Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chia sẻ và đọc: Cau trang 33 lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Giải bài Chia sẻ và đọc: Cau lớp 4 trang 33 sách Cánh Diều Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Cánh Diều.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

A. Chia sẻ bài Cau

Câu 1 trang 33 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Giải ô chữ:

Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hòan thành các từ theo từng dòng.

Dòng 1: Nói ✿ không sợ mất lòng.

Dòng 2: Đói cho sạch, ✿ cho thơm.

Dòng 3: Thẳng như ✿ ngựa.

Dòng 4: Tre già ✿ mọc.

Dòng 5: Giấy rách phải ✿ lấy lề.

Dòng 6: Ăn ngay nói ✿, mọi tật mọi lành.

Dòng 7: Ngang bằng sổ ✿

Dòng 8: Danh ✿ điều quý nhất.

Dòng 9: ✿ ngay không sợ chết đứng.

Chia sẻ và đọc: Cau lớp 4

Trả lời: Giải ô chữ như sau:

Dòng 1: Nói thật không sợ mất lòng.

Dòng 2: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dòng 3: Thẳng như ruột ngựa.

Dòng 4: Tre già măng mọc.

Dòng 5: Giấy rách phải giữ lấy lề.

Dòng 6: Ăn ngay nói thẳng, mọi tật mọi lành.

Dòng 7: Ngang bằng sổ thẳng

Dòng 8: Danh dự điều quý nhất.

Dòng 9: Cây ngay không sợ chết đứng.

Chia sẻ và đọc: Cau lớp 4

Câu 2 trang 33 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Tìm thêm một vài từ khác chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được.

M: trung thu

Trả lời:

- Từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh: TRUNG THỰC

- Từ chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được: trung thành, trung tâm, trung nghĩa, trung quân, trung trinh...

B. Bài đọc 1: Cau

Tập đọc bài Cau

Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày

Muốn cao thì phải thẳng
(Bài học ở cây cau)
Thân bền khinh bão tố
Nhờ mưa nắng dãi dầu.

Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tầu cau.

Nơi cho mây dừng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui!…

Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng,
Ồ. Hoa cau đang nở!

ĐẶNG HẤN

Trả lời câu hỏi bài Cau

Câu 1. Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau:

a) Tả hình dáng cây cau.
b) Nêu ích lợi của cây cau.
c) Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.

Câu 2. Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?

Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Câu 4. Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Câu 5. Em học được điều gì ở bài thơ này về cách tả cây cối.

Trả lời:

Câu 1: Các khổ thơ tương ứng là:

a) Tả hình dáng cây caub) Nêu ích lợi của cây cauc) Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau

Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày

Muốn cao thì phải thẳng
(Bài học ở cây cau)
Thân bền khinh bão tố
Nhờ mưa nắng dãi dầu.

Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tầu cau.

Nơi cho mây dừng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui!…

Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng,
Ồ. Hoa cau đang nở!

Câu 2. Những từ ngữ tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người là:

  • Đứng đâu là cao đấy
  • Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
  • Da bạc thếch tháng ngày
  • Thân bền khinh bão tố

Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác là:

  • Mà tấm lòng thơm thảo
  • Thương yêu đàn em lắm/ Cho cưỡi ngựa tầu cau.
  • Nơi cho mây dừng nghỉ
  • Nơi chim về ấp trứng

Câu 4. Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên bài học về cách sống:

  • Cần phải trung thực, thẳng thắn như cây cau, không nên luồn cúi, khuất phục trước khó khăn, thử thách
  • Cần biết sống chan hòa, giàu tình yêu thương với mọi người, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh mình

Câu 5. Em học được cách tả cây cối với bố cục nội dung theo thứ tự gồm:

  • Miêu tả hình dáng bên ngoài của cây
  • Miêu tả lợi ích của cây đối với con người, với các con vật khác
  • Nêu tình cảm dành cho cây cối

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về tính trung thực

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

    Xem thêm