để có thể nhanh chóng xây dựng được một bản mô tả hệ thống phù hợp.

Giai đoạn 2: Phát triển hệ thống (Construction Phase)

Bước 3: Thiết kế hệ thống (System Design)

Trong bước này, các chuyên gia hệ thống thông tin sẽ dựa trên Bản mô tả hệ thống trong bước 2 để thiết kế cơ sở kỹ thuật cho hệ thống. Các chuyên gia sẽ đưa ra quyết định sẽ sử dụng các thiết bị phần cứng gì và phần mềm hệ thống nào để vận hành hệ thống, thiết kế cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu, và quyết định dùng các thiết bị truyền thông nào cho hệ thống. Những nội dung cần thiết kế bao gồm: giao diện người sử dụng, cách thức tổ chức dữ liệu, cách thức khai thác hệ thống qua mạng, quy trình xử lý dữ liệu. Thiết kế một hệ thống phù hợp là rất quan trọng bởi tính chất kỹ thuật của hệ thống không thể bổ sung sau này, nó phải được thiết kế phù hợp cho hệ thống ngày từ ban đầu.

Bước 4: Xây dựng hệ thống (System Building)

Tại bước này các chuyên gia sẽ thực hiện xây dựng hệ thống một cách thực tế dựa trên những gì đã được thiết kế ở bước trước. Đó là xây dựng giao diện người sử dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng các thành phần của mạng và viết các chương trình xử lý dữ liệu. Các chuyên gia hệ thống thông tin là những người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động này. Tuy nhiên người dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp ý cho những thiếu sót và hỗ trợ các chuyên gia khi cần làm rõ các yêu cầu nêu ra trong bản mô tả cũng như bản thiết kế hệ thống.

Bước 5: Kiểm định hệ thống (System Testing)

Mục đích của bước này là để đảm bảo hệ thống được tạo ra phù hợp với các yêu cầu được đưa ra trước đó, và xem hệ thống hoạt động có hiệu quả không và tính bảo mật của hệ thống có tốt không.

Trước hết các chuyên viên hệ thống thông tin tiến hành chạy thử hệ thống, sau đó sẽ chạy thử cho người dùng kiểm tra.

Các chuyên viên hệ thống chịu trách nhiệm kiểm định hệ thống để đảm bảo tạo ra một hệ thống có chất lượng cao và hoạt động hiệu quả. Quy trình kiểm định sẽ là: trước tiên cần tiến hành kiểm tra từng phần việc, kiểm tra xem các nhóm có tương tác với nhau không, cuối cùng là kiểm tra toàn bộ hệ thống và chạy thử toàn bộ hệ thống. Các lỗi của hệ thống có thể được phát hiện qua tất cả các khâu trong quá trình chạy thử. Tuy nhiên việc sửa chữa các lỗi này sẽ rất khó khăn ở khâu cuối cùng khi rất nhiều các tiểu hệ thống đã được kết nối với nhau. Do đó, cần dành phần lớn thời gian cho việc phát hiện và sửa lỗi ở khâu kiểm tra cuối cùng này.

Bước 6: Xây dựng tài liệu hướng dẫn (Documentation)

Tài liệu hướng dẫn về hệ thống là những thông tin hết sức cần thiết nhằm cung cấp cho các thành viên trong đội dự án trong quá trình phát triển hệ thống bởi hệ thống thông tin rất phức tạp và không thể biểu đạt hết được khi mô tả bằng lời nói.

Giai đoạn 3: Lắp đặt và vận hành hệ thống (Implementation Phase)

Bước 7: Cài đặt hệ thống

Các chuyên viên hệ thống và cả người dùng sẽ cùng tham gia tích cực vào bước này. Các hoạt động cần thực hiện bao gồm chuyển dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Người dùng sẽ phải tham gia vào việc chuyển đổi dữ liệu, bên cạnh đó, những dữ liệu cũ có thể không chuẩn xác và không đầy đủ nên cần các người dùng kiểm định lại và loại bỏ bớt.

Bước 8: Vận hành hệ thống

Tại bước này, thông thường đội dự án sẽ giải tán và trách nhiệm đối với hệ thống thông tin sẽ được chuyển giao cho đội ngũ vận hành máy tính và hỗ trợ kỹ thuật. Trong quá trình chuyển giao này, để đảm bảo có thể đưa hệ thống vào hoạt động thì đội dự án cần giao lại các tài liệu hướng dẫn cho đội ngũ vận hành máy tính. Tài liệu hướng dẫn bao gồm các tài liệu kỹ thuật dành cho các chuyên viên hệ thống những người sẽ vận hành và bảo trì hệ thống và các tài liệu dành cho người dùng hệ thống.

Bước 9: Bảo trì hệ thống

Mục đích của bước này nhằm kiểm soát và hỗ trợ hệ thống mới để đảm bảo nó đáp ứng được những mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Công việc bảo trì trước tiên là bảo trì chỉnh sửa. Sau khi hệ thống được đưa vào hoạt động và phát sinh các vấn để thì phải tiến hành hoạt động bảo trì hệ thống để sửa chữa các lỗi đã không thể phát hiện và sửa chữa trong giai đoạn chạy thử.Để tạo ra sự thay đổi cho một hệ thống thì các chuyên viên bảo trì hệ thống cần xác định chương trình nào cần sửa đổi và phần nào trong chương trình đó cần thay đổi và cần phải hiểu rõ cấu trúc của hệ thống thông qua các tài liệu hướng dẫn. Do đó khi tạo ra sự thay đổi trong hệ thống thì cũng cần thay đổi đồng thời các tài liệu hướng dẫn tương ứng. Nếu không sửa đổi tài liệu hướng dẫn thì sẽ dẫn đến những hậu quả rất to lớn do thông tin trong tài liệu bị cũ và không chính xác sẽ dẫn đến những chỉ dẫn sai cho các kỹ thuật viên trong quá trình vận hành và duy trì hệ thống. Hơn nữa, khi thực hiện các thay đổi đối với hệ thống thì có thể xảy ra hiệu ứng liên hoàn đó là những thay đổi này có thể tạo ra những tác động không thể dự tính trước đối với một số phần trong hệ thống.

Đánh giá phương pháp SDLC

* Ưu điểm

- Quy trình triển khai có cấu trúc hết sức chặt chẽ từ mô tả yêu cầu đối với hệ thống, thiết kế, phát triển, kiểm định hệ thống và cuối cùng là vận hành hệ thống. Hệ thống các bước triển khai rất rõ ràng, cụ thể với việc phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho các chuyên gia công nghệ thông tin và người sử dụng; đề ra cụ thể các mốc hoàn thành các nhiệm vụ, các nguyên tắc cần tuân thủ, các yêu cầu chi tiết về kết quả sẽ đạt được. Do đó, đội dự án có thể xây dựng được một hệ thống thông tin hoàn chỉnh đúng thời gian với chi phí không vượt quá ngân sách được cấp.

- Người sử dụng tham gia tích cực vào quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống do đó họ sẽ chủ động và dễ dàng sử dụng hệ thống mới;

* Nhược điểm

- Thời gian để triển khai dự án rất dài và chi phí cho dự án lớn. Do vậy có thể xảy ra tình trạng các yêu cầu đưa ra đối với hệ thống ở bước mô tả, thiết kế hệ thống không còn phù hợp với môi trường của doanh nghiệp vốn luôn thay đổi rất nhanh chóng, trong khi các bước phát triển hệ thống luôn phải thực hiện đúng các yêu cầu đã được đặt ra ở bước trước. Nếu muốn điều chỉnh các yêu cầu thì phải quay lại các bước ban đầu để sửa đổi nên rất mất thời gian đồng nghĩa với tốn kém thêm nhiều chi phí và tiến độ dự án sẽ bị chậm lại.

- Tính phụ thuộc giữa các bước thực hiện dự án rất cao nên nếu ở bước trước có sự thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến sai sót ở các bước sau và để sửa đổi thì phải làm lại từ đầu. Ngoài ra, do áp lực phải thực hiện đúng tiến độ đã đặt ra ở bước trước nên có thể dẫn đến tình trạng đẩy nhanh tốc độ bằng cách làm cẩu thả; hậu quả là chất lượng của hệ thống sẽ không được đảm bảo.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp SDLC (System Development life Cycle) về nội dung các bước tiến hành của phương pháp SDLC trong thương mại điện tử...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp SDLC (System Development life Cycle). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm