Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tả cây cối trang 35 lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Giải bài Viết: Tả cây cối lớp 4 trang 35 Cánh Diều sách Cánh Diều Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Cánh Diều.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

I. Nhận xét Tả cây cối lớp 4

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây si

Cây si bao giờ cũng già hơn những cây khác, từ cây si cổ thụ bên giếng đầu làng đến cây si bé tí trong hòn non bộ của ông.

Rễ si làm thành bộ “râu” độc đáo của si. Bộ râu si rất rậm và dài. Những ngày sắp mưa hoặc sau mưa, cây si lại càng già thêm vì râu cứ trắng ra. Cây si khác cây đa là những chòm râu ấy không thành những thân phụ, mà bao giờ cũng vẫn chỉ là bộ râu loà xoà. Còn cây đa, đến một ngày nào đó, có những râu sẽ ăn xuống đất, lớn lên, thành thân cây: một cây đa có khi có đến năm, sáu gốc.

Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, sờ vào từng chòm râu, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn những cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì xanh lá quanh năm.

Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người già luôn yêu quý các em.

theo Băng Sơn

a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.

b) Cây si được miêu tả theo trình tự nào?

Trả lời:

a) Bài văn có 4 đoạn. Nội dung của từng đoạn như sau:

ĐoạnNội dung
Đoạn 1 (từ đầu đến non bộ của ông)- Giới thiệu về cây si
Đoạn 2 (từ Rễ si làm thành đến năm, sáu góc)- Miêu tả bộ râu (rễ) của cây si
Đoạn 3 (từ Lá si tuy nhỏ đến quanh năm)- Miêu tả lá (vòm lá) của cây si
Đoạn 4 (phần còn lại)- Tình cảm của người viết dành cho cây si

b) Cây si được miêu tả theo trình tự: từng bộ phận của cây si từ dưới lên trên

II. Bài học: Cấu tạo của bài văn tả cây cối

TẢ CÂY CỐI

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả)

2. Thân bài:

  • Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả
  • Nêu ích lợi của đối tượng miêu tả

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

III. Luyện tập Tả cây cối lớp 4

Câu 1 trang 36 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Đọc và nêu cấu tạo, trình tự miêu tả của bài văn sau:

CÂY BÀNG (theo Đào Vũ, tr.36 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều)

a) Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.

b) Cây bàng được miêu tả theo trình tự nào?

Trả lời:

a) Bài văn gồm 4 đoạn với nội dung như sau:

ĐoạnNội dung
Đoạn 1Tả cây bàng vào mùa hè
Đoạn 2Tả cây bàng vào mùa thu
Đoạn 3Tả cây bàng vào mùa đông
Đoạn 4Tả cây bàng vào mùa xuân

b) Cây bàng được miêu tả theo trình tự thời gian (các mùa trong năm)

Câu 2 trang 37 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Trình tự miêu tả trong bài văn trên khác bài thơ Cau ở điểm nào?

Trả lời:

Điểm khác biệt là:

  • Bài thơ Cau miêu tả từng bộ phận (hình dáng) của cây cau (ở một thời gian nhất định)
  • Bài văn Cây bàng miêu tả ngoại hình của toàn bộ cây bàng theo trình tự thời gian (sự thay đổi của cây theo từng mùa trong năm)

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc ví

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.769
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

    Xem thêm