Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8

Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh biết cách gọi tên các hợp chất oxide, acid, base, muối được học trong chương trình hóa học 8.

I. Cách đọc tên các hợp chất của oxide

Quy tắc gọi tên oxide

  • Với nguyên tố chỉ có một hoá trị, ta đặt tên nguyên tố trước oxide, ví dụ như Zinc oxide (ZnO).
  • Nguyên tố nhiều hoá trị: Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide
  • Cách đặt tên oxide của phi kim nhiều hoá trị:
  • (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide
  • (Tiền tố mono là một, đi là hai, trẻ là ba, tetra là bốn)

1. Đối với oxide của kim loại 

Tên kim loại + (hóa trị, đối với kim loại có nhiều hóa trị) + Oxide

Ví dụ:

KIM LOẠI

VÍ DỤ

Iron (Fe)

FeO: iron (II) oxide

Fe2O3: iron (III) oxide

Copper (Cu)

CuO: copper (II) oxide

Chromium (Cr)

CrO: chromium (II) oxide

Cr2O3: chromium (III) oxide

2. Đối với oxide của phi kim 

Cách 1: Tên phi kim + (hóa trị) + oxide

Cách 2: Số nguyên tử phi kim (tiền tố) + tên nguyên tố + số oxygen (tiền tố) + oxide

Số

Tiền tố

1

Mono

2

Di

3

Tri

4

Tetra

5

Penta

Ví dụ:

CÔNG THỨC HÓA HỌC

TÊN GỌI

CO

carbon (II) oxide

hay carbon monoxide

CO2

carbon (IV) oxide

hay carbon dioxide

SO2

sulfur (IV) oxide

hay sulfur dioxide

SO3

sulfur (VI) oxide

hay sulfur trioxide

N2O

Nitrogen (I) oxide

N2O5

Dinitrogen pentoxide

NO2

Nitrogen dioxide

P2O5

phosphorus (V) oxide

hay diphosphorus pentoxide

SiO2

Silicon dioxide

II. Cách gọi tên acid

Gọi tên acid

  • Hoá trị gốc acid bằng số nguyên tử Hiđro liên kết với gốc acid trong acid đó.
  • Gốc acid không chứa Oxygen → đuôi ide
  • Gốc acid chứa oxygen, hóa trị thấp → đuôi ite
  • Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao → đuôi ate

MỘT SỐ ACID VÔ CƠ CẦN NHỚ

Công thức hóa học

Tên gọi

Loại acid

Gốc acid

Tên gốc

HCl

hydrochloric acid

Gốc acid không chứa oxygen

- Cl

-chloride

HBr

hydrobromic acid

- Br

-bromide

H2S

hydrosulfuric acid

= S

-sulfide

- HS

-hydrogen sulfide

HNO2

nitrous acid

acid có oxygen,

hóa trị thấp

- NO2

-nitrite

HNO3

nitric acid

Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao

- NO3

-nitrate

H2SO3

sulfurous acid

acid có oxygen,

hóa trị thấp

= SO3

-sulfite

- HSO3

-hydrogen sulfite

H2SO4

sulfuric acid

Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao

= SO4

-sulfate

- HSO4

- hydrogen sulfate

H3PO4

phosphoric acid

Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao

- H2PO4

-dihydrogen phosphate

= HPO4

-hydrogen phosphate

≡ PO4

-phosphate

H2CO3

carbonic acid

Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao

= CO3

-carbonate

- HCO3

-hydrogen carbonate

-bicarbonate

III. Cách gọi tên base

Quy tắc gọi tên các base như sau:

Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide

Ví dụ: Fe(OH)2,: iron(II) hydroxide;

Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

IV. Cách gọi tên muối

Tên gọi

Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị như Fe, Cu) + tên gốc acid

  • Cách đọc tên một số muối:

Kim Ioại

Gốc acid

CTHH muối

Tên gọi

Phân loại muối

Na (I)

- Cl

NaCl

Sodium chloride

Muối trung hòa

= SO4

Na2SO4

sodium sulfate

Muối trung hòa

- NO3

NaNO3

sodium nitrate

Muối trung hòa

- HCO3

NaHCO3

sodium hydrogen carbonate hay sodium

bicarbonate

Muối acid

= SO3

Na2SO3

sodium sulfite

Muối trung hòa

K(I)

= SO4

K2SO4

Potassium sulfate

Muối trung hòa

Fe(II)

FeSO4

iron (II) sulfate

Muối trung hòa

Fe(III)

Fe2(SO4)3

iron (III) sulfate

Muối trung hòa

Al(III)

Al2(SO4)3

Aluminium sulfate

Muối trung hòa

Cu(II)

CuSO4

copper (II) sulfate

Muối trung hòa

Ba(II)

BaSO4

barium sulfate

Muối trung hòa

Ca (II)

= HPO4

CaHPO4

Calcium hydrogen

phosphate

Muối acid

- Cl

CaCl2

Calcium chloride

Muối trung hòa

- H2PO4

Ca(H2PO4)2

Calcium dihydrogen

phosphate

Muối acid

≡PO4

Ca3(PO4)2

Calcium phosphate

Muối trung hòa

- NO3

Ca(NO3)2

Calcium nitrate

Muối trung hòa

Ba(II)

- Cl

BaCl2

- barium chloride

Muối trung hòa

Cu(II)

CuCl2

- copper (II) chloride

Muối trung hòa

Al(III)

AlCl3

- Aluminium chloride

Muối trung hòa

Fe(II)

FeCl2

- iron (II) chloride

Muối trung hòa

Fe(III)

FeCl3

- iron (III) chloride

Muối trung hòa

Mg(II)

MgCl2

- magnesium chloride

Muối trung hòa

V. Bài tập luyện tập 

Câu 1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:

Tên gọi oxideCTHHPhân loại
Sodium oxide
SO2
Cl2O5
Iron (II) oxide
Fe2O3
Dinitrogen pentoxide

Câu 2. Lập công thức và gọi tên các base hoặc acid tương ứng với các oxide sau:

FeO, MgO, BaO, Cr2O3, N2O5, SO2, SO3, P2O

Câu 3. Cho các hợp chất vô cơ sau: SO2, Al2O3, Fe(OH)3, KHSO3, Na2CO3, HBr, P2O5, Ca(H2PO4)2, HCl, CuO, SO3, Al(OH)3, Fe2O3, K2O, H2SO4, H3PO3.

Hãy sắp xếp các hợp chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau và gọi tên các hợp chất đó:

OxideAcidBaseMuối
Oxide baseOxide acid

Câu 4. Hoàn thành bảng sau:

Gốc acidTên gốc acidAcid tương ứngTên gọi acid
-Cl
=S
=CO3
=SO3
=SO4
≡PO4
-HSO4
-HCO3
-HS
-H2PO4
=HPO4

Câu 5. Viết công thức hóa học của những oxide acid tương ứng với những acid sau và gọi tên

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4, H2SiO3

Câu 6. Viết công thức hóa học của các base tương ứng với các oxide sau đây:

K2O, Li2O, FeO, MgO, CuO, Al2O3, Na2O, ZnO, Fe2O3

Câu 7. Viết công thức hóa học của các oxide tương ứng với các base sau đây:

Ba(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Al(OH)3

VI. Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

VII. Trắc nghiệm cách đọc tên các chất hóa học 

Câu 1. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2

B. O2

C. N2

D. H2

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Tên gọi của oxide Cr2O3

A. Chromium trioxide

B. Chromium (II) oxide

C. Chromium (III) oxide

D. Chromium (IV) oxide

Xem đáp án
Đáp án C

Tên gọi của oxide Cr2O3 là Chromium (III) oxide

Câu 3. Tên gọi của oxide N2O5

A. Dinitrogen pentoxide

B. Dinitrogen oxide

C. Nitrogen (II) oxide

D. Nitrogen (II) pentoxide

Xem đáp án
Đáp án A

Tên gọi của oxide N2O5 là Dinitrogen pentoxide

Câu 4. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxide:

A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl

B. MgO; CaO; CuO; FeO

C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4

D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO

Xem đáp án
Đáp án B

A Loại vì Ba(OH)2 là base, CaSO4 là muối, HCl là acid

C Loại vì NaOH là base, CaSO4 là muối

D Loại vì Ba(OH)2 là base; MgSO4 là muối

Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxide: MgO; CaO; CuO; FeO

Câu 5. Oxide acid là:

A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

C. Những oxide không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base.

D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.

Xem đáp án
Đáp án B

Oxide acid là: Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

.......................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8. Hy vọng thông qua tài liệu trên, các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc đọc trên các chất hóa học.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó . Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
62
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo

    Nhiều người đang xem

    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 8

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng