Mô tả chung về hoạt động kinh doanh

Mô tả chung về hoạt động kinh doanh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Mô tả ý tưởng kinh doanh điện tử

Phần mô tả ý tưởng kinh doanh của kế hoạch kinh doanh điện tử là phần đầu tiên quan trọng cần phải viết.

Mô tả ý tưởng kinh doanh là gì?

Đây là phần mô tả bản chất và mục đích của ý tưởng kinh doanh. Mục đích của mô tả kinh doanh là giải thích và chứng minh ý tưởng kinh doanh.

Phân tích mô hình kinh doanh

Phần phân tích này đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về những gì doanh nghiệp dự định thực hiện và làm thế nào doanh nghiệp có thể đạt được thành công với ý tưởng kinh doanh đó.

Phân tích về lĩnh vực kinh doanh: một lĩnh vực kinh doanh bao gồm một nhóm các doanh nghiệp sản xuất, bán và phân phối hàng hóa và dịch vụ giống nhau. Phân tích lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp có được cái nhìn tổng thể về thực trạng cũng như về tương lai phát triển trong lĩnh vực đó.

Các vấn đề mà người đọc quan tâm trong mục phân tích này là:

+ Cơ hội kinh doanh thương mại điện tử

+ Tại sao thực hiện kế hoạch kinh doanh này thay vì kế hoạch kinh doanh khác.

Các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động kinh doanh này.

Sứ mệnh: Sau khi đưa ra bức tranh tổng thể về lĩnh vực kinh doanh thì nên tập trung vào phân tích doanh nghiệp trong đó nêu lên sứ mệnh của doanh nghiệp và phân tích tầm quan trọng của sứ mệnh này.

Mục tiêu kinh doanh: là những việc làm cụ thể để thực hiện được sứ mệnh đề ra.

Mục đích của dự án: nếu như sứ mệnh của doanh nghiệp nhấn mạnh tới các kế hoạch sẽ được thực hiện, mục tiêu nhấn mạnh tới làm thế nào để có thể hoàn thành sứ mệnh, thì mục đích của dự án sẽ trả lời khi nào, ở đâu, ai và làm thế nào để thực hiện các sứ mệnh đó.

Có thể có nhiều kế hoạch để đạt được một mục tiêu đề ra, và mỗi một kế hoạch sẽ có mục đích riêng. Chính vì vậy cần có một kết nối giữa mục tiêu kinh doanh với mục đích của từng kế hoạch.

Hầu hết các kế hoạch kinh doanh không bao gồm các mục tiêu của dự án. Tại sao? Trước tiên, mỗi mục tiêu có một số mục đích khác nhau. Thứ hai, các mục đích này sẽ không được xem như là chiến lược của kế hoạch kinh doanh. Thứ ba, từ thực tiễn cho thấy để biết được mục đích của từng kế hoạch là rất khó khăn.

Định vị giá trị: là một trong hai nhân tố quan trọng của mô hình kinh doanh. Nó mô tả các lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ một công ty cung cấp cho khách hàng và / hoặc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, tại sao khách hàng nên mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

Định vị giá trị có thể dựa trên chi phí thấp nhất (buy.com), các dịch vụ khách hàng hoàn hảo (amazon.com), cắt giảm tìm kiếm sản phẩm (autobytel.com) hoặc chi phí nghiên cứu giá (deal-time.com), nghiên cứu thị trường (dell.com), hoặc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng (anything left-handed).

Mô hình kinh doanh: Mỗi một kế hoạch kinh doanh ít nhất phải chỉ ra được mô hình kinh doanh cụ thể. Ví dụ như gian hàng ảo, Cổng giao dịch, môi giới giao dịch, hay trung gian tin cậy. Các nhà đầu tư sẽ bị ấn tượng khi mà doanh nghiệp có thể chỉ ra được các hoạt động kinh doanh trong một hoặc hơn môt mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể tạo ra doanh thu để duy trì chính nó. Hai thành phần chính của các mô hình kinh doanh định vị giá trị và các mô hình doanh thu - làm thế nào một doanh nghiệp hoặc dự án tạo ra thu nhập.

Sau khi hoàn thành, có thể thêm vào bản kế hoạch bất cứ thông tin kinh tế có liên quan nào mà bạn cảm thấy cần thiết để những người theo dõi có thể hiểu rõ hơn về những gì bạn trình bày. Ví dụ:

- Bất kỳ những đặc điểm riêng và nổi bật của doanh nghiệp đối với khách hàng hay cái mà giúp cho doanh nghiệp thành công được.

- Hình thức kinh doanh của doanh nghiệp: độc quyền, hợp tác, hoặc liên doanh

- Nếu là doanh nghiệp nhỏ thì có thể đưa ra kế hoạch quản lý. Nếu doanh nghiệp là lớn, kế hoạch quản lý tốt nhất là đưa vào mục hoạt động

- Nếu hoạt động được nhiều người biết và / hoặc quan trọng, cho biết nơi sẽ triển khai kế hoạch

- Nếu doanh nghiệp đã được triển khai thì miêu tả ngắn gọn về doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Miêu tả về sản phẩm và dịch vụ: Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, sản phẩm bao gồm các đặc điểm như tính năng, thiết kế, phong cách, và màu sắc.

Các sản phẩm / dịch vụ phải được mô tả hoàn chỉnh, để người đọc hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ, nhưng không quá chi tiết hoặc cụ thể, để dẫn đến sự nhầm lẫn hay sao lãng của người đọc. Nếu gặp khó khăn trong việc miêu tả, hãy kèm theo hình vẽ trong bản miêu tả. Nếu một loạt các sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp, nhấn mạnh các yếu tố cơ bản ban đầu sau đó liệt kê các sản phẩm còn lại ở đằng sau nó hoặc chèn thêm một bản phụ lục đầy đủ và bản kế hoạch. Cố gắng miêu tả sản phẩm theo góc nhìn của khách hàng.

Bản mô tả phải đưa ra lí do làm cho sản phẩm trở nên nổi bật và khác biết trên thị trường. Thông tin cụ thể sẽ được cung cấp trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh. Nhưng nên có một phần sơ qua về đặc điểm riêng biệt và các yếu tố quan trọng nên được bao gồm để khách hàng có thể hiểu về sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn.

Sau khi mô tả các sản phẩm hoặc dịch vụ, đưa ra những gì lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ, những vấn đề đang được giải quyết). Phần này sẽ giải thích rõ về định vị giá trị được xây dựng trước đó.

2. Sứ mệnh của doanh nghiệp

Mỗi hoạt động kinh doanh đều có mục đích của nó và tầm nhìn xa của kế hoạch này. Mục đích và tầm nhìn phải được đưa ra trong sứ mệnh. Bản nhiệm vụ sẽ trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của mục tiêu kinh doanh, và mục tiêu là những cơ sở cho việc thiết lập kết quả thực tế của kế hoạch kinh doanh.

Khái niệm sứ mệnh

Sứ mệnh là những gì mà doanh nghiệp cần đạt tới.

Các bước để xác định sứ mệnh của doanh nghiệp:

  • Kinh doanh trong lĩnh vực nào?
  • Loại hình kinh doanh muốn tham gia?
  • Thị trường mục tiêu?
  • Động lực thúc đẩy gì mà tiến hành kinh doanh vậy?

* Đặc điểm của sứ mệnh:

- Tầm nhìn: sứ mệnh phải đưa ra được cái tầm nhìn lâu dài của doanh nghiệp. Sứ mệnh sẽ giúp cho mọi người hiểu được doanh nghiệp sẽ như thế nào, làm sao doanh nghiệp có thể đạt được tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, một sứ mệnh thường xuyên có những cụm từ như "là tốt nhất", "chất lượng cao nhất", và "trên thế giới".

- Mang tính chất khái quát: Một công ty không thể hướng tới tất cả mọi người, nhưng sứ mệnh không nên giới hạn lĩnh vực phục vụ hoặc chuyên môn của một công ty quá hẹp. Đặc biệt là trong sự biến đổi nhanh trong của thế giới về thương mại điện tử, nhu cầu khách hàng và khách hàng có thể thay đổi nhanh chóng. Một sứ mệnh nên được mở rộng đủ để cho phép công ty đáp ứng nhu cầu mà không phải sửa đổi văn bản này hàng năm.

- Ví dụ, nhiệm vụ ban đầu trong classmates.com là tập hợp học sinh một lớp ở trường trung học của Mỹ. Tuy nhiên, việc kinh doanh nhanh chóng tìm ra một thị trường trong các trường cao đẳng và đại học đồng thời, và đến lượt trong quân đội và nơi làm việc. Ngày sau đó classmate.com nhận ra rằng đây không chỉ kinh doanh lớp học, mà đây là kết nối mạng lưới các cá nhân với nhau. Giám đốc điều hành Michael Schutzer thừa nhận rằng ông sẽ chọn một sứ mệnh có tên khác và khái quát hơn để bắt đầu một công việc kinh doanh hiện nay. "Kinh doanh của chúng tôi cao hơn việc là nơi chia sẻ của các học sinh trung học," ông nói. "Nó là một mạng lưới cá nhân kết nối mọi người. "(Dot-com Content that Works?)

- Thực tế: Tầm nhìn xa cần phải được phù hợp với thực tế để có thể khả thi. Sứ mệnh bao gồm tất cả mọi thứ và quá nhiều hứa hẹn sẽ không đưa ra một cái nhìn rõ ràng về hoạt động kinh doanh. Một sứ mệnh xa vời với thực tế sẽ không có được sự tin cậy tuyệt cao. Thay vào đó, sứ mệnh tốt nhất là có kết nối trực tiếp và thuyết phục.

Ví dụ, trong tháng mười năm 2002, Microsoft đã thay đổi bản nhiệm vụ từ "Cho phép mọi người sử dụng phần mềm thông minh- bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào, và trên tất cả các thiết bị" thành "Cho phép mọi người và doanh nghiệp trên thế giới thấy được hết giá trị tiềm tàng” Bản nhiệm vụ mới chắc chắn có đủ khái quát, nhưng nó có thực tế? Nó co quá nhiều hứa hẹn? Nó có đưa ra được mọi yếu tố để thể hiện mục đích của Microsoft? Hầu hết người viết bản nhiệm vụ sẽ nghĩ rằng văn bản này là một bước lùi, bằng cách sử dụng những tiêu chuẩn được liệt kê ở đây.

- Có tính thúc đẩy: Sứ mệnh phải được viết bằng một cách mà nó thúc đẩy được sự cam kết với các nhân viên, khách hàng, đối tác, tài trợ về những gì công ty này sẽ làm hoặc sản xuất. Một số tổ chức nhấn mạnh giá trị thúc đẩy của một bản nhiệm vụ trên tất cả mọi đặc điểm, bằng cách sử dụng nó để diễn tả triết lý và giá trị của công ty.

- Ngắn gọn và súc tích: Sứ mệnh không nên dài hơn 25 chữ. Một số nhà tư vấn khuyên rằng văn bản này đủ ngắn để cho một nhân viên có thể dễ dàng nhớ nó và nói lại nó.

- Dễ hiểu: Bản này nên sử dụng ngôn ngữ đó thuyết phục và dễ hiểu. Ví dụ, một bản nhiệm vụ của công ty về công nghệ sẽ không bao gồm các từ khó hiểu hoặc thuật ngữ về công nghệ không quen thuộc với người không chuyên.

Ví dụ về sứ mệnh: Đôi khi cách tốt nhất để hiểu sứ mệnh là gì là xem các công ty khác đã lựa chọn sứ mệnh gì cho doanh nghiệp. Rõ ràng doanh nghiệp không nên sao chép sứ mệnh của một công ty khác vì sứ mệnh riêng giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường, và sẽ tránh không vi phạm bản quyền của công ty về vấn đề này.

Cách viết sứ mệnh

Một tổ chức lớn đang hoạt động cần có một quá trình xem xét dài và tổng quát để đưa ra một sứ mệnh.

Một số bước định hình sứ mệnh:

- Liệt kê 5-10 từ hoặc cụm từ mô tả doanh nghiệp của bạn. Đánh dấu ba cái quan trọng nhất.

- Liệt kê 3-5 từ hoặc cụm từ mô tả hình ảnh lí tưởng của công ty với cái nhìn từ khách hàng.

- Liệt kê 3-5 từ hoặc cụm từ mô tả hình ảnh lí tưởng của công ty với cái nhìn từ một nhân viên và quản lý.

Tầm nhìn của doanh nghiệp phải tập trung vào các mục đích của doanh nghiệp:

- Liệt kê những cơ hội của thị trường và / hoặc nhu cầu của khách hàng mà công ty của bạn dự định tranh thủ (ví dụ như, value proposition của công việc kinh doanh).

Ai là khách hàng của bạn? Liệt kê thị trường chính thứ nhất và thứ hai (thị trường mục tiêu được thảo luận trong Market Analysis lesson).

- Với suy nghĩ của khách hàng, liệt kê mỗi dịch vụ hay sản phẩm doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mô tả chung về hoạt động kinh doanh về đặc điểm của sứ mệnh của doanh nghiệp, mô tả ý tưởng kinh doanh điện tử...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Mô tả chung về hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 650
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm