Quản lý chuỗi cung ứng
VnDoc xin giới thiệu bài Quản lý chuỗi cung ứng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Quản lý chuỗi cung ứng
Việc quản lý chuỗi cung ứng thường phức tạp do liên quan đến nhiều đối tác, nhiều phòng ban bên trong doanh nghiệp, nhiều quá trình kinh doanh và có thể rất nhiều khách hàng. Quản lý các chuỗi cung ứng loại vừa và lớn theo phương pháp thủ công thường rất khó thực hiện hiệu quả. Công nghệ thông tin ứng dụng đã đưa ra hai giải pháp là ERP và SCM thông qua việc tạo ra các chuỗi cung ứng thương mại điện tử và tổ chức quản lý nó.
Chuỗi cung ứng thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung cấp thương mại điện tử
e-SCM là việc ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến các quy trình hoạt động B2B nhằm tăng tốc độ, kiểm soát thời gian và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Quy trình này bao gồm các hoạt động cung cấp (mua sắm), quản lý (lập kế hoạch, phối hợp, kiểm tra). e-SCM không chỉ là vấn đề công nghệ, mà còn bao gồm các thay đổi về chính sách, văn hóa doanh nghiệp, quá trình kinh doanh, và cơ cấu tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Hoạt động của chuỗi cung ứng thương mại điện tử hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Nhận thức của các đối tác về tầm quan trọng chiến lược của việc phối kết hợp: Đó là sự liên kết chặt chẽ và tin cậy giữa các đối tác với nhau, đây là cơ sở để tạo ra tốc độ, sự thống nhất và giảm chi phí.
- Minh bạch về thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng: thông tin về tình trạng hàng hóa còn lại tại tất cả các đoạn trong chuỗi, nhu cầu về sản phẩm, thời gian phân phối và các thông tin liên quan cần được công khai cho các thành viên tại mọi lúc, mọi nơi.
- Tốc độ, chi phí, chất lượng và dịch vụ khách hàng: Cần xác định rõ các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, đặc biệt là bốn mục tiêu trên.
- Tích hợp các đối tác chặt chẽ: e-SCM sẽ hiệu quả hơn nếu liên kết chặt chẽ các bên bao gồm các bộ phận bên trong công ty và các bên liên quan như nhà cung cấp, đối tác, dịch vụ logistics và các nhà phân phối.
Các hoạt động của e-SCM
- Cung cấp: tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và phân phối. Các thành viên có thể sử dụng hệ thống thông tin về cung cấp để giảm lượng hàng lưu kho, tăng tốc độ lưu thông hàng hóa do đồng bộ hóa về cung và cầu trong toàn bộ hệ thống. Thông tin cập nhật (real-time) về cung cầu tạo điều kiện thực hiện các chiến lược sản xuất theo đơn hàng (make-to-order) và lắp ráp theo yêu cầu. Triển khai chuỗi cung ứng và yêu cầu của khách hàng trên mạng là hai hoạt động quan hệ mật thiết trong chuỗi cung ứng.
- Mua sắm trực tuyến: là việc áp dụng công nghệ trên web để hỗ trợ hoạt động mua sắm, bao gồm hỏi hàng, tìm nguồn cung cấp, đặt hàng, hợp đồng, thanh toán. Mua sắm trực tuyến hỗ trợ việc mua sắm các nguyên liệu trực tiếp và gián tiếp thông qua các công cụ như catalogue trực tuyến, hợp đồng điện tử, đơn đặt hàng trực tuyến, và thông báo giao hàng… Mua sắm trực tuyến có thể cải tiến chuỗi cung cấp theo nhiều cách: catalogue trực tuyến có thể được sử dụng để giảm thời gian thiết kế các bộ phận của sản phẩm; minh bạch các thông tin và chi tiết linh kiện giúp việc ra quyết định nhanh và chính xác hơn; đặt hàng trực tuyến giúp giao dịch nhanh hơn; thông báo giao hàng giúp khách hàng kiểm soát quá trình vận chuyển tốt hơn.
- Quản lý kho sử dụng thiết bị không dây: Case: MomorialCare tại Southern Califonia
Bệnh viện này là một trong rất nhiều bệnh viện thành công trong ứng dụng PDA để nhập dữ liệu vào máy chủ quản lý kho thuốc. Quá trình này không chỉ tăng tốc độ quản lý, giảm sai sót mà toàn bộ quy trình đặt hàng cũng được tự động hóa. Nếu hàng trong kho giảm đến mức cần tiếp tục đặt hàng, máy chủ sẽ tự động lập các đơn hàng và gửi qua hệ thống của PeopleSoft đến các nhà cung cấp tương ứng, tạp lập các hóa đơn, xử lý thanh toán…
- Phối hợp để lập kế hoạch: việc lập kế hoạch phối hợp đòi hỏi các bên cung cấp và mua sắm phải phối hợp chia sẻ các thông tin về nhu cầu và kế hoạch cung cấp để đáp ứng nhu cầu đã ước tính. Việc ước tính nhu cầu và kế hoạch cung cấp cần được cập nhật thường xuyên thông qua cơ chế chia sẻ thông tin qua Internet của hệ thống e-SCM.
- Hợp tác thiết kế và phát triển sản phẩm mới: sử dụng kỹ thuật nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới thông qua phối hợp nhiều công ty nhằm tăng khả năng thành công và giảm thời gian tung sản phẩm mới ra thị trường – General Motor. Trong suốt quá trình nghiên cứu và phát triển, các bản vẽ thiết kế có thể được chia sẻ thông qua một hệ thống mạng an toàn giữa các hãng thầu, thử nghiệm, marketing, phân phối và dịch vụ. Các kỹ thuật khác bao gồm chia sẻ các thông số kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, và thay đổi thiết kế, đồng thời sử dụng các mẫu thiết kế trực tuyến để nhận phản hồi từ khách hàng. Hoạt động này góp phần giảm đáng kể chi phí phát triển sản phẩm thông qua tích hợp hệ thống thông tin và tăng cường trao đổi giữa các bên.
- e-Logistics: là việc sử dụng công nghệ trên web để hỗ trợ việc mua, lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu. e-Logistics tạo điều kiện để tối đa hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.
- Các sàn giao dịch B2B: thông qua các sàn giao dịch này, thông tin, giao dịch, sản phẩm và nguồn vốn được trao đổi thông qua một cộng đồng thương mại ảo.
Cơ sở hạ tầng của e-SCM
- Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI): là công cụ chính được các tập đoàn lớn sử dụng để tăng cường quan hệ trong chuỗi cung cấp. Nhiều công ty đang chuyển đổi từ EDI truyền thống sang EDI trên nền Internet.
- Extranets: Được xây dựng để hỗ trợ giao dịch và hợp tác liên tổ chức.
- Intranet: Mạng liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp để tăng cường trao đổi và phối hợp hoạt động
- Corporate portal: Cổng thông tin kết nối các hoạt động bên trong và ngoài doanh nghiệp.
- Workflow systems tools: Các công cụ quản lý luồng thông tin trong các tổ chức.
- Các công cụ phối kết hợp các bên: công cụ để các bên phối kết hợp và chia sẻ thông tin.
* Bullwhip Effect (hiệu ứng domino của chuỗi cung cấp)
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản lý chuỗi cung ứng về đặc điểm của cơ sở hạ tầng của e-SCM, các hoạt động của e-SCM, chuỗi cung ứng thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung cấp thương mại điện tử..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.