Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thực trạng phát triển TMĐT Việt Nam và trên thế giới

Thực trạng phát triển TMĐT Việt Nam và trên thế giới được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới

1.1. Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực

Từ năm 2000 đến nay, số lượng người sử dụng internet trên thế giới liên lục tăng nhanh (xem bảng). Đến cuối năm 2006, tổng số người sử dụng internet là hơn 1 tỷ người, trong đó hầu hết thuộc khu vực Châu Á và Châu Âu. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người sử dụng internet lớn nhất thế giới với 185 triệu người, gấp 2 lần nước đứng thứ 2 là Trung Quốc. Số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển cũng đang dần dần bắt kịp với các nước phát triển.

Xét về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn đến năm 2015, Châu Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất, tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 48.2% , trong khi Châu Âu đã vượt lên Bắc Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng 18%.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là dịch vụ internet băng thông rộng với tốc độ truy cập khá cao – một điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các hoạt động TMĐT, đã được sử dụng rất rộng rãi tại tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển.

1.2. Tỷ lệ người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực

Tính đến ngày 30/11/2015, theo số liệu công bố trên trang internetworldstats.com thì mức thâm nhập của Internet đạt 46,4%, tuy nhiên có sự phân bổ không đều giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển mặc dù số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển đã tăng mạnh.

Tỷ lệ người dùng internet ở các nước phát triển là 87,9% dân cư trong khi ở các nước đang phát triển chỉ là 40,2 %. Mỹ là nước có tỷ lệ người sử dụng internet cao nhất thế giới hiện nay. Tiếp theo đó là các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ.

1.3. Tốc độ phát triển thương mại điện tử trên thế giới

Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nơi bắt nguồn của thương mại điện tử. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Tây Âu. Tại Châu á có hai nước Singapore và Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh chóng và theo kịp với các nước Bắc Mỹ. Còn những nước còn lại ở Châu Á, thương mại điện tử có phát triển tuy nhiên còn rất là chậm.

Mỹ là nước có trình độ thương mại điện tử phát triển nhất trên thế giới. Hiện này hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại điện tử của toàn cầu. Doanh số bán lẻ của nước này từ hoạt động bán hàng trực tuyến tăng đều hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. Chỉ trong vòng bảy năm từ 1999-2006 doanh số bán lẻ trực tuyến của nước này tăng gần 10 lần. Tốc độ tăng doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ năm sau cao hơn năm trước. Trong đó năm 2006 được đánh dấu là năm có tốc độ phát triển nhất, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2005.

Thương mại điện tử tại các nước Châu Mỹ La tinh phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua. Trong năm 2005 hoạt động thương mại điện tử tại khu vực này đã thu về 5 tỷ đô la, năm 2006 là 7.78 tỷ đô la, năm 2007 là 10.9 tỷ đô la, tăng 121% so với năm 2005. Venezuela là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực, tăng 224% trong vòng hai năm từ 2005 – 2007. Sau Venezuela là các nước Chile, Mexico, Brazil có tốc độ phát triển thương mại điện tử tương ứng là 183%, 143%, 116% . Chi tiêu cho hoạt động thương mại điện tử tại khu vực này trong năm 1998 chỉ là 167 triệu đô la nhưng đến năm 2003 đã là 8 tỷ đô. Hoạt động thương mại điện tử đã đóng góp 0.32% vào tổng thu nhập quốc dân( GDP) của toàn khu vực. Hinh thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất của nước này đó là thẻ tín dụng. Thương mại điện tử B2B chiếm 80% giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Châu Mỹ La tinh. Brazil là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực, tiếp theo đó là Mexico, Argentina. Hiện nay, 88% các website thương mại điện tử B2B trong khu vực là của Brazil.

Trong những năm gần đây, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp gửi và nhận đơn hàng qua internet cũng tăng. Phần Lan là nước có tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành các đơn hàng qua mạng internet nhiều nhất; tiếp đến là Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Singapore là một trong số rất ít các nước trong khu vực Châu Á mà có tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử cao, thể hiện qua việc các doanh nghiệp của quốc gia này tiến hành nhận gửi đơn hàng qua mạng rất nhiều.

2. Thực trạng phát triển TMĐT tại Việt Nam

2.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

* Kết nối Internet

Trong cuộc điều tra với hơn 1000 doanh nghiệp trên toàn Việt Nam của Bộ Công Thương thì đến 92% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã có kết nối Internet. Trong số những doanh nghiệp đã kết nối Internet, tỷ lệ sử dụng dịch vụ băng thông rộng tiếp tục tăng (99% so với 66% của năm 2004). Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp truy cập Internet bằng ADSL chiếm đến trên 92%, tăng hơn hẳn so với mức 54% của năm 2004, cho thấy sự phát triển của dịch vụ ADSL tiếp tục là một trong những động lực thúc đẩy ứng dụng Internet trong doanh nghiệp. Với chi phí ngày càng giảm và chất lượng được cải thiện hơn, ADSL đang được lựa chọn ngày càng nhiều như một phương thức hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu thông tin, giao dịch của doanh nghiệp.

2.2. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây kể từ khi internet được triển khai vào năm 1997. Tuy nhiên, Ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ thực sự phổ biến từ năm 2006 năm trở lại đây kể từ khi luật giao dịch điện tử được ban hành vào tháng 12/2005 và có hiệu lực vào tháng 3/2006. Luật giao dịch điện tử được ban hành được xem là một bước ngoặt cho phát triển thương mại điện tử tại nước ta. Điều này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đã thực sự thấy được vai trò của thương mại điện tử đối với phát triển kinh tế và xã hội. Bên cạnh ban hành luật cũng như kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử, tại nước ta thương mại điện tử đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất; mua bán hàng hóa và dịch vụ; dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ công và trong lĩnh vực đào tạo với qui mô rộng khắp cả nước. Trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, các doanh nghiệp đã triển khai các phần mềm thương mại điện tử vào trong quản trị doanh nghiệp như: phần mềm quản trị kế toán, phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm quản trị nguồn cung ứng, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng.

Nhìn vào bảng trên thấy rằng việc ứng dụng các phần mềm thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tăng theo năm, năm sau nhiều hơn năm trước. Các phần mềm này còn giúp cho nhân viên công ty nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất. Thêm vào đó, các phần mềm này còn giúp công ty quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối.

Còn trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, số lượng các sàn giao dịch, hay chợ ảo tăng lên nhanh chóng. Theo nghiên cứu của cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2007 số lượng sàn thương mại điện tử B2B tại nước ta là 40 sàn, B2C là 100 sàn. Sàn thương mại điện tử C2C cũng phát triển nhanh. Tốc độ phát triển sàn thương mại điện tử C2C trong những năm 2006-2007 chậm hơn so với năm 2003-2004. Tuy nhiên chất lượng của các sàn giao dịch C2C được cải thiện rất là nhiều. Số lượng sàn thương mại điện tử B2B ít hơn B2C nhưng tốc độ tăng doanh thu từ sàn giao dịch B2B lại cao hơn. Tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp kí kết được nhiều hợp đồng hơn. Năm 2008, trong số các doanh nghiệp tham gia vào sàn thương mại điện tử có 69,7% doanh nghiệp kí kết được hợp đồng từ sàn giao dịch thương mại điện tử , cao so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử B2B chiếm 67% tổng doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử, C2C là 33%. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông, dịch vụ du lịch và hàng tiêu dùng. Năm 2008 được xem là năm phát triển nóng của hoạt động bán lẻ hàng điện tử viễn thông, thể hiện ở chỗ các siêu thị điện tử viễn thông mọc lên như nấm. Cùng theo xu thế phát triển của ngành hàng điện tử viễn thông thì số lượng các website kinh doanh mặt hàng này cũng tăng mạnh trong năm 2008. Đây là một kênh mua sắm mới cho người tiêu dùng bên cạnh kênh mua sắm truyền thống. Trong năm 2006 số lượng website kinh doanh mặt hàng điện tử viễn thông chỉ chiếm 13.4% tổng số website thương mại điện tử; 2007 là 12.6% nhưng đến năm 2008 con số này đã là 17.4%.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng, nước ta đã triển khai được hoạt động ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Những tiện ích mà người tiêu dùng hưởng lợi từ hoạt động ngân hàng điện tử như truy vấn thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng, in sao kê, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn. Người tiêu dùng có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua mạng internet (internet banking) hay qua mạng di động (SMS banking). Còn trong lĩnh vực chứng khoán điện tử, người tiêu dùng có thể truy vấn thông tin thị trường, thông tin tài khoản, đăng kí mở tài khoản, quản lý danh mục đầu tư, đặt lệnh giao dịch cũng như là nhận thông tin về kết quả giao dịch. Vào tháng 9 năm 2008, lần đầu tiên hệ thống quyết toán chứng khoán kết với với hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Điều này đã đem lại sự tiện lợi cho các nhà đầu tư chứng khoán, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán.

Trong lĩnh vực vận tải hành khách, các công ty vận tải hành khách, đặc biệt là vận tải đường sắt và hàng không, đã triển khai hoạt động bán vé trực tuyến. Việc triển khai hoạt động bán vé điện tử trong lĩnh vực hàng không là đòi hỏi tất yếu khi tham gia vào hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA). Jetstar Pacific, mà tiền thân là Pacific Airlines, là hãng bay Việt Nam đầu tiên đã tiến hành hoạt động bán vé điện tử vào tháng 3 năm 2006. Sau đó 2 năm vào tháng 7 năm 2008 hãng hàng không quốc gia Việt nam (Vietnam Airline) cũng đã hoàn tất việc triển khai bán vé máy bay điện tử. Tính đến tháng 10 năm 2008, Vietnam Airline đã kết nối được vé điện tử với 59 hãng hàng không đối tác trên thế giới.

Tính đến hết năm 2008, Việt Nam đã triển khai được một số dịch vụ công trực tuyến như: khai báo hải quan điện tử, cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử, kê khai thuế điện tử, mua sắm công trực tuyến, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện điện tử, đăng ký con dấu trực tuyến. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp cho chính phủ triển khai kế hoạch “một cửa” một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn tạo môi trường minh bạch và công khai cho tất cả các dịch vụ công.

Tóm lại hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên chỉ trong vòng 5 năm phổ biến thương mại điện tử thì việt nam đã triển khai được một số ứng dụng thương mại điện tử như trong mua bán hàng hóa dịch vụ, cung cấp dịch vụ công cho dù kết quả đạt được chưa cao. Các hoạt động thương mại điện tử đã triển khai tại Việt Nam chỉ mới mang tính hình thức do hạn chế về hạ tầng kỹ thuật cũng như nhận thức của người dân

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thực trạng phát triển TMĐT Việt Nam và trên thế giới về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, tốc độ phát triển thương mại điện tử trên thế giới...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thực trạng phát triển TMĐT Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm