Đường Internet thuê riêng (leased line Internet) cho các máy chủ

Đường Internet thuê riêng (leased line Internet) cho các máy chủ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Đường Internet thuê riêng (leased line Internet) cho các máy chủ

Khi doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống máy chủ của riêng mình và hệ thống này đặt tại trung tâm lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ phải thuê đường truyền Internet riêng để kết nối vào các máy chủ này. Thông qua đường kết nối này, các máy tính khác có thể truy cập tới máy chủ của doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch điện tử như tra cứu thông tin, thực hiện giao dịch mua bán, ký kết hợp đồng… Đường truyền Internet thuê riêng là một dạng kết nối Internet cao cấp nhất hiện nay của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn hai dạng phổ biến khác để kết nối Internet là Dial-up và ADSL. Trong năm 2008, tại Việt Nam FPT bắt đầu cung cấp đường cáp quang kết nối trực tiếp đến từng tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình. Về cơ bản, các loại hình kết nối Internet này có một số đặc điểm như sau:

Kết nối quay số (Dial-up): Với dịch vụ này, người sử dụng kết nối Internet sử dụng đường dây điện thoại, sau đó có thể đăng ký một tài khoản quay số của nhà cung cấp dịch vụ internet, hoặc qua một hệ thống quay số chung như vnn1269,…. Loại kết nối này đơn giản, không phải đầu tư nhiều về mặt thiết bị chỉ cần một modem kết nối Dial-up và đường điện thoại cố định. Tuy nhiên tốc độ của loại này rất chậm (theo lý thuyết chỉ đạt tối đa khoảng 56 kbps). Loại đường truyền này không thể sử dụng để kết nối máy chủ vào Internet do tốc độ quá chậm và không có địa chỉ IP tĩnh (địa chỉ của máy chủ để các máy tính khác có thể truy cập vào đó). Đến nay, loại kết nối này đã lỗi thời, hầu như rất ít người còn sử dụng loại hình này.

ISDN - Integrated Services Digital Network (Mạng số tích hợp đa dịch vụ): ISDN ra đời năm 1976 với mục đích thống nhất truyền dữ liệu và âm thanh. Nhược điểm của công nghệ là chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp. Nó không thích hợp cho chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu dài. Chính điều này là đặc điểm của mạng Internet hiện nay. Do đó, ISDN không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, với những người sử dụng ISDN tại Mỹ thì cũng khó quên được các lợi ích mà ISDN đem lại khi mà ISDN là công nghệ mở đầu cho tất cả các loại dịch vụ tích hợp. IDSL - ISDN digital subscriber line – được đảm bảo tốc độ 144 Kbps trên cả kênh B và D.

ADSL - Asymmetrical DSL: ADSL chính là một nhánh của công nghệ xDSL. ADSL cung cấp một băng thông bất đối xứng trên đường dây điện thoại có sẵn. Thuật ngữ bất đối xứng ở đây để chỉ sự không cân bằng trong dòng dữ liệu tải xuống (download) và tải lên (upload). Dòng dữ liệu tải xuống có băng thông lớn hơn băng thông dòng dữ liệu tải lên. ADSL ra đời vào năm 1989. ADSL1 cung cấp 1,5 Mbps cho đường dữ liệu tải xuống và 16 kbps cho đường đường dữ tải lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-1. ADSL2 có thể cung cấp băng thông tới 3 Mbps cho đường xuống và 16 kbps cho đường lên, hỗ trợ 2 dòng MPEG-1. ADSL 3 có thể cung cấp 6 Mbps cho đường xuống và ít nhất 64 kbps cho đường lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-2. Dịch vụ ADSL mà chúng ta hay sử dụng hiện nay theo lý thuyết có cung cấp 8 Mbps cho đường truyền tải xuống và 2 Mbps cho đường truyền tải lên, tuy nhiên vì nhiều lý do từ phía các nhà cung cấp dịch vụ nên chất lượng dịch vụ sử dụng ADSL tại các đầu cuối của chúng ta thường không đạt được như lý thuyết. Phổ biến hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra có tốc độ tải xuống là 2 Mbps và tốc độ tải lên là 640 kbps.

Doanh nghiệp nếu đăng ký và được cấp địa chỉ IP tĩnh thì có thể sử dụng kết nối ADSL này để tự duy trì các máy chủ dịch vụ như ftp, mail, web, DNS… tương tự như sử dụng kết nối leased-line. Tuy nhiên hiện nay, để tiết kiệm không gian địa chỉ IP, không chỉ với dạng kết nối dial-up mà với cả dịch vụ ADSL, các nhà cung cấp cũng sử dụng phương thức cấp địa chỉ động. Điều này khiến cho những khách hàng sử dụng dịch vụ tốc độ cao ADSL hiện nay chỉ có thể cải thiện tốc độ truy cập Internet chứ vẫn chưa thể tự mình duy trì máy chủ dịch vụ như mail, ftp, web như những đối tượng thuê kết nối trực tiếp leased-line.

Ưu điểm sử dụng ADSL: Giá thành rẻ và tốc độ cao với thời gian downtime chấp nhận được. So với dịch vụ kênh thuê riêng, dịch vụ này có tốc độ cao và cũng tương đối ổn định.

Nhược điểm sử dụng ADSL: Mức độ ổn định của kết nối Internet bằng đường truyền ADSL vẫn là cản trở lớn khi sử dụng kết nối các máy chủ vào Internet.

Kết nối Internet bằng kênh thuê riêng (leased line)

Nhà cung cấp đồng thời sẽ cung cấp cho doanh nghiệp tối thiểu 1 dải IP gồm 8 địa chỉ. Doanh nghiệp sẽ sử dụng 6 trong 8 địa chỉ này cho các máy chủ của mình. Hai địa chỉ không sử dụng là địa chỉ IP đầu tiên (địa chỉ mạng con) và địa chỉ IP cuối cùng (địa chỉ quảng bá trong mạng con). Vì đây là một đường kết nối riêng từ doanh nghiệp đến nhà cung cấp dịch vụ Internet, tốc độ kết nối vào Internet sẽ ổn định và có thể tăng cao thấp tùy nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tốc độ upload và download là bằng nhau, ổn định liên tục 24/24. Tuy nhiên, phí dịch vụ sử dụng loại của đường truyền này còn cao, chưa phù hợp với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đường Internet thuê riêng (leased line Internet) cho các máy chủ về một dạng kết nối Internet cao cấp nhất hiện nay của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn hai dạng phổ biến khác để kết nối Internet là Dial-up và ADSL.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đường Internet thuê riêng (leased line Internet) cho các máy chủ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 48
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm