Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử

Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Thực hiện hợp đồng điện tử B2B

Việc thực hiện hợp đồng điện tử B2B được triển khai theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất, các bên tiến hành thanh toán, giao hàng và cung cấp dịch vụ như truyền thống với sự kết hợp của một số ứng dụng công nghệ thông tin như email, website để trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ. Cấp độ thứ hai, các bên sử dụng những sàn giao dịch điện tử làm trung tâm để qua đó tiến hành các giao dịch, thanh toán, phân phối, đặc biệt là xử lý chứng từ điện tử. Tại cấp độ này, các sàn giao dịch điện tử cho phép các đối tác tham gia như người mua, người bán, người chuyên chở, các ngân hàng có thể tham gia và tiến hành các giao dịch điện tử.

Một số công ty tự xây dựng các hệ thống thương mại điện tử và thiết lập các mô hình thực hiện hợp đồng điện tử phù hợp với ngành hàng kinh doanh của mình như Dell trong ngành máy tính, VW và General Motor trong ngành ô tô, Boeing trong ngành sản xuất máy bay, Walmart trong mua sắm B2B để phục vụ hệ thống bán lẻ…

2. Thực hiện hợp đồng điện tử B2C

Quy trình thực hiện các hợp đồng điện tử B2C được bắt đầu từ khi người bán nhận được đơn đặt hàng qua website thương mại điện tử, về cơ bản quá trình này gồm các bước như sau:

Bước 1. Kiểm tra thanh toán: Tùy phương thức thanh toán giữa các bên mà quy trình xác trả và nhận thanh toán khác nhau. Trong giao dịch điện tử B2C, phương thức thanh toán phổ biến nhất là bằng thẻ tín dụng và được thực hiện qua website của người bán hàng trong quá trình đặt hàng. Bên cạnh đó có nhiều phương thức thanh toán khác như: giao hàng trả tiền, sử dụng tiền điện tử, chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người bán…

Bước 2. Kiểm tra tình trạng hàng trong kho: Người bán kiểm tra hàng hóa có sẵn để phân phối hay không. Tùy từng trường hợp có thể hàng đã sẵn sàng để giao hoặc phải mua sắm nguyên liệu, tiến hành sản xuất, hoặc liên hệ với người cung cấp để bổ sung thêm hàng.

Bước 3. Tổ chức vận tải: Sản phẩm có thể phân chia thành hai loại, hàng hóa số hóa và hàng hóa không số hóa được. Đối với hàng số hóa được, mặt hàng này thường luôn sẵn sàng do bản chất đặc thù của hàng số hóa, tuy nhiên việc giao ngay hay không giao ngay còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: bản quyền, tốc độ đường truyền... Đối với hàng hóa hữu hình, việc phân phối có thể do người bán tự tổ chức thực hiện hoặc thuê dịch vụ của các công ty chuyên về phân phối, giao nhận hàng hóa.

Bước 4. Mua bảo hiểm: Trong một số trường hợp, hàng hóa cần được mua bảo hiểm. Thông tin để mua bảo hiểm cần được trao đổi với công ty bảo hiểm và khách hàng.

Bước 5. Sản xuất hàng: Sau khi nhận được đơn đặt hàng, hàng hóa có thể được sản xuất, lắp ráp hoặc mua từ nhà sản xuất. Việc sản xuất có thể được tiến hành trong doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng thuê bên ngoài sản xuất.

Bước 6. Dịch vụ: Bên cạnh việc tổ chức thu mua hay sản xuất, cần tổ chức cung cấp các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn sử dụng, bảo hành, nâng cấp.

Bước 7. Mua sắm và kho vận: Nếu người kinh doanh thương mại điện tử là người bán lẻ như trường hợp của www.amazon.com hay www.walmart.com, việc tổ chức mua lại hàng hóa từ những nhà sản xuất là cần thiết. Một số mô hình có thể được áp dụng, hoặc là hàng hóa được lưu trong kho của chính người kinh doanh, ví dụ như cách Amazon.com lưu kho những cuốn sách bán chạy nhất. Tuy nhiên, đối với những quyển sách chỉ có một số đơn hàng thì tất nhiên việc phân phối sẽ được thực hiện từ kho của trung gian hay nhà xuất bản.

Bước 8. Liên hệ với khách hàng: Tập hợp thông tin khách hàng để sử dụng trong những lần giao dịch sau và chào bán các sản phẩm khách hàng yêu cầu.

Bước 9. Xử lý hàng trả lại: Trong một số trường hợp, khách hàng muốn đổi hay trả lại hàng, người bán cần có hệ thống để nhận và xử lý hàng trả lại hiệu quả. Theo số liệu thống kê của Bayles năm 2001, ở Mỹ khoảng 30% các hàng hóa mua trên mạng có liên quan đến trả lại người bán. Cũng từ đây phát sinh một hoạt động hỗ trợ thực hiện các HĐĐT B2C gọi là “reverse logistics” hay giao nhận và vận tải hàng trả lại.

3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử

* Hình thức

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Hợp đồng điện tử có thể là hợp đồng được thảo và gửi qua thư điện tử hoặc là hợp đồng “Nhấn nút đồng ý” (Click, type and browse) qua các trang web bán hàng.

* Nội dung

- Nội dung của hợp đồng điện tử bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các chủ thể. Cách hiển thị nội dung của hợp đồng điện tử

- Hiển thị không có đường dẫn: “without hyperlink”, người bán thường ghi chú ở cuối mỗi đơn đặt hàng rằng: “Hợp đồng này tuân theo các điều khoản tiêu chuẩn của Công ty”. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là chưa đủ mạnh để thu hút sự chú ý của khách hàng và nếu khách hàng có để ý đi nữa thì họ cũng không biết tìm các điều khoản của công ty ở đâu.

- Hiển thị có đường dẫn: “with hyperlink”: Ở trường hợp này, cũng có sự ghi chú giống trường hợp trên nhưng có đường dẫn đến trang web chứa các điều khoản tiêu chuẩn của công ty. Cách thức này được phần lớn người bán trực tuyến sử dụng. Nhược điểm của phương pháp này là chưa chắc khách hàng đã vào trang web để đọc các điều khoản nói trên.

- Hiển thị điều khoản ở cuối trang web: theo cách hiển thị này, thay vì đường dẫn tới một trang web khác thì người bán trực tuyến để toàn bộ điều khoản ở cuối trang. Khách hàng muốn xem hết trang web thì buộc phải thực hiện thao tác cuộn trang và buộc phải đi qua các điều khoản. Tất nhiên, việc đọc hay không tùy thuộc vào chính bản thân khách hàng nhưng nó cũng thể hiện rõ thiện chí của người bán trong việc muốn cung cấp, chuyển tải và đưa nội dung hợp đồng đến tay khách hàng.

- Hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại (Dialogue box): khách hàng muốn tham gia giao kết hợp đồng phải kéo chuột qua tất cả các điều khoản ở cuối trang rồi mới tới được hộp thoại “tôi đồng ý” hoặc “tôi đã xem các điều khoản hợp đồng”. Khi click chuột vào hộp thoại này thì coi như hợp đồng đã được giao kết. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên ở chỗ: khi khách hàng click chuột vào hộp thoại có nội dung như trên, họ sẽ tự có nhu cầu và phải đọc những điều khoản mà họ đồng ý ràng buộc bản thân. Tuy nhiên, cách thể hiện nội dung này không phải là không có nhược điểm, đó là người truy cập sẽ cảm thấy nản khi phải đọc những điều khoản dài ở cuối trang. Họ có thể bỏ cuộc giữa chừng, đặc biệt là khi mua bán những mặt hàng có giá trị thấp.

- Trong các cách hiển thị nói trên, hiển thị ở dạng hộp thoại được sử dụng nhiều hơn cả. Trường hợp người mua vào kho hàng trực tuyến của người bán để đặt hàng cũng vậy. Sau khi chọn lựa hàng hóa, họ chỉ có thể gửi được đơn đặt hàng sau khi đã cuộn hết trang web để đọc toàn bộ điều khoản liên quan đến nội dung của hợp đồng và click chuột vào hộp thoại “Gửi đơn đặt hàng và đồng ý với mọi điều khoản ở trên”.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử về điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử, yhực hiện hợp đồng điện tử B2C và B2B....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm