Xu hướng sử dụng công nghệ trong sản phẩm chào hàng

Xu hướng sử dụng công nghệ trong sản phẩm chào hàng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Xu hướng sử dụng công nghệ trong sản phẩm chào hàng

Có thể tổng hợp 7 khuynh hướng ứng dụng công nghệ trong chào hàng mới thường được sử dụng bao gồm: 4 khuynh hướng đầu là trong thị trường B2B với tiềm năng về hiệu quả cải tiến và hiệu lực của các chức năng marketing như bán, phân phối, quản trị chuỗi cung ứng và nghiên cứu marketing và 3 khuynh hướng được sử dụng trong thị trường B2C.

Tự động hóa chuỗi giá trị

Các sản phẩm phần mềm trong thị trường B2B cho phép các đơn vị kinh doanh có thể thực hiện được các chứng năng marketing quan trọng, bao gồm các chức năng cụ thể trong chuỗi giá trị. Ở đây, chuỗi giá trị liên quan đến tất cả các hoạt động kinh doanh trong việc chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.

Tự động hóa chuỗi giá trị nhằm tăng hiệu suất và sự hiệu quả của quá trình diễn ra giữa những nhà cung cấp, những nhà sản xuất và toàn bộ kênh phân phối. Giá trị lợi ích của các phần mềm tự động hóa quy trình hoạt động như thực hiện các đom đặt hàng, khai thác các dữ liệu tổng hợp về đặc điểm hành vi của người tiêu dùng,... giúp cho các doanh nghiệp giải quyết một vài vấn đề khó khăn được đề cập trước đây và giảm chi phí để có thể giảm giá được cho người tiêu dùng.

Mặc dù các doanh nghiệp thường tự mình nỗ lực tạo ra các phần mềm nhằm áp dụng cho việc tự động hóa trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các 'phần mềm này thường bị lỗi do đó giải pháp mua các phần mềm này thường là lựa chọn khôn ngoan của nhiều doanh nghiệp. Việc này có thể khá tốn kém nhưng khi cài đặt hệ thống này các doanh nghiệp có thể thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ những cơ hội tiếp cận thị trường mới cũng như giảm chi phí. Các lợi ích của việc mua phần mềm này có thể kể đến là: triển khai nhanh, hiệu quả tức thời, công nghệ khả thi với giải pháp tích hợp nhiều chức năng trong chuỗi giá trị, phần mềm có nhiều tính năng do có sự cạnh tranh, tương thích với tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, tiết kiệm cả tiền bạc và thời gian trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Phần mềm tự động hóa chuỗi giá trị có thể được áp dụng vào nhiều chức năng như: xúc tiến, thu thập thông tin và định hình sản phẩm, tổ chức đấu giá, quản lý công nợ, phân phối, cung cấp dịch vụ và quản trị quan hệ khách hàng.

Thuê ngoài

Nhiều nhà kinh doanh đã tìm kiếm các nhà cung ứng bên ngoài để thực hiện một số chức năng trong chuỗi giá trị. Đó là những công ty cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service providers - ASPs), là những đơn vị đại diện cho doanh nghiệp khác thực hiện một số chức năng marketing.

Những nhà cung cấp các dịch vụ ứng dụng (ASPs) thực hiện các chức năng trong chuỗi giá trị cho các khách hàng. ASPs giúp các doanh nghiệp có thể phân chia các chức năng thương mại và thuê những ASPs khác nhau. Chẳng hạn như một doanh nghiệp có thể quyết định thuê ngoài việc tính lương cho nhân viên của họ. Khi đó họ chỉ việc đăng nhập vào trang web của một ASP nào đó, sau đó nhập tổng số giờ lao động mà mỗi nhân viên làm được cũng như kết quả công việc của họ. Sau đó họ sẽ nhận được chứng từ thanh toán trả lương vào ngày tiếp theo.

Sự khác nhau cơ bản giữa nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) và nhà cấp phép là vị trí của phần mềm và sự hỗ trợ. Trong trường hợp nhà cấp phép, thì doanh nghiệp tự sử dụng và vận hành những phần mềm được cấp phép từ những người sở hữu nó và việc cài đặt, định dạng và bảo dưỡng phần mềm cũng được thực hiện tại chỗ, tức tại website của người sử dụng. Còn trong mô hình ASP phần mềm được đặt tại websites của ASP.

Những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ này sẽ truy cập và ứng dụng thông qua một trình duyệt web.

Những thuận lợi của mô hình ASP bao gồm chi phí ban đầu để thành lập doanh nghiệp thấp hơn, chi phí tiền lương thấp hơn hoặc không có, và chi phí giao dịch thấp hơn. Những đặc điểm thuận lợi này đặc biệt thu hút những nhà kinh doanh nhỏ. Những bất lợi của mô hình ASP bao gồm tính thiếu sự kiểm soát toàn bộ dữ liệu của khách hàng chủ yếu và quá trình kinh doanh. Bởi các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ ASP thì gần đồng nghĩa với việc họ đặt danh tiếng của mình trong tay một nhà kinh doanh khác. WebHarbor.com là một nơi mà duy trì dữ liệu cơ sở của nhiều người cung cấp dịch vụ ứng dụng cho nhiều lĩnh vực từ việc xử lý tiền lương đến việc mua hàng.

Một vài ASP có thể sử dụng cho toàn bộ các hoạt động của một đơn vị kinh doanh. Đây là sự liên kết hầu hết những chức năng của chuỗi giá trị cho những khách hàng là doanh nghiệp. Các công ty như Digital River và Yahoo! Store cung cấp những giải pháp outsourcing tích hợp. Những ASPs khác tập trung vào một chức năng trong chuỗi giá trị như tiền lương hoặc dịch vụ khách hàng. Những ASPs này cần đảm bảo rằng những ứng dụng của họ sẽ tích hợp một cách trơn tru với những máy tính điều hành của doanh nghiệp khác. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dựa trên điểm mạnh của từng ASP về lĩnh vực gì mà lựa chọn các ASP khác nhau để thực hiện việc thuê ngoài cho các chức năng trong chuỗi giá trị của mình.

Chia sẻ thông tin

Các tổ chức hiện đại chia sẻ thông tin nội bộ với một số đối tác được lựa chọn trong chuỗi giá trị với một quy mô chưa từng có. OBI và XML, hai cách khác nhau của việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), hỗ trợ cho việc chia sẻ thông tin. Một vài mô hình cấp phép và mô hình ASP đi thảo luận dựa vào sự trao đổi cửa dữ liệu giữa những nhà kinh doanh riêng biệt. Những nhà kinh doanh ngày nay đã chia sẻ thông tin với các đối tác trong chuỗi giá trị của họ bằng những cách thức chưa từng có. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là khái niệm tổng quát liên quan tới việc trao đổi dữ liệu giữa những nhà kinh doanh theo hình thức số hóa. Lợi ích rõ ràng nhất là sử dụng những tiêu chuẩn phù hợp tức những dữ liệu được truyền đi không cần phải mã hoá lại bởi các doanh nghiệp nhận.

Rõ ràng sự trao đổi là dễ dàng hơn nếu những nhà kinh doanh đồng sử dụng một định dạng chung cho dữ liệu trao đổi. Điều này rất phức tạp vì hầu hết các nhà kinh doanh lưu trữ dữ liệu trong những định dạng riêng. Hai giải pháp thông minh cho vấn đề này đã được phát triển trên Internet - cả hai đều là trường hợp tiêu biểu về những cải tiến đột phá. Giải pháp thứ nhất, ứng dụng rộng rãi trên Internet (OBI), yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải chuyển dữ liệu sang một định dạng chung cho việc trao đổi. Giải pháp thứ hai, XML, cho phép các doanh nghiệp giữ những định dạng riêng I của họ nhưng họ phải gửi những chỉ dẫn cho việc cho việc chuyển đổi dữ liệu cho những doanh nghiệp nhận nó. Giải pháp OBI là công nghệ cụ hơn và có nhiều hạn chế hơn trong việc thực hiện chức năng của nó.

Ngôn ngữ siêu văn bản mở rộng (Extensible Markup Language - XML) là một công nghệ mới hơn và về nguyên tắc nó không có giới hạn về chức năng. Sự mở rộng có nghĩa là ngôn ngữ có thể được mở rộng bởi người sử dụng để tạo ra các kiểu mới thích hợp của dữ liệu. XML có sự hỗ trợ mạnh: Nó được xây dựng trong Internet Explorer, Netscape Navigator, và bộ MS - Office, và nhiều sản phẩm khác. Hơn nữa, có một số lượng lớn nhóm các tiêu chuẩn ngành được định dạng dựa trên XML. Ví dụ, RosettaNet tiêu chuẩn hoá các nội dung và thiết kế một mẫu cơ bản cho mẫu phiếu thu mua. Những tiêu chuẩn như vậy tạo cơ sở để có thể tăng cường sự phối họp hoạt động của hệ thống máy tính giữa những nhà kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến khi những tiêu chuẩn như RosettaNet hoàn thành, những nhà kinh doanh có thể vẫn sử dụng XML để mã hoá thông tín nhầm dễ dàng cho việc trao đổi. Để hiểu rõ hơn về XML, hãy nghĩ rằng một người nấu ăn người mà đang nướng một chiếc bánh cần một danh sách các nguyên liệu và một công thức để có thể thành công được. Danh sách nguyên liệu được coi như dữ liệu của doanh nghiệp, công thức được coi như là những lời chỉ dẫn định dạng của XML. doanh nghiệp để nhận thông tin cần phải có cả hai để giải mã sự truyền tin.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Xu hướng sử dụng công nghệ trong sản phẩm chào hàng về đặc điểm của các xu hướng công nghệ được dùng trong sản phẩm chào hàng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Xu hướng sử dụng công nghệ trong sản phẩm chào hàng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 71
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm