Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhân hóa trang 39 lớp 4 Cánh Diều Tập 1

Giải bài Luyện từ và câu: Nhân hóa lớp 4 trang 39 sách Cánh Diều Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Cánh Diều.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

I. Nhận xét Nhân hóa lớp 4

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ông trời bật lửa

Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi!

Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.

Chớp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.

Đỗ Xuân Thanh

Câu hỏi:

1. Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?

2. Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?

3. Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?

Trả lời:

1. Các sự vật được gọi bằng từ ngữ chỉ người: chị (mây), ông (trời), ông (sấm)

2. Các sự vật được tả bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người: (trăng sao) trốn, (đất) nóng lòng chờ đợi

3. Câu thơ cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người là "Xuống đi nào, mưa ơi!"

II. Bài học Nhân hóa lớp 4

Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ ngời hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi

Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người

Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người

Nói với sự vật như nói với người

III. Luyện tập Nhân hóa lớp 4

Câu 1 trang 40 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều

Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:

Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
Da bạc thếch thàng ngày.

Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.

Đặng Hấn

Trả lời: Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong 2 khổ thơ là: Nhân hóa cây cau bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người. Cụ thể như sau:

  • Tả hình dáng: Đứng đâu là cao đấy, Dáng khiêm nhường mảnh khảnh/ Da bạc thếch thàng ngày
  • Tả phẩm chất, tính cách: Mà tấm lòng thơm thảo/ Thương yêu đàn em lắm

Câu 2 trang 40 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều

Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?

Trả lời: Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ giúp hình ảnh cây cau trở nên sống động, hấp dẫn hơn so với cách miêu tả thông thường. Đồng thời khiến cây cau trở nên gần gũi với người đọc hơn do có cùng những đặc điểm được miêu tả.

Câu 3 trang 40 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều

Viết 1-2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối hình ảnh nhân hóa.

Mẫu: Ven bờ, những lũy tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc xuống dòng sông.

Trả lời: HS tham khảo những câu văn có hình ảnh so sánh như sau:

  • Trong vườn, chị gà mái đang cục cục gọi đàn con nhỏ về để chuẩn bị ăn trưa.
  • Bác bàng già run rẩy trong gió lạnh, những cháu lá bàng đỏ thắm đã tạm biệt bác để về với đất mẹ rồi.
  • Cây bưởi đung đưa cành lá, cẩn thận ru lũ con đầu tròn trọc lóc của mình cho chúng nhanh ngủ.
  • Dòng sông hiền lành lắm, mặt nước lúc nào cũng phẳng lặng cho thuyền trôi, chứ không dữ dội như biển lớn.

IV. Bài tập về nhân hóa lớp 4

Học sinh luyện tập với các bài tập có đáp án chi tiết tại đây Bài tập về nhân hóa lớp 4 có đáp án

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Viết: Luyện tập tả cây cối

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
145
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

    Xem thêm