Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử

Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Vai trò của an toàn trong thương mại điện tử

Ngày nay, vấn đề an ninh cho thương mại điện tử đã không còn là vấn đề mới mẻ. Các bằng chứng thu thập được từ hàng loạt các cuộc điều tra cho thấy những vụ tấn công qua mạng hoặc tội phạm mạng trong thế giới thương mại điện tử đang gia tăng nhanh từng ngày. Theo báo cáo của Viện An ninh Máy tính (CSI) và FBI (Mỹ) về thực trạng các vụ tấn công vào hoạt động thương mại điện tử năm 2002 cho biết:

- Các tổ chức tiếp tục phải chịu những cuộc tấn công qua mạng từ cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Trong những tổ chức được điều tra, khoảng 90% cho rằng họ đã thấy có sự xâm phạm an ninh trong vòng 12 tháng gần nhất.

- Các hình thức tấn công qua mạng mà các tổ chức phải chịu rất khác nhau: 85% bị virus tấn công, 78% bị sử dụng trái phép mạng internet, 40% là nạn nhân của tấn công từ chối dịch vụ (DoS).

- Thiệt hại về tài chính qua các vụ tấn công qua mạng là rất lớn: 80% các tổ chức được điều tra trả lời rằng họ đã phải chịu thiệt hại về tài chính do hàng loạt các kiểu tấn công khác nhau qua mạng. Tổng thiệt hại của những tổ chức này khoảng 455 triệu đôla Mỹ.

- Cần phải sử dụng nhiều biện pháp đồng thời để nâng cao khả năng phòng chống các vụ tấn công qua mạng. Hầu hết các tổ chức được điều tra đều trả lời rằng họ đã sử dụng các thiết bị bảo vệ an ninh, tường lửa, quản lý việc truy cập hệ thống. Tuy nhiên, không có tổ chức nào tin rằng hệ thống thương mại điện tử của mình tuyệt đối an toàn.

Tại Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VnCERT- Vietnam Computer Emergency Response Teams) vào tháng 12/2005 theo quyết định số 13/2006/QĐ-BBCVT. Trung tâm VNCERT sẽ là đầu mối trao đổi thông tin với các trung tâm an toàn mạng quốc tế của Việt Nam và hợp tác với các tổ chức CERT trên thế giới. Theo ông Đỗ Duy Trác, phụ trách CERT, thì trong những năm gần đây, tội phạm tin học gia tăng cả về phạm vi và mức độ chuyên nghiệp. Ban đầu là lấy cắp mật khẩu thẻ tín dụng để mua sách và phần mềm qua mạng, tiếp đến là làm thẻ tín dụng giả để lấy cắp tiền từ máy ATM, thiết lập các mạng máy tính giả để gửi thư rác, thư quảng cáo, hay tấn công từ chối dịch vụ, thậm chí ngang nhiên hơn nữa là đe dọa tấn công, tống tiền hay bảo kê các website thương mại điện tử

2. Rủi ro trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử còn non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng, theo báo cáo mới nhất thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam gấp đôi Nhật bản (37% so với 15%). Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tình hình an toàn thông tin trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các đơn vị kinh doanh dựa trên thương mại điện tử cũng không cung cấp thông tin chính thức về mất mát dữ liệu nếu có. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam an toàn. Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực an toàn thông tin, Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ từ các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử. Yêu cầu hỗ trợ phổ biến nhất là hạn chế tấn công DOS/DDOS, loại hình tấn công này không làm mất dữ liệu người dùng nhưng khiến cho công việc kinh doanh bị thiệt hại do ngưng trệ hệ thống và không thể phục vụ khách hàng. Các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến 24/7 thường gặp tấn công này như: bán vé trực tuyến, đặt chỗ khách sạn,… Các tìm hiểu chuyên sâu hơn cho thấy nhiều rủi ro nghiêm trọng về thương mại điện tử tồn tại từ lâu và rất có thể đã bị kẻ xấu lợi dụng.

Ngay trong năm 2016, ví dụ nổi bật về sự nguy hiểm của tấn công mạng đó là vụ việc mạng lưới của Cảng Hàng Không và Vietnam Airlines bị tấn công. Kẻ tấn công đã thực hiện nhiều cách thức khai thác lỗ hổng, cài mã độc vào trong hệ thống thông tin từ rất lâu trước khi bùng nổ (theo số liệu chính thức là từ năm 2014) thay đổi giao diện, lấy cắp dữ liệu khách hàng. Mặc dù sự cố này không liên hệ trực tiếp tới lĩnh vực thương mại điện tử nhưng cũng cho thấy sự nguy hiểm của tấn công mạng khi kẻ xấu đã âm thầm lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để trục lợi mà doanh nghiệp không hề hay biết. Sự cố khác gần gũi hơn là đầu tháng 11 năm 2016, một hệ thống con của VietnamWorks.com đã bị tấn công dẫn tới thông tin hàng nghìn tài khoản bị lộ. Nhiều tài khoản ở đây được người dùng sử dụng chung với các dịch vụ khác, dẫn đến một số ngân hàng đã phải gửi cảnh báo đến toàn bộ khách hàng về việc đổi mật khẩu tài khoản.

3. Vai trò của chính sách và quy trình bảo đảm an toàn đối với TMĐT

Xây dựng chính sách về an ninh an toàn mạng và yêu cầu mọi người phải chấp hành có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ý thức và thể chế hóa hoạt động bảo vệ an ninh cho thương mại điện tử. Chính sách này thường bao gồm các nội dung sau:

- Quyền truy cập: xác định ai được quyền truy cập vào hệ thống, mức độ truy cập và ai giao quyền truy cập

- Bảo trì hệ thống: ai có trách nhiệm bảo trì hệ thống như việc sao lưu dữ liệu, kiểm tra an toàn định kỳ, kiểm tra tính hiệu quả các biện pháp an toàn,…

- Bảo trì nội dung và nâng cấp dữ liệu: ai có trách nhiệm với nội dung đăng tải trên mạng intranet, internet và mức độ thường xuyên phải kiểm tra và cập nhật những nội dung này

- Cập nhật chính sách an ninh thương mại điện tử: mức độ thường xuyên và ai chịu trách nhiệm cập nhật chính sách an ninh mạng và các biện pháp đảm bảo việc thực thi chính sách đó.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử về vai trò của chính sách và quy trình bảo đảm an toàn đối với TMĐT, rủi ro trong thương mại điện tử tại Việt Nam, vai trò của an toàn trong thương mại điện tử..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm