Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management)

Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management)

1. Các khái niệm cơ bản về SCM

Nhiều quan điểm cho rằng thương mại điện tử đồng nghĩa với mua bán thông qua Internet. Tuy nhiên, mặc dù sự thành công của công ty phụ thuộc vào việc tìm và duy trì khách hàng, sự thành công này thực sự phụ thuộc nhiều vào những yếu tố nằm “phía sau” website của công ty hơn là những yếu tố “trên” website đó. Điều này có nghĩa là hoạt động bên trong công ty (internal operation) và quan hệ của công ty với nhà cung cấp, với các đối tác có tầm quan trọng và cũng phức tạp hơn nhiều so với các ứng dụng trực tiếp với khách hàng như chấp nhận và xử lý đơn hàng trực tuyến.

Lịch sử đã chứng minh sự thành công của các tổ chức – tư nhân, nhà nước hay quân sự - đều phụ thuộc vào khả năng quản lý luồng nguyên liệu, thông tin, tài chính vào, ra và vận hành trong tổ chức. Những luồng này được biết đến với tên gọi “chuỗi cung ứng” (supply chain). Do chuỗi cung ứng thường dài, liên quan đến nhiều bên và hoạt động phức tạp nên đây cũng là nguồn gốc của nhiều vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt. Các vấn đề thường gặp nhất là trì hoãn, khách hàng không hài lòng, mất các giao dịch, chi phí cao do phải khắc phục những sự cố phát sinh trong chuỗi cung. Những công ty tầm cỡ thế giới như Dell đã chứng minh rằng sự thành công của họ phụ thuộc vào sự quản lý một cách hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

Chuỗi cung ứng được hiểu là luồng nguyên liệu, thông tin, tài chính, dịch vụ từ những nhà cung cấp nguyên liệu thô đến các nhà máy, kho hàng và khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình để tạo ra và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến khách hàng cuối cùng.

Thuật ngữ chuỗi cung ứng được hình thành từ khái niệm liên kết các tổ chức với nhau để hoạt động có hiệu quả nhất.

Tổng quan về chuỗi cung ứng

Hình 5.8: Minh họa chuỗi cung ứng

Trong mô hình trên, chuỗi cung ứng bao gồm bản thân doanh nghiệp (sản xuất và lắp ráp), nhà cung cấp và nhà phân phối, khách hàng. Phần trên của mô hình mô tả chuỗi cung ứng chung, phần dưới mô tả mô hình chuỗi cung ứng cụ thể của một nhà sản xuất đồ chơi. Đường liên kết (nét liền) mô tả luồng nguyên liệu giữa các bên, ngược lại là luồng tiền và hàng trả lại. Đường liên kết (nét đứt) mô tả luồng thông tin hai chiều giữa các mắt xích của chuỗi cung ứng.

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng liên quan đến mọi khía cạnh của vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng còn bao gồm nhiều hoạt động hơn thế, đó là luồng lưu chuyển tiền và thông tin và các quy trình hỗ trợ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ. Chuỗi cung ứng cũng bao gồm bản thân các tổ chức và cá nhân liên quan và kết thúc khi sản phẩm được loại bỏ.

Khi chuỗi cung ứng được tổ chức quản lý thông qua các phương tiện điện tử, ví dụ như qua công nghệ web, chuỗi cung cấp có tên gọi chuỗi cung ứng thương mại điện tử.

2. Các bộ phận của chuỗi cung cấp

Một chuỗi cung cấp thường gồm ba bộ phận chính

- Thượng lưu (upstream supply chain)

Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp (lớp 2). Mối quan hệ này có thể mở rộng (về bên trái) một số lớp tùy theo ngành hàng đến lớp sâu nhất có thể là nhà cung cấp nguyên liệu thô như khoáng sản, nông sản….

Trong phần thượng lưu của chuỗi cung, hoạt động chủ yếu là mua sắm (procurement)

- Trung lưu (internal supply chain)

Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành các đầu ra, tính từ thời điểm các đầu vào đi vào trong tổ chức đến thời điểm các sản phẩm được phân phối ra khỏi tổ chức. Các hoạt động chủ yếu là quản lý sản xuất, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.

- Hạ lưu (downstream supply chain)

Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng. Trong phần này, các hoạt động chủ yếu là phân phối, lưu kho, vận tải và dịch vụ sau bán hàng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) về các khái niệm cơ bản về SCM và đặc điểm của các bộ phận của chuỗi cung cấp.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 368
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm